7. Cấu trúc đề tài
2.3. Định hƣớng chung cho việc tổ chức hoạt động dạy học PTNL đọc
truyện DGVN cho HS lớp 10
Từ những biện pháp dạy học đã nêu trên, tôi cho rằng: Để hoạt động dạy học đọc hiểu truyện DGVN cho HS lớp 10 đạt đƣợc hiệu quả thì GV cần phải chú trọng vào đối tƣợng dạy (GV) và đối tƣợng học (HS). GV tập trung vào hoạt động hƣớng dẫn, giao nhiệm vụ, tổ chức dạy học, nhận xét và chốt kết quả của HS. Còn HS nhận và thực hiện nhiệm vụ và tham gia đánh giá hoạt động học tập cá nhân, tập thể nhóm dựa trên các tiêu chí, chỉ số cụ thể. Dƣới đây là những định hƣớng chung cho việc dạy học PTNL đọc hiểu truyện DGVN cho HS lớp 10:
- Đọc hiểu văn bản bám sát vào đặc trƣng thể loại. - Căn cứ vào hoạt động dạy học cụ thể:
+ Hoạt động 1: Khởi động để kích hoạt tâm thế của HS.
Mục đích: Giúp HS kích hoạt các tri thức nền sẵn có, tạo hứng thú tham
gia học tập và chuẩn bị tốt cho việc hoạt động học tiếp theo.
Tổ chức: Thƣờng tổ chức đầu tiết học. GV tổ chức hoạt động bằng các
nhiệm vụ, tình huống thực tiễn gần gũi với các em, câu hỏi kích hoạt tâm thế và các kĩ thuật dạy học phù hợp (xem tranh, nghe truyện, đoán hình ảnh…).
+ Hoạt động 2: Khám phá tri thức văn bản.
Mục đích: PTNL HS trong việc khám phá kí hiệu văn bản và kiến thức
ngoài văn bản.
Tổ chức: Tùy theo dung lƣợng bài học, độ khó của kiến thức và thời lƣợng
tiết học, GV có thể thông qua các biện pháp dạy học đọc hiểu tích cực phù hợp với đối tƣợng HS, phù hợp với đặc trƣng thể loại bài học. Từ đó sử dụng các công cụ đánh giá và đánh giá HS ở các mức độ, chỉ số năng lực cụ thể.
+ Hoạt động 3: Luyện tập
Mục đích: PTNL khái quát, tổng hợp cho HS. Giúp HS hiểu và ghi nhớ
sâu hơn kiến thức bài học.
Tổ chức: GV cho HS trả lời câu hỏi, bài tập, trò chơi…HS thực hiện
nhiệm vụ giải quyết vấn đề. Từ đó khái quát kiến thức (HS có thể sử dụng sơ đồ tƣ duy, phòng tranh…để thực hiện hoạt động).
+ Hoạt động 4: Vận dụng/ sáng tạo
Mục đích: Giúp HS biết biến kiến thức sách vở trở thành kiến thức phục
vụ trực tiếp cho cuộc sống cá nhân, xã hội. Có đề xuất đƣợc những giải pháp mới và rút ra đƣợc bài học cho bản thân.
Tổ chức: HS có thể thực hiện hoạt động này trong lớp, ngoài lớp. GV
đƣa HS vào các tình huống thực tiễn và yêu cầu HS giải quyết tình huống theo quan điểm riêng. Từ đó rút ra đƣợc bài học, nhận thức cho bản thân.
Tiểu kết chƣơng 2
Ở chƣơng 2 của luận văn, tôi đã nêu ra đƣợc các biện pháp dạy học đọc hiểu cho HS lớp 10 trong dạy truyện DGVN nhƣ: Sử dụng hệ thống câu hỏi đọc hiểu; sử dụng hệ thống bài tập đọc hiểu; sử dụng các công cụ đánh giá và cuối cùng là sử dụng linh hoạt các phƣơng pháp dạy học PTNL. Với các biện pháp nêu ra, đề tài đã mang lại hiệu quả dạy học rõ rệt. Cụ thể nhƣ: HS xác định và nhận thức đƣợc năng lực của bản thân. Sáng tạo, tự tin trong việc thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao. Hào hứng hợp tác, giao tiếp nhóm để hoàn thành sản phẩm chung. Giúp các em có đƣợc kĩ năng khai thác văn bản truyện DGVN cùng thể loại. Biết đánh giá hoạt động học tập của bản thân, của bạn theo các thang đo và chỉ số hành vi. Tuy nhiên để dạy học mảng kiến thức này cho HS lớp 10 đạt đƣợc hiệu quả toàn diện thì còn phải căn cứ vào môi trƣờng dạy học, đối tƣợng ngƣời học, thể loại văn bản.
Chƣơng 3
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM