Sử dụng hệ thống bài tập đọc hiểu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 10 trong dạy học truyện dân gian Việt Nam (Trang 48 - 52)

7. Cấu trúc đề tài

2.2.2. Sử dụng hệ thống bài tập đọc hiểu

2.2.2.1. Mục đích sử dụng hệ thống bài tập đọc hiểu

Sử dụng hệ thống bài tập đọc hiểu nhằm đánh giá các năng lực học tập, năng lực kết nối trải nghiệm, năng lực tự lực, linh hoạt, sáng tạo của HS.

2.2.2.2. Yêu cầu sử dụng hệ thống bài tập đọc hiểu

Những yêu cầu khi sử dụng hệ thống bài tập đọc hiểu PTNL: - Cần đa dạng hình thức bài tập.

- Vừa sức, tƣờng minh, sáng rõ về yêu cầu cần giải quyết.

- Có tính giáo dục, khái quát, thiết thực với cuộc sống và định hƣớng.

2.4.2.3. Xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu * Bài tập thu thập thông tin văn bản:

- Mục đích: Giúp HS thu thập các thông tin chính xác, quan trọng của bài học. Từ đó làm cơ sở vững chắc cho việc hiểu và khám phá bề sâu văn bản.

- Cách thức sử dụng:

+ Sử dụng vào ngay sau hoạt động đọc. Dạng bài tập này giúp HS rà soát, tự tin khẳng định sự chuẩn xác thông tin.

+ GV nên dùng đa dạng hình thức ra bài tập nhƣ: Bài tập ghép đôi, điền khuyết, tích dấu, thuyết trình, liệt kê,… thông tin trong văn bản.

- Phạm vi kiến thức bài tập: Những thông tin ở tầng ngôn từ văn bản.

- Đối tƣợng: Ƣu tiên đối tƣợng HS hạn chế về năng lực môn học nhằm khuyến khích, động viên HS tích cực hợp tác trong học tập.

- Ví dụ: Truyện cƣời Treo biển

+ Những thông tin nào dưới đây xuất hiện trong văn bản? (Trả lời bằng cách đánh dấu X vào cột “Có xuất hiện” hoặc “Không xuất hiện”).

Thông tin Xuất hiện thông tin Không

1. Biển của cửa hàng “Ở đây có bán cá tươi”. x 2. Ngƣời qua đƣờng cƣời bảo: Nhà hàng này xƣa

quen bán cá ƣơn.

x

3. Nhà hàng liền bỏ chữ tươi ở biển. x 4. Khách mua cá cƣời vì có chữ ở đây x

5. Nhà hàng nhất định giữ chữ ở đây. x

6. Nhà hàng bỏ chữ ở đây. x

7. Khách đến mua cá lại cƣời chữ có bán. x

8. Nhà hàng lại bỏ chữ có bán. x

9. Biển chỉ còn chữ cá x

10. Nhà hàng cất biển vì câu nói ngƣời láng giềng. x

+ Sắp xếp trình tự sự việc trong văn bản (Trả lời bằng cách nối cột A với cột B)

Cột A Nối Cột B

1. Ngƣời qua đƣờng xem, cƣời bảo:

a. …ai chẳng biết là bán cá…nhà hàng cất biển đi.

2. Ngƣời khách đến mua cá nhìn biển, cƣời bảo:

b. Nhà xƣa nay bán cá ƣơn…phải đề biển là cá tươi…nhà hàng bỏ chữ tươi.

3. Ngƣời khách khác đến mua cá nhìn biển, cƣời bảo:

c. …khoe cá hay sao mà phải đề là bán…nhà hàng bỏ chữ có bán.

4. Ngƣời láng giềng sang chơi, nhìn cái biển, nói:

d…xƣa quen bán cá ƣơn…giờ phải đề biển cá tươi…nhà hàng bỏ chữ tươi.

* Bài tập phân tích và tổng hợp:

- Mục đích: Giúp HS khai thác bề sâu của tác phẩm thông qua việc sử dụng tƣ duy để phân tích, tổng hợp. Từ đó hiểu đƣợc giá trị, ý nghĩa văn bản.

- Cách thức sử dụng:

+ Bài tập phân tích sử dụng ngay trong quá trình đọc hiểu kiến thức nền. Còn bài tập tổng hợp đƣợc sử dụng vào thời điểm sau khi tìm hiểu xong kiến thức nền của một nội dung hoặc cả văn bản (thực hiện ở hoạt động luyện tập). Dạng bài tập giúp HS PTNL tƣ duy, văn học.

+ Khi sử dụng, GV nên dùng đa dạng hình thức bài tập nhƣ: bài tập hỏi đáp, bài tập nhập vai…và có yêu cầu thực hiện cụ thể.

- Phạm vi kiến thức bài tập: Khám phá tầng hình tƣợng.

- Đối tƣợng: Dành cho HS Trung bình, Khá. - Ví dụ: Truyện cổ tích Tấm Cám

+ Phân tích Tấm ở chặng đời khi sống cùng mẹ con dì ghẻ.

+ Hãy tìm trong Tấm Cám những dẫn chứng để phân tích, làm rõ các đặc trưng của truyện cổ tích thần kì.

* Bài tập vận dụng, liên hệ:

- Mục đích: Giúp HS giải quyết vấn đề, giải quyết tình huống thực tiễn. Các vấn đề chƣa đƣợc nêu rõ trong mô tả tình huống và HS phải phát hiện vấn đề ẩn chứa trong tình huống. Từ đó phát hiện và hình thành ở HS những bài học về kiến thức, kĩ năng cho bản thân.

- Cách thức sử dụng: Sử dụng ở hoạt động vận dụng, sáng tạo của bài học. Vì vậy, khi sử dụng, GV nên đƣa bài tập tình huống. Từ đó giúp HS đƣa ra các quyết định và lập luận cho các quyết định đó.

- Phạm vi kiến thức: Khám phá tầng tƣ tƣởng, thẩm mĩ của tác phẩm.

- Đối tƣợng: HS Khá, Giỏi

- Ví dụ: Truyện cƣời Tam đại con gà

Em hãy viết một đoạn văn, nêu quan điểm về vấn đề giấu dốt.

Em có đồng tình với cách xử lí tình huống của thầy đồ trong truyện không? Nếu em là thầy đồ trong câu chuyện, em sẽ hành động như thế nào? Hãy thuyết phục các bạn thấy quan điểm của em là hợp lí.

Từ thông điệp mà nhân dân gửi gắm trong truyện Tam đại con gà, em hãy rút ra bài học gì?

Hãy tưởng tượng và viết về một đất nước có nền giáo dục bằng tri thức. * Bài tập kiến thức nền bài học cho HS chuẩn bị trước ở nhà:

- Mục đích: Giúp HS hoạt động tìm hiểu kiến thức nền (HS thảo luận, tự

học) trƣớc giờ học (tìm hiểu về thông tin văn bản, định hƣớng một số nội dung văn bản) để chuẩn bị cho khám phá, vận dụng trong giờ học.

- Cách thức sử dụng:

+ Bộ phiếu học tập sẽ đƣợc thực hiện thời điểm trƣớc khi hoạt động đọc hiểu trên lớp diễn ra (HS đƣợc thực hiện ở nhà). Trên lớp HS sử dụng bộ phiếu học tập nhƣ một bộ tài liệu bài học.

+ Sử dụng 10 phiếu học tập nhƣ sau: Phiếu số 1- Huy động kiến thức nền (tìm thông tin, thể loại); phiếu số 2- Dự đoán (dự đoán sự việc, chi tiết, cốt truyện, ý tưởng); phiếu số 3- Suy luận (tác động khách quan/ chủ quan để suy luận vấn đề); phiếu số 4- Khơi gợi từ kiến thức nền (HS rút ra bài học); phiếu số 5- Tưởng tượng (nhập vai, giải quyết vấn đề/ tạo lập văn bản theo quan điểm riêng); phiếu số 6- Tóm lược ý chính của văn bản (Khái quát nội dung, nghệ thuật); phiếu số 7- Kiểm soát bản thân (Đặt vấn đề vào tình huống đời sống, HS giải quyết theo quan điểm riêng); phiếu số 8- Phê bình, đánh giá (HS đánh giá, nhận xét, lí giải vấn đề); phiếu số 9- Khơi gợi cảm xúc (bày tỏ cảm xúc về đối tượng cụ thể); phiếu số 10- Tổng hợp kết quả đọc (nội dung, nghệ thuật).

- Phạm vi kiến thức bài tập: Khám phá kiến thức theo đặc trƣng thể loại.

- Đối tƣợng: Dành cho tất cả các đối tƣợng HS.

Nếu sử dụng hệ thống câu hỏi mới chỉ là thực hiện hoạt động đọc hiểu ở cấp độ 1 (HS tự hiểu dựa trên định hƣớng vấn đề của GV) thì sử dụng hệ thống bài tập là thực hiện hoạt động đọc hiểu ở cấp độ 2 (nâng cao kĩ năng giải quyết vấn đề, khám phá bề sâu tác phẩm).

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 10 trong dạy học truyện dân gian Việt Nam (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)