Đánh giá thực trạng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 10 trong dạy học truyện dân gian Việt Nam (Trang 36 - 39)

7. Cấu trúc đề tài

1.2.2. Đánh giá thực trạng

Để đánh giá thực trạng của việc dạy và học đọc hiểu truyện DGVN cho HS lớp 10 theo hƣớng PTNL ở nhà trƣờng phổ thông hiện nay, tôi căn cứ vào kết quả đánh giá qua hai căn cứ tiêu biểu. (1) Là quan sát hoạt động dạy học truyện DGVN. (2) Là thang đo đánh giá kĩ năng đọc hiểu của HS thông qua tiết dự giờ dạy học truyện DGVN tại đơn vị công tác. Kết quả đánh giá thực trạng nhƣ sau:

Với việc quan sát HS trong 04 tiết dự giờ về truyện DGVN (thuộc nhiều đối tƣợng HS khác nhau: Lớp thƣờng, lớp định hƣớng) do đồng nghiệp trong và ngoài đơn vị công tác thực hiện. Kết quả thực trạng việc dạy học đọc hiểu truyện DGVN đã đƣợc phản ánh một cách rõ ràng. Qua phiếu đánh giá từ việc quan sát tiến trình dạy học truyện DGVN của GV cho thấy các mức độ đạt đƣợc trong sử dụng các biện pháp dạy học PTNL đọc hiểu truyện DGVN cho HS đều rất hạn chế, chủ yếu ở mức độ từ Trung bình trở xuống. Còn với thang đánh giá kĩ năng đọc hiểu của HS về truyện DGVN, tôi chia ra làm 4 mức độ (từ thấp đến cao). Mức độ 1: Thƣờng xuyên gặp khó khăn, hầu hết không thực hiện đƣợc; Mức độ 2: Nhiều lúc lúng túng nhƣng vẫn có thể thực hiện đƣợc; Mức độ 3: Đôi lúc gặp khó khăn nhƣng hầu hết thực hiện đƣợc một cách dễ dàng; Mức độ 4: Rất ít gặp khó khăn, thƣờng xuyên thực hiện đƣợc một cách dễ dàng. Căn cứ vào các mức độ đọc hiểu, kết quả nhƣ sau: Ở phần đọc hiểu ngôn từ (phần đơn giản nhất của hoạt động tìm hiểu ngữ liệu, thƣờng dành cho

đối tƣợng HS Trung bình, dƣới Trung bình) tỉ lệ HS ở mức độ 1 là 75%, mức độ 2 là 18,5%, mức độ 3 là 5,5% và mức độ 4 chỉ chiếm 1%. Ở phần đọc hiểu nội dung văn bản (phần dành cho tất cả các đối tƣợng HS trong đó có nhiều phạm vi kiến thức dành riêng cho HS Khá, Giỏi) thì tỉ lệ mức độ 1 là 52%, mức độ 2 là 31,6%, mức độ 3 có 12% và mức độ 4 chỉ đạt 4,4%. Còn ở phần đọc hiểu nghệ thuật thì tỉ lệ mức độ 1,2 chiếm 81,7%, mức độ 3,4 chỉ đạt 18,3%. Từ thực tế dạy học đọc hiểu truyện DGVN cho HS lớp 10 ở nhà trƣờng phổ thông hiện nay, tôi xin đƣợc đánh giá nhƣ sau:

* Về phía HS THPT: Một mặt HS quen với PPDH giáo điều, thụ động, chƣa xác định đƣợc vai trò của hoạt động học cũng nhƣ vận dụng các năng lực vốn có để thỏa sức khám phá, phục vụ hiệu quả cho học tập. Mặc khác do suy nghĩ quá thực tế nên trở thành thực dụng trong mục đích, động cơ học tập. Các em chỉ quan tâm đến mảng kiến thức sẽ đƣợc sử dụng phục vụ cho việc thi cử. Vì vậy, HS học truyện DGVN thờ ơ, thụ động, ngại tƣ duy, làm mất đi năng lực học tập của bản thân.

* Về phía GV

- Trong PPDH theo yêu cầu, mục tiêu của thời đại song vẫn không tránh khỏi PPDH theo lối giáo điều. Kết quả qua việc HS làm bài đã cho thấy HS phụ thuộc chủ yếu vào khả năng tái hiện lƣợng kiến thức đƣợc tiếp nhận thụ động từ GV hoặc SGK. Vậy nên, chính GV đã vô tình làm hạn chế năng lực và tính năng động của HS.

- Bản thân GV vì nhiều lí do (chủ quan, khách quan) nên việc thực hiện đổi mới PPDH còn chƣa đồng bộ, hình thức, đối phó. Điều này ảnh hƣởng trực tiếp đến sản phẩm của giáo dục (HS) và chất lƣợng giáo dục nói chung. Không ít GV hiện nay còn nặng nề bởi cách dạy học, cách ứng xử trên dƣới khiến cho khoảng cách, quá trình hợp tác giữa GV và HS bị hạn chế.

- Mảng truyện DGVN trong chƣơng trình Ngữ văn lớp 10 là mảng kiến thức quen thuộc nhƣng không phải dễ dạy, dễ học. Tuy nhiên, GV ít nghiên cứu, đầu tƣ, sáng tạo trong PPDH dẫn đến giờ học diễn ra nhàm chán.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng trên? Do ý thức, quan niệm, năng lực hạn chế của HS hay do PPDH của GV? Dù thực trạng xuất phát từ phía HS hay GV thì nhiệm vụ cơ bản của giáo dục vẫn là: Cần phải đổi mới PP dạy (GV) và học (HS) nhằm khắc phục tình trạng truyền thụ và tiếp nhận kiến thức thụ động. Nhƣng làm thế nào để có thể khắc phục đƣợc tình trạng này? Trƣớc những thách thức của thời đại, trƣớc những vấn đề của bài toán giáo dục, đòi hỏi cả ngƣời dạy (GV) và ngƣời học (HS) nhận thức rõ mục tiêu, phƣơng hƣớng dạy và học, từ đó có những giải pháp, biện pháp phù hợp…để thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục đề ra.

Căn cứ vào các vấn đề nghiên cứu trong phần lí luận đề tài, tác giả một mặt tiếp thu những mặt tích cực, kết quả, hiệu quả đạt đƣợc từ những nghiên cứu của các giả đi trƣớc về vấn đề PTNL HS, mặt khác cũng là mục tiêu quan trọng của đề tài đó là thể hiện tính mới, tính sáng tạo trong việc thực thi hiệu quả vấn đề PTNL đọc hiểu truyện DGVN cho HS 10 đạt hiệu quả.

Tiểu kết chƣơng 1

Ở chƣơng 1, tôi đã trình bày các nội dung cơ bản trong cơ sở lí luận của đề tài bao gồm: Thứ nhất là lí luận về truyện DGVN nói chung và hai thể loại (truyện cổ tích, truyện cƣời Việt Nam) trong chƣơng trình Ngữ văn 10 (chƣơng trình cơ bản hiện hành) nói riêng; thứ hai là lí luận về PTNL đọc hiểu cho HS lớp 10 trong dạy học truyện DGVN. Từ hai nội dung của chƣơng 1, tôi tiếp tục nghiên cứu tính thực tiễn của đề tài qua việc chỉ đƣợc thực trạng của việc dạy học đọc hiểu theo hƣớng PTNL ở nhà trƣờng phổ thông hiện nay đó là còn giáo điều, thụ động, thực hiện thiếu đồng bộ, hình thức, đối phó, chƣa phát huy đƣợc năng lực ngƣời học. Với kết quả nghiên cứu ở chƣơng 1, tôi khẳng định tính thực tiễn của đề tài nhất là trong bối cảnh đổi mới giáo dục chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận NL HS.

Chƣơng 2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 10 TRONG DẠY HỌC TRUYỆN DGVN

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 10 trong dạy học truyện dân gian Việt Nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)