7. Cấu trúc đề tài
2.2.1. Sử dụng hệ thống câu hỏi đọc hiểu
2.2.1.1. Mục đích sử dụng hệ thống câu hỏi đọc hiểu:
Tìm hiểu, làm rõ sự kiện hay sự vật nhất định, đòi hỏi sự cung cấp, giải thích, nhận xét, đánh giá thông tin từ sự vật, sự mô tả, sự phân tích, so sánh có liên quan đến sự vật và về bản thân sự vật dƣới hình thức hỏi đáp.
2.2.1.2. Yêu cầu xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi đọc hiểu:
- Yêu cầu chung: Câu hỏi phải sáng rõ, cô đọng bằng từ khóa, đa dạng về
mức độ nhận thức, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tƣợng HS. - Yêu cầu riêng:
+ Tích hợp liên môn, trải nghiệm cuộc sống.
+ Bám sát mục tiêu, đặc điểm của hoạt động đọc hiểu truyện DGVN. + Nắm đƣợc đặc trƣng thể loại là yếu tố mang tính cố định của văn bản.
+ Có tính hệ thống, logic sát với bài học và tạo đƣợc hứng thú cho HS.
2.2.1.3. Hệ thống câu hỏi năng lực đọc hiểu
* Xây dựng hệ thống câu hỏi đọc hiểu PTNL: Để câu hỏi vừa thú vị, vừa phù hợp, PTNL HS thì GV cần xây dựng câu hỏi theo quy trình cụ thể sau:
Bƣớc 1: Tìm hiểu, đánh giá, phân loại đối tƣợng HS (theo năng lực). Bƣớc 2: Xác định và phân tích mục tiêu bài học.
Bƣớc 3: Xác định phạm vi, vấn đề hỏi.
Bƣớc 4: Đổi mới lệnh hỏi (hƣớng đến sự tôn trọng, khuyến khích phát hiện, lí giải, khám phá, khẳng định, sáng tạo, chủ động, hợp tác của mỗi HS).
Bƣớc 5: Xây dựng câu hỏi theo các mức độ.
Các loại câu hỏi đọc hiểu truyện DGVN nhằm PTNL HS:
- Câu hỏi kích hoạt tâm thế
+ Mục đích: GV thông qua câu hỏi kích hoạt tâm thế, tri thức bài học giúp HS vận dụng sự kết nối tri thức, phát huy khả năng vốn có. Từ đó GV không chỉ giúp HS dự đoán về các thông tin bài học mà còn khơi gợi, tạo cảm xúc, nhu cầu, tâm thế sẵn sàng tiếp nhận bài học ở các em.
+ Đặc điểm: Tƣởng tƣợng, dự đoán về một vấn đề sắp đƣợc học (thể loại, đề tài, nhân vật, nội dung, cốt truyện, sự việc, nguồn gốc ra đời, quan niệm, …) thông qua “va chạm” đầu tiên của thị giác với các kí hiệu bề nổi văn bản (nhan đề, hình ảnh, hình thức văn bản…). Từ sự “va chạm” ban đầu đó, HS vận dụng kiến thức trải nghiệm, kiến thức bản thân, hiểu biết thế giới khách quan để trả lời câu hỏi.
+ Cách thức tiến hành: Sử dụng thƣờng ở đầu tiết học trƣớc khi hoạt động đọc diễn ra hay còn đƣợc gọi là hoạt động khởi động. Khi sử dụng, GV nên dùng các lệnh hỏi nhƣ: Suy nghĩ gì? Liên tưởng/dự đoán… đến cái/vấn đề gì? Vì sao/Tại sao?/ Hãy chia sẻ…
+ Phạm vi kiến thức hỏi: Kiến thức bề nổi của văn bản (nhan đề, hình thức trình bày hoặc các dấu hiệu đặc biệt của văn bản tác động ban đầu đến thị giác, cảm xúc, liên tƣởng của HS).
+ Đối tƣợng hỏi: Xác định đối tƣợng theo năng lực phù hợp.
Với HS Trung bình và dƣới Trung bình: GV có thể sử dụng câu hỏi kết nối với thế giới khách quan.
Với HS Khá, Giỏi: Ngoài các câu hỏi kết nối với thế giới khách quan còn sử dụng câu hỏi kết nối thông tin bề nổi của tác phẩm với tri thức nền của HS.
+ Ví dụ: GV kích hoạt tâm lí HS bằng câu hỏi nhận biết thông tin bề nổi của văn bản.
Truyện cổ tích “Tấm Cám”
Dựa vào tiêu đề/ hình vẽ trong truyện, em hãy dự đoán về nội dung/chủ đề/cốt truyện/ thể loại truyện? Hãy thuyết phục mọi người tin vào phán đoán của mình.
Ví dụ 3: Truyện cƣời “Tam đại con gà”
Nhan đề truyện gợi cho em liên tưởng vấn đề gì trong cuộc sống? Theo em, truyện thuộc thể loại nào? Vì sao em lại cho rằng truyện thuộc thể loại đó?
- Câu hỏi khám phá kiến thức thông qua việc kết nối thông tin tầng ngôn từ:
+ Mục đích: Giúp HS nhận biết thông tin truyện qua việc huy động, sử dụng tƣ duy nhận thức để hệ thống hóa những thông tin quan trọng của văn bản. Từ đó HS rút ra những nhận định, đánh giá, kết luận cho văn bản.
+ Đặc điểm:
(1) Câu hỏi nhận biết, tái hiện: Loại câu hỏi kể lại, tóm tắt lại cốt truyện,
cuộc đời của nhân vật. Đây là câu hỏi bƣớc đầu tìm hiểu về nội dung của tác phẩm. Với dạng câu hỏi nhận biết, tái hiện, HS chỉ cần nhớ thông tin văn bản. Tuy ở mức độ đơn giản song dạng câu hỏi này là cơ sở để thực hiện các dạng câu hỏi ở mức độ cao hơn.
(2) Câu hỏi phát hiện, suy luận: Câu hỏi yêu cầu giải quyết vấn đề, khám
phá vấn đề dựa trên các tình huống cụ thể nhƣ: Tình huống lựa chọn; Tình huống mâu thuẫn; Tình huống bất ngờ; Tình huống giả định.
(3) Câu hỏi nêu nhận xét, quan điểm bản thân: Đây là câu hỏi PTNL thẩm mĩ cho HS và cũng là loại câu hỏi ở mức độ cao phân loại đƣợc đối tƣợng HS.
(4) Câu hỏi yêu cầu so sánh đối chiếu: Dạng câu hỏi so sánh, đối chiếu
từ hai đối tƣợng trở lên (so sánh đối chiếu hai nhân vật, hai chi tiết, hai quan điểm, hai nhận định, hai thể loại,…) giúp HS hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm.
(5) Câu hỏi vận dụng: Vận dụng kiến thức đã học, có trong tác phẩm để
giải quyết, xử lí một vấn đề từ thực tế.
(6) Câu hỏi tạo cảm xúc: Với hệ thống câu hỏi này, HS tìm ra con đƣờng
đi sâu vào xúc cảm thẩm mĩ để cảm nhận đƣợc giá trị tác phẩm. câu hỏi tạo cảm xúc tập trung vào hai dạng câu hỏi: Câu hỏi cảm xúc vật chất; Câu hỏi cảm xúc nghệ thuật.
Câu hỏi cảm xúc vật chất: Câu hỏi cảm xúc vật chất tồn tại ở nhiều dạng
khác nhau nên khi tiếp nhận câu hỏi này HS sẽ bộc lộ đƣợc nhiều trạng thái cảm xúc nhƣ:Vui, buồn, tức giận, sướng khổ, yêu thích, căm ghét, sợ hãi, lo
lắng, mệt mỏi, chán nản…ở dạng trực giác.
Câu hỏi cảm xúc nghệ thuật: Thƣờng hƣớng về những rung động ban
đầu bởi những tác động qua hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
(7) Câu hỏi hình dung tưởng tượng: Giúp HS xác định, khơi gợi đƣợc trí
tƣởng tƣợng trong và sau khi đọc. Ngoài ra dạng câu hỏi này còn giúp ngƣời đọc thỏa sức sáng tạo. Thông qua câu hỏi, ngƣời đƣợc hỏi định hƣớng đƣợc các chi tiết, thông tin quan trọng hoặc các dụng ý nghệ thuật của tác phẩm.
+ Cách thức sử dụng: Thời điểm sử dụng câu hỏi khám phá kiến thức thông qua việc kết nối thông tin tầng ngôn từ của tác phẩm với tri thức nền của HS thƣờng đƣợc sử dụng khi hoạt động đọc đã diễn ra (Hoạt động khám phá kiến thức). Khi sử dụng, GV nên dùng các lệnh hỏi nhƣ: Hãy xác định/ liệt kê/
tóm tắt/ Vì sao?/Tại sao?/Giải thích/ So sánh/ Lí giải/ Nhận xét/ Nêu ý kiến …
và sắp xếp theo từng mức độ hỏi (Theo thang đánh giá Bloom).
+ Phạm vi hỏi: Tầng ngôn từ của văn (Sự việc, chi tiết, hình ảnh, hành động, tình huống, nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ, thể loại) kết hợp với kiến thức nền, trải nghiệm của HS.
+ Đối tƣợng hỏi: Xác định đối tƣợng theo năng lực phù hợp.
Với HS từ Trung bình, dƣới Trung bình: GV sử dụng câu hỏi nhận biết, tái hiện thông tin văn bản; câu hỏi phát hiện, suy luận về tình huống lựa chọn; câu hỏi vận dụng và liên hệ; câu hỏi tƣởng tƣợng tái hiện.
Với HS Khá, Giỏi: Ngoài các câu hỏi dành cho HS Trung bình, dƣới Trung bình còn sử dụng câu hỏi phát hiện, suy luận ở nhiều tình huống khác nhau (Tình huống mâu thuẫn; tình huống bất ngờ; tình huống phản bác; tình huống giả định); câu hỏi đánh giá, nêu nhận xét, quan điểm bản thân; câu hỏi
yêu cầu so sánh đối chiếu; câu hỏi tạo cảm xúc nghệ thuật; câu hỏi hình dung tƣởng tƣợng tái tạo.
Ví dụ: Truyện cổ tích “Tấm Cám” (1) Câu hỏi nhận biết thông tin văn bản Nhóm câu hỏi xác định thông tin văn bản:
Liệt kê các nhân vật trong truyện. Xác định nhân vật chính và nhân vật phụ và chỉ ra mối quan hệ giữa các nhân vật trong truyện.
Hãy liệt kê các sự việc, chi tiết tiêu biểu trong truyện. Hãy chỉ ra yếu tố thần kì được sử dụng trong truyện. Hãy tóm tắt truyện theo nhân vật chính.
Nhóm câu hỏi suy luận:
Chi tiết nào em thấy không hợp lí?Vì sao? Điều gì làm em ấn tượng về truyện?Vì sao?
Theo em, truyện xoay quanh mâu thuẫn, xung đột nào? xác định đâu là nguồn gốc nảy sinh mâu thuẫn?
(2) Câu hỏi phân tích (Hiểu bề sâu nội dung và ý nghĩa hình thức trong tác phẩm).
Nhóm câu hỏi phân tích:
Quá trình hóa thân của Tấm có gì khác thường?
Xây dựng Tấm là nhân vật chính diện, em phát hiện ra đối tượng mà nhân dân quan tâm trong xã hội là ai?
Để có được hạnh phúc viên mãn ở kết thúc truyện, Tấm đã phải trải qua những thử thách nào?
Em hãy chỉ ra dấu hiệu đặc trưng thể loại được thể hiện trong truyện.
Nhóm câu hỏi suy luận:
Qua nhân vật Tấm, nhân dân muốn thể hiện điều gì?
Qua kết thúc truyện, em hiểu được điều gì về ước mơ của người lao động và quan niệm về hạnh phúc của nhân dân? Tìm một số câu nói trong dân gian nói lên quan niệm đó?
Xung đột trong xã hội được dân gian giải quyết như thế nào? Truyện phản ánh khát vọng gì của dân gian?
(3) Phản hồi, đánh giá văn bản (Phản hồi, đánh giá ngoài tác phẩm, nêu ý kiến, quan điểm cá nhân hoặc ý kiến, quan điểm của ngƣời khác)
Nếu như nhân vật Tấm lúc nào cũng chỉ biết khóc mỗi khi bị áp bức thì theo em, Tấm có được hưởng hạnh phúc như ở kết thúc truyện không? Vì sao?
Điều gì sẽ xảy ra nếu như Tấm cũng là một độc ác như mẹ con Cám? Em có thích cách kết thúc truyện không? Tại sao?
Truyện đã tác động gì đến tình cảm thái độ nhận thức của em?
Điều gì làm em cảm thấy sợ hãi/ ngạc nhiên/hài lòng/ vui thích khi đọc truyện? Ngoài truyện cổ tích “Tấm Cám”, em đã đọc những câu chuyện nào khác cùng thể loại? Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa các câu chuyện.
(4) Vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Nhóm câu hỏi vận dụng:
Hãy vận dụng kĩ năng đọc hiểu truyện “Tấm Cám” vào đọc hiểu một truyện cổ tích thần kì khác.
Nhóm câu hỏi liên hệ và kiểm soát bản thân:
Em phát hiện ra mình có nét tính cách nào tương đồng hoặc khác biệt với các nhân vật?
Nếu là nhân vật Cám, em sẽ hành động, ứng xử với chị Tấm như vậy không? Vì sao?
Nếu là người sáng tác, em sẽ để nhân vật Tấm có hành động như thế nào ở kết thúc truyện? Tại sao lại chọn cách xử lí như vậy?
(5) Kiến giải ý nghĩa bằng thực tế
Em nghĩ gì về một xã hội luôn bình đẳng, tôn trọng người khác? Em sẽ làm gì góp phần xây dựng xã hội như em mong muốn?
Trong cuộc sống, em từng có ước mơ gì? Bao nhiêu lần ước mơ trở thành sự thật và không thành sự thật? Truyện cổ tích là truyện của những ước mơ đẹp và thuần hậu của con người, cho dù ước mơ vẫn mãi chỉ là ước mơ thì em có từ bỏ ước mơ không? Vì sao?
Ví dụ: Truyện cƣời Lợn cƣới, áo mới (1) Câu hỏi nhận biết thông tin văn bản: Nhóm câu hỏi xác định:
Liệt kê các nhân vật trong truyện và xác định đối tượng gây cười?
Từ việc sử dụng các kĩ thuật đọc văn bản, em hãy xác định tình huống và các yếu tố gây cười trong các tình huống?
Em hiểu gì về tính khoe khoang? Anh tìm lợn đã thể hiện tính khoe khoang như thế nào?
Nhóm câu hỏi suy luận:
Điều gì làm em cảm thấy vui thích khi đọc truyện?
(2) Câu hỏi phân tích, kết nối thông tin của văn bản (Hiểu bề sâu nội dung và ý nghĩa hình thức trong tác phẩm).
Nhóm câu hỏi phân tích:
Từ “cưới” (lợn cưới) có phải là từ thích hợp để chỉ con lợn bị sổng và là thông tin cần thiết cho người được hỏi không?
Anh có áo mới đã khoe của như thế nào? Anh đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Hãy phân tích yếu tố thừa trong câu trả lời của anh ta.
Nghệ thuật nổi bật nhất của truyện “Lợn cưới, áo mới” là gì?
Nhóm câu hỏi suy luận:
Theo em, truyện nói về hiện tượng gì trong cuộc sống? Bản chất, ý nghĩa của tiếng cười trong câu chuyện là gì?
Qua câu chuyện, nhân dân muốn phản ánh điều gì?
(3) Phản hồi, đánh giá văn bản.
Em có thích câu chuyện này không? Tại sao?
Truyện đã tác động gì đến tình cảm thái độ nhận thức của em?
Điều gì làm em cảm thấy vui thích khi đọc truyện? Nhận xét, đánh giá của em về từng nhân vật.
Ngoài truyện cười “Lợn cưới, áo mới”, em đã đọc những câu chuyện nào cùng thể loại?
(4) Vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Nhóm câu hỏi vận dụng:
Hãy vận dụng kĩ năng đọc hiểu truyện “Lợn cưới, áo mới” vào đọc hiểu một văn bản khác cùng thể loại.
Nhóm câu hỏi liên hệ và kiểm soát bản thân:
Em phát hiện ra mình có nét tính cách nào tương đồng hoặc khác biệt với các nhân vật trong truyện “Lợn cưới, áo mới”?
Em rút ra được bài học gì cho bản thân từ câu chuyện?
(5) Kiến giải ý nghĩa bằng thực tế
Theo em, khoe khoang có phải là thói xấu không? Hãy tưởng một xã hội mà đâu đâu cũng chỉ toàn những người thích khoe khoang thì sẽ như thế nào?
Trong hoạt động dạy học, câu hỏi là một trong số các công cụ không thể thiếu trong quá trình tổ chức dạy học. Câu hỏi góp phần quan trọng trong việc giúp HS giải mã, kiến tạo nghĩa nội dung, nghệ thuật của văn bản cũng nhƣ tổ chức hoạt động trong học tập.