(a) Với tải trọng cất cánh hoặc hạ cánh tối đa theo kế hoạch (xem Điều 3.483) tại các độ cao sân bay hoặc áp suất sân bay tại điều kiện khí quyển tiêu chuẩn hoặc
điều kiện khí quyển tĩnh cụ thể, và đối với tàu bay thủy phi cơ khi hoạt động trong
hiện các tính năng tối thiểu cho việc cất, hạ cánh mà không cần xem xét các yếu tố
về chướng ngại vật, hoặc độ dài của đường băng hoặc của mặt nước được sử dụng. (b) Tiêu chuẩn này cho phép tính toán trước tải trọng tối đa trong quá trình cất cánh và hạ cánh trong tài liệu hướng dẫn bay của tàu bay trực thăng phù hợp với:
(1) Độ cao; hoặc
(2) Độ cao áp suất; hoặc
(3) Độ cao áp suất và nhiệt độ khí quyển;
(4) Sẵn sàng sử dụng khi áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia vào các giới hạn hoạt
động của tính năng tàu bay trực thăng.
3.477. CẤT CÁNH
(a) Trong trường hợp một động cơ chính bị hỏng tại hoặc sau thời điểm quyết
định cất cánh (đối với tính năng loại 1) hoặc tại thời điểm sau cất cánh (đối với tính năng loại 2), tàu bay trực thăng tính năng loại 1 và 2 phải có khả năng tiếp tục chuyến bay một cách an toàn, động cơ còn lại phải hoạt động trong phạm vi các giới hạn đã được phê chuẩn.
(b) Các tính năng làm việc tối thiểu của quá trình cất cánh và lấy độ cao phải
đảm bảo chắc chắn là trong mọi điều kiện có sai lệch so với các điều kiện lý tưởng mà các tham sốđã được thiết lập, phải có sự tương xứng giữa các sai lệch đó so với các giá trịđã được thiết lập.
3.480. HẠ CÁNH
(a) Tính từ thời điểm vào tiếp cận với một động cơ chính không hoạt động tại hoặc trước thời điểm quyết định hạ cánh (tính năng loại 1) hoặc tại một điểm trước khi hạ cánh (tính năng loại 2), tàu bay trực thăng phải có khả năng, trong trường hợp tiếp cận sai, tiếp tục thực hiện chuyến bay và động cơ còn lại phải tiếp tục hoạt động trong các giới hạn đã được phê chuẩn.
(b) Tính từ thời điểm vào hạ cánh, tàu bay trực thăng phải có khả năng, trong trường hợp hạ cánh không thành công, lấy được độ cao theo quy định (climb out) với tất cả các động cơ hoạt động.