Vở sạch chữ đẹp?

Một phần của tài liệu DẠY CON ĐÔI KHI THẬT ĐƠN GIẢN (Trang 134 - 135)

Tôi hết sức thắc mắc về việc tại sao ở Việt Nam, giáo viên và phụ huynh quá quan tâm đến “vở sạch chữđẹp”? Chẳng lẽ chúng ta muốn cho tất cả các em sau này trởthành “thầy đồ” ngồi “bán chữ thánh hiền” ngoài đường?

Lúc con gái còn bé, tôi không hềcó ý nghĩ phải bắt cháu luyện chữ viết. May sao, trường

quốc tếABC nơi cháu học cũng chẳng bắt các cháu luyện chữ. Nói thật, năm Lớp 1 cháu viết xấu như “ma lem” nhưng không thấy thầy cô nào kêu ca hoặc hạđiểm. Đến năm học Lớp 3,

thầy giáo chủ nhiệm có nói với tôi: “Con chị viết khó đọc quá, chịkhuyên cháu nên để ý một

chút đến chữ viết cho người khác dễđọc hơn”. Tối hôm đó, khi hai mẹcon đang tán gẫu, tôi

nói với con về nhận xét của thầy, đồng thời nêu quan điểm của tôi: “Những gì mình viết là để

mọi người xem. Vì vậy, mẹkhông nghĩ là mình cần viết đẹp nhưng nên viết rõ ràng để phục vụđược đúng mục đích đó. Dù con giỏi và biết nhiều đến đâu mà viết ra không ai xem được, thì coi như thất bại”.

Có lẽ con hiểu và từđó, cố gắng viết rõ ràng hơn. Thếlà đủđể phục vụđược đúng mục

đích của chữ viết.

Vậy có nên chăng, ta nên thay thế yêu cầu “vở sạch chữđẹp” bằng “viết rõ đểngười khác đọc được”? Viết rõ và viết đẹp khác hẳn nhau: viết đẹp là đểđi khoe, còn viết rõ là để thể hiện

những gì mình biết cho người khác có thểđọc.

Một điều nữa, tay các bé 6 – 7 tuổi còn yếu nên dễ mỏi khi phải viết nhiều. Việc bắt các

cháu viết đi viết lại vài trang trong một ngày để luyện chữ, theo tôi là rất phản khoa học và sẽ

khiến các cháu trở nên sợ viết. Cứđể các cháu viết một cách tự nhiên và biết viết càng nhanh

càng tốt. Khi lớn hơn một chút (khoảng Lớp 2 hoặc Lớp 3), hãy giải thích để các cháu hiểu

được sự cần thiết của việc viết rõ ràng, chắc chắn các cháu sẽ tự cố gắng tập.

Một phần của tài liệu DẠY CON ĐÔI KHI THẬT ĐƠN GIẢN (Trang 134 - 135)