PHẦN II: Định hình thói quen và nền tảng đạo đức

Một phần của tài liệu DẠY CON ĐÔI KHI THẬT ĐƠN GIẢN (Trang 45 - 46)

đạo đức

Tôi xác định đây là đề tài khó nhất khi bàn về nuôi dạy con. Vì sao vậy?

 Như tôi đã nêu rõ trong bài viết đầu tiên, cái thuộc vềquan điểm cá nhân thì không thểnêu ra như một mô hình chung đểngười khác dễ dàng làm theo.

 Những cá tính, thói quen được coi là tốt đối với gia đình này lại có thể là không thể chấp nhận được đối với gia đình khác.

Khó hơn nữa là bàn vềđịnh hình nền tảng đạo đức cho con, đặc biệt là trong tình hình xã hội hiện nay, ví dụ:

 Tôi có thể muốn con lớn lên phải là người trung thực, thẳng thắn. Nhưng nhiều

người sẽ phản bác với lý luận: sống trong xã hội như bây giờ, trung thực, thẳng

thắn là dại và luôn chịu thiệt thòi.

 Tôi muốn con sẽlà người nhạy cảm, thương người, luôn biết thông cảm và chia

sẻ với những người xung quanh. Nhưng trong thực tế xã hội, biết bao trái tim nhân hậu khô cằn dần vì bị lợi dụng, thậm chí bị lừa đảo.

Do vậy, việc phân định đúng – sai – tốt – xấu là không thểvà cũng không phải mục đích

các bài viết của tôi vềđề tài này. Tôi chỉ muốn mọi người hiểu đó là những chia sẻ kinh nghiệm

tôi đã làm (trên cơ sởquan điểm và kiến thức do tôi tích lũy từsách báo), trên cơ sởđó giúp con gái định hình cá tính, thói quen và nền tảng đạo đức. Những ai không cùng quan điểm cũng có thể dựa một phần trên phương pháp này để tạo cho con những nền tảng mà gia đình

mình cho là tốt. Việc này đòi hỏi sự thống nhất của các thành viên trong gia đình sau khi xác

định được mục đích và đưa ra các bước thực hiện. Bạn cũng phải xác định: có một đôi mắt

nhỏ luôn theo dõi, chụp ảnh các hành động của từng thành viên trong gia đình, đôi tai nhỏ

luôn nghe và so sánh những gì bạn nói với việc bạn làm. Do vậy, tất cả những gì xảy ra nằm

với hình thức khác hẳn, khiến chính bạn phải ngạc nhiên: “Sao con mình lại có tính đó, ai dạy nó vậy?”. Trong quá trình phân tích các ví dụ, tôi sẽ có nhiều cơ hội chứng minh quan điểm này.

Lúc mang bầu, tôi dành nhiều thời gian để ngẫm nghĩ: “Vậy mình muốn con trở thành

người thế nào về các mặt: tri thức, cá tính, thói quen và đặc biệt là đạo đức?”. Tôi lôi về hàng

đống sách, chủ yếu là sách giáo dục con cái của các tác giả Mỹ và Anh, rồi cắm đầu đọc để có

cơ sở lựa chọn. Kết quả là tôi viết lại trên ba tờ giấy những điều mình cho là đúng. Lại tìm tiếp sách để học xem muốn con lớn lên có những chất lượng mình chọn thì phải làm gì.

Trước tiên, tôi sẽ nói về lựa chọn các cá tính và thói quen mà tôi muốn con có, đó là:

Một phần của tài liệu DẠY CON ĐÔI KHI THẬT ĐƠN GIẢN (Trang 45 - 46)