7. Cấu trúc đề tài
2.2.3. Sử dụng các công cụ đánh giá
2.2.3.1. Mục đích sử dụng các công cụ đánh giá
Đánh giá quá trình hoạt động học tập của HS để phát hiện kịp thời sự tiến bộ của HS và vì sự tiến bộ của HS, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy học.
2.2.3.2. Yêu cầu khi xây dựng các công cụ đánh giá
Phải đảm bảo tính toàn diện và tính linh hoạt; đảm bảo tính phát triển; đảm bảo đánh giá trong bối cảnh thực tiễn; đảm bảo đặc thù môn học và đặc trƣng thể loại. Cụ thể nhƣ sau:
- Phù hợp với mục tiêu bài học.
- Đánh giá phụ thuộc vào khả năng vận dụng, kĩ năng giải quyết vấn đề bài học và vì sự tiến bộ của HS.
- Đa dạng kiến thức nhiều môn học với các hoạt động trải nghiệm để đánh giá năng lực HS.
- Hƣớng đến mọi thời điểm học và hoạt động học.
2.2.3.3. Phân loại và sử dụng công cụ đánh giá: * Đánh giá thường xuyên:
- Công cụ đánh giá thƣờng xuyên: Có thể sử dụng thang đánh giá, bảng kiểm, phiếu đánh giá theo tiêu chí Rubric.
(1) Thang đánh giá: Công cụ đo lƣờng mức độ mà HS đạt đƣợc ở mỗi đặc điểm, hành vi về khía cạnh/lĩnh vực cụ thể nào đó. Thang đánh giá có giá trị trong việc lƣu giữ hồ sơ học tập, theo dõi sự tiến bộ của HS nhằm cung cấp thông tin phản hồi về những điểm mạnh, yếu của HS trong quá trình học tập. Từ đó GV điều chỉnh cách thức dạy học phù hợp để HS tiến bộ. Thang đánh giá đọc hiểu truyện DGVN đƣợc thiết kế theo 2 dạng cơ bản sau:
Dạng số: Mỗi con số tƣơng ứng với một mức độ thực hiện hay mức độ đạt đƣợc của sản phẩm và đƣợc ngƣời đánh giá đánh dấu hoặc khoanh tròn vào một con số chỉ mức độ biểu hiện mà HS đạt đƣợc (Dạng đơn giản nhất).
Ví dụ: Hãy khoanh tròn vào con số thể hiện mức độ hình thức sản phẩm (trong đó 5- Đẹp, khoa học, sáng tạo; 4- Đẹp, khoa học nhƣng chƣa sáng tạo; 3- Đẹp, sáng tạo nhƣng chƣa khoa học; 2- Đạt yêu cầu; 1- Chƣa đạt yêu cầu). Số quy định cho hình thức trình bày: 1 - 2 - 3 - 4 - 5
Ví dụ: Hoạt động thực hiện nhiệm vụ học tập của HS (trong đó 5- Tích cực, chủ động, hợp tác tốt; 4- Có hợp tác nhƣng chƣa tích cực; 3- Chủ động làm nhiệm vụ nhƣng thiếu sự hợp tác nhóm; 2- Tham gia thực hiện nhiệm vụ còn mang tính hình thức; 1- Không tham gia hoạt động, nhiệm vụ). Hoạt động thực hiện nhiệm vụ học tập: 1 - 2 - 3 - 4 - 5
Dạng mô tả: Là hình thức phổ biến nhất của thang đánh giá, trong đó mỗi đặc điểm, hành vi đƣợc mô tả một cách chi tiết, cụ thể ở mỗi mức độ khác nhau.
Ví dụ: Về việc sử dụng từ ngữ khi thuyết trình:
1 2 3 4 5 Sử dụng từ ngữ không chính xác. Sử dụng vốn từ nghèo nàn, đơn điệu. Đôi chỗ từ ngữ chƣa chính xác. Ít từ biểu cảm Sử dụng từ ngữ chính xác, giàu biểu cảm. Từ ngữ đa dạng, giàu giá trị biểu cảm, tạo hình. Cách thức sử dụng: Sử dụng trong nhiều thời điểm khác nhau của hoạt động dạy học thông quá việc quan sát, đánh giá sản phẩm, nhiệm vụ học tập, biểu hiện phẩm chất của HS trong học tập. Trƣớc khi sử dụng thang đánh giá, GV cần phải xác định rõ các tiêu chí cần đánh giá trong các hoạt động, sản phẩm học tập; Lựa chọn hình thức thể hiện thang đánh giá theo dạng cụ thể; phải xác định số lƣợng mức độ đo phù hợp với hoạt động, sản phẩm học tập của HS; phải giải thích/ mô tả các mức độ rõ ràng, cuối cùng là sử dụng thang đánh giá áp dụng cho các hoạt động, hành vi học tập của HS.
(2) Bảng kiểm: HS trong hoạt động học tập đã đƣợc định sẵn sẽ sử dụng bảng kiểm để đánh giá các hành vi học tập. Bảng kiểm xác định và đánh giá sự
tiến bộ của HS đồng thời lƣợng hóa các tiêu chí đánh giá định tính thành phần trăm (%) và quy thành điểm số cụ thể.
Cách thức sử dụng: GV sử dụng qua hoạt động quan sát để đánh giá kết quả sản phẩm HS, thái độ, hành vi, phẩm chất nào đó mà HS đạt đƣợc khi thực hiện nhiệm vụ học tập (thảo luận, thuyết trình, đóng vai…). Để việc sử dụng bảng kiểm hiệu quả, GV cần phân chia các hoạt động, các nội dung đánh giá cụ thể; xây dựng các tiêu chí các hoạt động, nội dung đánh giá theo trình tự nhất định.
(3). Phiếu đánh giá theo các tiêu chí Rubric: Là một bản mô tả cụ thể các tiêu chí đánh giá và các mức độ đạt đƣợc của từng tiêu chí đó về quá trình hoạt động/ sản phẩm/ nhiệm vụ học tập của HS. Rubric đƣợc sử dụng để đánh giá định tính, định lƣợng và đƣa ra cho ngƣời đánh giá nhiều hơn hai lựa chọn cho mỗi tiêu chí (khác với bảng kiểm). Với đánh giá định tính, GV chia đánh giá làm nhiều mức độ từ cao xuống thấp (5 - 4 - 3 - 2 - 1) để đánh giá các mức độ HS đạt đƣợc, chỉ ra cho HS những điểm còn hạn chế, giúp HS định hƣớng, khắc phục, cố gắng ở hoạt động, nhiệm vụ sau. Với đánh giá định lƣợng: GV lƣợng hóa các tiêu chí thành điểm số cụ thể. Tính tổng điểm các mức độ đạt đƣợc của từng tiêu chí sau đó chia cho điểm số kì vọng để quy ra điểm phần trăm rồi đƣa về hệ số điểm 10. (Tùy thuộc vào việc GV xây dựng số lƣợng các mức độ mà việc tính điểm từng tiêu chí có thể khác nhau).
Cách thức sử dụng: Thực hiện sau khi HS thực hiện xong một hoạt động/ nhiệm vụ học tập. Để tiến hành sử dụng rubric đánh giá, GV cần đƣa ra các tiêu chí sẽ đƣợc sử dụng để đánh giá cho HS ngay khi giao bài tập/nhiệm vụ cho HS để HS hình dung rõ công việc cần phải làm, những gì đƣợc mong chờ ở họ và làm nhƣ thế nào để giải quyết nhiệm vụ (yêu cầu các tiêu chí đánh giá: Thể hiện đúng trọng tâm những khía cạnh quan trọng, mỗi tiêu chí phải đảm bảo tính riêng biệt, đặc trƣng cho một dấu hiệu nào đó của hoạt động/sản phẩm cần đánh giá. Tiêu chí đƣa ra phải quan sát và đánh giá đƣợc. Sử dụng các từ ngữ đạt biểu mức độ thực hiện hoạt động khác nhau của HS nhƣ: Xuất
sắc/ Tốt/ Khá/ Trung bình/ Yếu; luôn luôn/ Phần lớn/ Ít khi/ Chƣa bao giờ hoặc đặt tên theo số chỉ mức độ từ cao xuống thấp 5 - 4 - 3 - 2 - 1). Tiếp đó GV tiến hành hƣớng dẫn HS cách thức tự đánh giá bản thân, đánh giá các bạn giúp HS trong hoạt động học tập. Để đảm bảo tính chuẩn xác và độ tin cậy, GV nên xây dựng từ 3 đến 5 mức độ đánh giá. Tuy nhiên, để đánh giá thƣờng xuyên đƣợc sát với đối tƣợng HS hơn, GV có thể căn cứ vào tiêu chí tổng quan về kĩ năng để thiết kế phiếu đánh giá rubric có phân loại đối tƣợng HS ở các mức độ khác nhau nhƣ: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tự chủ và tự học; năng lực vận dụng, sáng tạo.
Ví dụ: Rubric đánh giá tổng quan khi HS thực hiện hoạt động đọc hiểu nhân vật trong một ngữ liệu truyện DGVN. Tôi xây dựng 5 tiêu chí đánh giá. Mỗi tiêu chí đƣợc chia làm 2 nội dung (sản phẩm học tập và hành vi, thái độ thực hiện nhiệm vụ). Trong mỗi nội dung của tiêu chí sẽ bản mô tả các mức độ và điểm số tƣơng ứng.
Yêu cầu: Hãy khoanh tròn vào điểm thành phần đánh giá từng nội dung các tiêu chí theo mức độ.
Hƣớng dẫn: Trung bình cộng cho cho bảng rubric đánh giá là 50 điểm/ 5 tiêu chí; Tổng điểm cho mỗi tiêu chí là 10 (tối đa là 10, tối thiểu là 0); Chấm điểm thành phần và cộng tổng cho từng tiêu chí theo các mức độ. Sau khi có điểm tổng của từng tiêu chí tiếp tục thực hiện cộng tổng điểm kì vọng đạt đƣợc của từng tiêu chí chia lấy kết quả phần trăm (%) và quy ra điểm theo thang điểm 10 (đƣợc làm tròn điểm theo quy định sau: 6.5 làm tròn lên 7.0; 6.4 làm tròn xuống 6.0). Ví dụ cách tính điểm: Điểm kì vọng đạt đƣợc 32, tổng điểm các mức độ trong các tiêu chí là 50 sẽ tiến thực hiện tính phần trăm (%) và quy ra thang điểm 10 có làm tròn nhƣ sau: 32 : 50 x 100 = 6.4 (làm tròn 6.0). Lƣu ý giữ điểm không làm tròn để làm căn cứ xếp thứ HS theo năng lực học tập.
* Đánh giá định kì: Là đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS sau một giai đoạn học tập nhất định. Đƣợc tiến hành sau khi kết thúc một giai đoạn
học tập (giữa kì, cuối kì). Nhằm thu thập thông tin từ HS và kết quả đánh giá đƣợc sử dụng làm một trong số căn cứ đánh giá năng lực, xếp loại HS, kết luận giáo dục cuối cùng.
Đánh giá định kì có thể có thể dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ hỏi- đáp, tự luận, kết quả sản phẩm nghiên cứu…Đối với kiểm tra định kì phần truyện DGVN cho HS lớp 10 theo hƣớng PTNL thì thƣờng sử dụng hình thức kiểm tra tự luận 90 phút kết hợp phiếu đánh giá rubric.
Cách thức sử dụng: Xây dựng ma trận, xây dựng đề bài dựa trên ma trận, xây dựng chỉ số mô tả các tiêu chí. Sau khi thu bài làm của HS, GV căn cứ vào phiếu đánh giá rubric để chấm bài.
Nhƣ vậy, thực hiện việc đánh giá thƣờng xuyên và đánh giá định kì, GV cần nắm chắc nguyên tắc khi xây dựng công cụ đánh giá, phân loại công cụ đánh giá, đa dạng đối tƣợng đánh giá và cần nắm vững cách thức sử dụng công cụ đánh giá.
2.4.4. Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học PTNL
* Mục đích: Tạo cho HS có cơ hội đƣợc tƣơng tác nhiều chiều (bạn đọc với văn bản; bạn đọc với bạn đọc; bạn đọc với đời sống). Từ đó luôn sáng tạo trong hoạt động học tập truyện DGVN.
*Yêu cầu:
- GV cần tổ chức cho HS tìm hiểu, giải mã văn bản truyện DGVN.
- PPDH truyện DGVN phải đƣợc lựa chọn phù hợp với đối tƣợng HS, giúp HS tự tin, nhiệt tình, hào hứng tham gia hoạt động kiến tạo nghĩa cho văn bản, cho các hoạt động trải nghiệm thiết thực cho cuộc sống.
- GV cần chú ý khơi gợi vốn hiểu biết của HS về truyện DGVN, giúp HS tự tin lấp đầy “khoảng trống” tác phẩm. Dƣới đây là một số PPDH đọc hiểu truyện DGVN:
2.2.4.1. Phương pháp dạy đọc kí hiệu truyện DGVN
* Khái niệm: Là phƣơng pháp GV tổ chức cho HS cảm thụ kí hiệu vật chất và nhận ra ý nghĩa của nó. HS đƣợc “va chạm”, tiếp nhận những kí hiệu
trong văn bản vào trí óc. Từ đó HS xuất hiện nhu cầu phân tích, kiến tạo nghĩa cho văn bản [42].
* Yêu cầu:
- GV hƣớng dẫn HS cách sử dụng các kĩ thuật đọc và biết vận dụng kĩ thuật đọc vào các văn bản khác cùng thể loại.
- HS biết đọc trôi chảy thành thạo, hiểu đƣợc các hình ảnh, các kí hiệu khác và sử dụng kiến thức để hiểu ý nghĩa kí hiệu.
- HS cần đƣợc trang bị kiến thức nền để tổ chức, lí giải thông tin mới, kết hợp dạy viết, nghe, nói trong quá trình dạy đọc.
* Quy trình thực hiện:
- Bước 1: Tạo tâm thế cho HS trƣớc khi bƣớc vào tiết học. GV tiến hành
đa dạng hóa các hoạt động tạo tâm thế cho HS. Từ đó HS sẽ có những xuất hiện về nhu cầu dự đoán lí giải, nhập cuộc.
- Bước 2: GV hƣớng dẫn HS đọc và ghi chú
Thứ nhất: GV yêu cầu cá nhân tiếp xúc trực tiếp với văn bản truyện DGVN qua hoạt động đọc. Lần 1 đọc lƣớt để va chạm thông tin. Lần 2 đọc xác định thông tin (nhân vật, sự việc, chi tiết...) và đánh dấu. Lần 3 đọc lại phần đánh dấu, lựa chọn các thông tin cốt lõi, loại bỏ thông tin không cần thiết và ghi chú bên lề sách.
Thứ hai: Sau khi thực hiện xong hoạt động đọc, HS thực hiện phân loại thông tin và ghi chú ra lề sách.
Thứ ba: GV tổ chức cho HS hợp tác, trao đổi kết quả sản phẩm cá nhân, tạo môi trƣờng giao tiếp trong học tập giữa các thành viên theo nhóm, chủ động đóng góp ý kiến, tôn trọng sự khác biệt của từng đối tƣợng khi đọc. Đặc biệt có thể giúp cá nhân đƣợc mở rộng ý tƣởng, nhận thức về văn bản.
- Bước 3: Xác định dạng kí hiệu và ý nghĩa của kí hiệu . GV giúp HS xác
định đƣợc dạng kí hiệu (hình ảnh, âm thanh, hành động, ngôn ngữ...). Hiểu đƣợc các kí hiệu đó thực hiện chức năng giao tiếp gì? trong cảnh cụ thể nào? và
đâu là kí hiệu chủ chốt? Ngoài ra GV còn giúp HS định dạng kí hiệu văn bản qua cách đọc sáng tạo.
* Vận dụng: Khi dạy học đọc kí hiệu truyện DGVN, GV cần giúp HS nắm trúng kí hiệu chủ chốt (ngôn ngữ, hình ảnh, cảm xúc, hành động...) của truyện.
Ví dụ: Truyện Tấm Cám, trƣớc tiên GV kích hoạt tâm thế HS thông qua việc giúp HS va chạm với kí hiệu bề nổi nhƣ nhan đề và thông qua các câu hỏi liên tƣởng, đoán hình ảnh, đoán nội dung nhƣ: Nhan đề truyện Tấm Cám gợi cho
em liên tưởng đến thể loại nào? Em có hiểu biết gì về thể loại này không? Hình ảnh minh họa trong văn bản giúp em liên tưởng đến không gian ở đâu? Kết hợp nhan đề và hình ảnh minh họa trong truyện em dự đoán gì về cốt truyện?... Tiếp
theo GV hƣớng dẫn HS cách đọc và ghi chú những thông tin chính của văn bản. Cuối cùng là xác định dạng kí hiệu và ý nghĩa của kí hiệu cũng bằng những câu hỏi tái hiện thông tin văn bản: Để HS hiểu được chặng đời khi Tấm sống ở nhà
cùng mẹ con dì ghẻ, GV giúp HS xác định dạng và ý nghĩa của kí hiệu như sau: Khi Tấm bị ngược đãi, Tấm đã làm gì? HS sẽ chỉ ra tín hiệu ngôn ngữ đó là Tấm
chỉ biết khóc. Rõ ràng khóc là hiện tƣợng vận tiết, là tín hiệu thuộc trạng thái cảm xúc (buồn, vui). Tuy nhiên tín hiệu Tấm khóc đã đƣợc mã hóa khi đặt tín
hiệu vào ngữ cảnh, tình huống cụ thể là Tấm bị mẹ con dì ghẻ ngƣợc đãi thì tín hiệu khóc trở thành tín hiệu buồn tủi, cam chịu và đƣợc gọi là kí hiệu cảm xúc. Việc xác định đúng kí hiệu cho văn bản sẽ giúp HS tìm và hiểu đƣợc nghĩa của kí hiệu cũng nhƣ phục vụ trực tiếp cho học đọc hiểu.
2.2.4.2. Phương pháp giải mã cho văn bản truyện DGVN
* Khái niệm: Là phƣơng pháp GV tổ chức cho HS tiếp nhận, phân tích, lí giải ý nghĩa của văn bản, phát hiện ra ý nghĩa không có sẵn giữa các dòng văn, đọc ra ẩn ý của văn bản và diễn đạt lại bằng lời của ngƣời đọc. Nhờ đó, HS có thể hiểu, trải nghiệm, thƣởng thức những gì đang đọc [42].
* Yêu cầu:
- Với HS: HS thực hiện đọc văn bản truyện DGVN trƣớc ở nhà và ghi lại quá trình xâm nhập, lí giải, đánh giá tác phẩm của mình. Bám sát, hiểu
đúng, chính xác nội dung thông tin của văn bản và lên kế hoạch chuẩn bị cho hoạt động tƣơng tác khám phá (viết, vẽ, lập sơ đồ tƣ duy, làm dự án...) để chuẩn bị cho việc trao đổi trên lớp với GV và các bạn.
- Với GV: Hƣớng dẫn HS chuẩn bị các kế hoạch cho hoạt động học tập trên lớp; giao và hƣớng dẫn HS thực hiện hoàn thiện bộ phiếu học tập. Cần tạo môi trƣờng và điều kiện thuận lợi để HS có thể trao đổi và thu thập thêm những kiến thức mới. Tạo đƣợc sự hợp tác sôi nổi trong học tập. Kết hợp dạy và rèn kĩ năng viết, nghe, nói trong quá trình dạy đọc.
* Quy trình thực hiện:
- Bước 1: Xâm nhập thế giới của văn bản truyện DGVN. GV hƣớng dẫn