Xin các bậc làm cha làm mẹ hãy thận trọng và bình tĩnh khi nhận xét và đánh giá con
cái của mình. Một số vị luôn luôn cho rằng con mình cái gì cũng nhất: xinh đẹp, thông minh, tài
năng, trí tuệ… Họ tâng bốc con và làm cho đứa con cũng cảm thấy mình hơn người. Một số vị khác thì ngược lại, luôn luôn buồn bực vì con, chì chiết thậm chí mạt sát con, xem nó là thứ vứt
đi, khó dạy khó bảo, rồi chẳng làm nên cơm cháo gì…
Mỗi đứa trẻđều có điểm mạnh và điểm yếu. Nghệ thuật làm cha, làm mẹ là biết cách khuyến khích, khen ngợi nhưng không đề cao “quá đáng” những điểm mạnh của con mình, mặt khác cần khắc phục mà không “vùi dập” những điểm yếu của nó.
“Một đứa trẻkiêu căng, tự phụ hoặc một đứa trẻ tự ti, sợ hãi không phải là mục tiêu giáo dục của chúng ta” –(Trích thư gửi các bậc phụ huynh nhân dịp đầu năm học 2013 – 2014 của
Giáo sư Văn Như Cương)
Giáo sư nhắc các bậc cha mẹ một điều rất đúng. Tôi đã có dịp gặp những học sinh trung
học rất thông minh, hiểu biết rộng, một số em học tại các trường chuyên nổi tiếng.
Đáng ngạc nhiên là còn ở lứa tuổi 15 – 19, các em rất bảo thủ, tự cao, tựđại, luôn tỏ ra mình đã biết mọi thứ, hầu như không thể chấp nhận bất cứ sự chia sẻ kinh nghiệm hoặc lời
khuyên bảo nào của người khác. Các em luôn tỏra coi thường mọi người về trí tuệ và cụ thể
là coi thường cả bố, mẹ mình.
Khi có dịp trò chuyện với bố mẹ các em, tôi nhận ra họthường quá tự hào và rất “tôn thờ”
con. Họcoi thái độ bảo thủ, tự cao của con là biểu hiện cao của trí thông minh, sự hiểu sâu
biết rộng. Họ chấp nhận đểcho con coi thường mình vềtrình độcũng như trí tuệ và thậm chí
tựhào vì “con hơn cha là nhà có phúc”. Thường thì những cô cậu học sinh này đòi hỏi gì cũng được bố mẹđáp ứng, và vì vậy, các em càng có cảm giác mình vĩ đại, hơn người.
Ngược lại với hiện tượng trên, nhiều ông bố bà mẹnghĩ rằng động viên, khuyến khích,
khen ngợi con sẽ làm cho con tựkiêu (theo quan điểm thuốc đắng dã tật, mà nếu chưa có tật,
cứdã trước cho nó biết sợ). Vậy là xảy ra hiện tượng hạn chế hoặc chẳng bao giờđộng viên,
khen ngợi, chỉ chê bai, dè bỉu, thậm chí mắng mỏ, nhiếc móc, mỉa mai khi con làm không đúng
ý mình. Tôi còn nhận thấy những ông bố bà mẹnày đổi “ý” rất nhanh, thậm chí nhiều lúc
không nhận thức được cụ thểmình đòi hỏi gì ở con. Lâu dần, con cái sẽ có thể phát triển theo
mình. Khi lớn lên, các em sẽ rất sợ mắc sai lầm, đã trưởng thành nhưng ở nhà thì
bố mẹ bảo sao nghe vậy, đến cơ quan thì người khác bảo làm gì làm nấy.
Một số em trở nên chai lỳ, bất cần đời, có các hành động phá phách để giải tỏa tâm
lý bị bố mẹcoi thường. Bố mẹcàng hay chê bai, răn đe, dọa dẫm, các em càng lỳ lợm hơn.
Một số em cố gắng trốn tránh thực tế, chui vào vỏ bọc nội tâm với những vòng suy
nghĩ luẩn quẩn. Nếu bị sức ép tâm lý quá nặng nề, một số em có thể có biểu hiện của bệnh tâm thần, tự kỷ.
Vậy thì cụ thể, bố mẹnên làm gì để con có thể lớn lên một cách lành mạnh, cân bằng, để
giúp các em tự tin, tự lập nhưng không tự cao, tựđại? Làm thếnào để bố mẹ có thể tạo mọi
cơ hội cho các em phát triển toàn diện (một cách hợp lý), nhưng vẫn phát huy được những
thế mạnh của cá nhân
Tôi không bao giờ khen hoặc chê con một cách chung chung, mà phải dựa trên những sự
việc cụ thể:
1. Nếu con làm được điều gì tốt, tôi sẽ nói vềđiều đó và động viên (có thể khen) ở mức
hợp lý. Ví dụ, khi con vượt qua nỗi sợhãi nào đó, tôi hay nói: “Mẹ rất vui khi con vượt qua
được sợhãi. Cái đó sẽ giúp con rất nhiều sau này”. Tôi cũng phân tích cụ thể với con là điều đó sẽ giúp ích thếnào cho con trong tương lai. Trong mọi trường hợp, tôi đều cố gắng làm
cho con hiểu tương lai của con thếnào đều nằm trong tay con và sẽ là trách nhiệm của chính
con, chứ không phải của tôi. Vì vậy, từ rất nhỏ, con đã hiểu những gì mẹ làm là vì quyền lợi,
vì tương lai của chính con, chứ không phải vì mẹ muốn ép buộc hoặc bắt con làm vì mẹ.
2. Khi con phạm lỗi, tôi không bao giờ mắng hoặc chê bai, dè bỉu. Nếu con vô tình hoặc
chưa biết việc đó là sai, tôi phân tích tại sao điều con làm lại có hại, có hại cho ai. Nếu con biết là điều đó không tốt mà vẫn làm, tôi tỏthái độ không hài lòng và rất kiên quyết yêu cầu khắc phục lỗi. Tôi theo sát đến cùng đểđảm bảo con phải thực hiện việc khắc phục. Khi con làm
xong, tôi tỏra hài lòng và động viên, không bao giờ nhắc lại lỗi của cháu để chì chiết. Vì tôi
thực hiện hiện nguyên tắc này từ khi con mới vài tháng tuổi nên với thời gian, khi con lớn
lên, tôi không thấy có khó khăn gì. Có lần, khi cháu khoảng 3 tuổi, có người bạn của chị tôi
dẫn một bé đến chơi lúc tôi không có nhà. Khi tôi về, nghe chị kểlà con có thái độ không lịch
sự, tôi kiểm tra rất kỹ, rồi nói chuyện để con hiểu rõ là con sai cái gì. Sau đó, tôi yêu cầu chị
tôi dẫn con sang nhà chị bạn để xin lỗi bé kia. Cháu khóc lóc không chịu, chịtôi cũng thương
cháu nên cứ xin hộ: “Cháu biết lỗi là được rồi, không cần đi xin lỗi nữa”. Tôi vẫn kiên quyết
yêu cầu chị dẫn cháu đi.
3. Tôi hay nói với con: Ai cũng có cái giỏi và cái chưa giỏi. Tôi cũng chân thành chia sẻ với
con là tôi có những cái gì chưa giỏi (thậm chí kém). Tôi hay tự chế giễu mình một cách hài
hước, đểcùng con cười vui. Mặt khác, tôi cũng phân tích rõ mình có điểm mạnh gì. Do vậy, con được làm quen từ bé với việc tự phân tích điểm mạnh điểm yếu của bản thân, của cả
những người xung quanh. Tôi nghĩ đó là cách dạy để con trởthành người “biết mình, biết người” trong tương lai.
Và cứnhư vậy con gái tôi đã 18 tuổi, rất tự lập, tự tin, không hề có biểu hiện kiêu căng, tự
phụ. Con gái tôi biết rõ cháu có điểm mạnh gì, đồng thời nhận thức rõ những giới hạn của bản
thân.
Vai trò của người bố trong việc nuôi dạy con Trong các bài viết của tôi về nuôi dạy con, đều có nhấn mạnh vai trò của bố mẹ và các