Phường Cửa Ông (03 tuyến phố) (1) Phố Hoàng Cần (Ký hiệu B2)

Một phần của tài liệu 5373.signed (Trang 30 - 32)

(1) Phố Hoàng Cần (Ký hiệu B2)

- Điểm đầu: Điểm đấu nối vào đƣờng dẫn cầu Vân Đồn 1. - Điểm cuối: Ngã 3 đƣờng rẽ vào Đền Cửa Ông

- Chiều dài: 1.800m, chiều rộng mặt đƣờng: 12 m, vỉa hè mỗi bên từ 3 m. Mặt đƣờng: Bê tông áp phan.

- Ý nghĩa tên gọi: Hoàng Cần là thủ lĩnh ngƣời dân tộc thiểu số thời Trần. Tƣơng truyền, đời Trần có giặc răng trắng mỏ vàng, thƣờng xuyên cƣớp bóc

31 nhân dân vùng ven bờ biển Đông Bắc, Hoàng Cần ngƣời xã Hải Lãng đã tập hợp trai tráng trong vùng ngày đêm tập luyện và chiến đấu chống giặc. Khi đuổi giặc đến xã Vô Ngại, huyện Bình Liêu, ông cắm cọc tre làm mốc giới, đến nay thành giống tre mọc ngƣợc. Sau khi ông mất, vua phong làm “Khâm sai Đông Đạo Tiết chế”. Hiện ông đƣợc thờ tại Đền Trung thuộc di tích Quốc gia đặc biệt đền Cửa Ông, phƣờng Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả.

(2) Phố Lê Văn Hiển (Ký hiệu B3)

- Điểm đầu: Ngã 3 chợ Cửa Ông - Điểm cuối: Cầu Vân Đồn 1.

- Chiều dài: 500m, chiều rộng mặt đƣờng: 20 m, vỉa hè mỗi bên từ 3 m. Mặt đƣờng: Bê tông áp phan.

- Ý nghĩa tên gọi: (i) Lê Văn Hiển (1890-?) Anh hùng Lao động, quê quán huyện Kim Động, tỉnh Hƣng Yên. Ông làm việc tại Xí nghiệp Bến Cửa Ông. Giai đoạn 1955 sau khi quân Pháp rút khỏi Xí nghiệp, đã phá hủy mạng điện, mang đi máy móc thiết bị quan trọng về điện, các sơ đồ hệ thống điện, gây ra nhiều khó khăn trong tiếp quản sản xuất của ta. Lê Văn Hiển đã vẽ lại chính xác toàn bộ hệ thống mạng điện xí nghiệp và cùng tổ thợ giàu kinh nghiệm phục hồi một số thiết bị chủ yếu, góp phần quan trọng cho việc khôi phục san xuất của Xí nghiệp. Trong cuộc vận động cải tiến quản lý xí nghiệp năm 1958, toàn mỏ Cẩm Phả có 234 sáng kiến. Riêng phân xƣởng cơ khí Cửa Ông có 72 sáng kiến, trong đó Lê Văn Hiển là ngƣời có nhiều sáng kiến có giá trị cao.Với những đóng góp có ý nghĩa đó, ông đƣợc Nhà nƣớc phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động năm 1958.(ii) Căn cứ Công văn số 258/TTCO-VP, ngày 14/02/2019 của Công ty Tuyển than Cửa Ông – TKV; (iii) Lịch sử Đảng bộ Thành phố (1930-2015)

(3) Phố Trần Quốc Toản (Ký hiệu B4).

- Điểm đầu: Ngã 4 trƣờng Trần Quốc Toản giáp Quốc lộ 18A tại km 159+950, đối diện đƣờng Ngô Huy Tăng đang dự kiến đặt tên tại Đề án.

- Điểm cuối: Điểm đấu nối vào đƣờng Lê Văn Hiển (đoạn cầu dẫn Vân Đồn 1) đang dự kiến đặt tên.

- Chiều dài: 1.100m, chiều rộng mặt đƣờng: 11,5 m, vỉa hè mỗi bên từ 3 m. Mặt đƣờng: Bê tông áp phan.

- Ý nghĩa tên gọi: Trần Quốc Toản (1267 – 1285), thuộc dòng dõi tôn thất nhà Trần, quê Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, anh hùng kháng chiến chống quân Nguyên Mông, tƣớc Hoài Văn Hầu. Năm 16 tuổi trƣớc nạn xâm lăng của quân Nguyên Mông, ông tự mộ quân đánh giặc với lá cờ “Phá cƣờng địch báo Hoàng ân”. Ông từng dự nhiều trận lớn, có lúc theo Thƣợng tƣớng Trần Quang Khải, góp phần vào chiến thắng Chƣơng Dƣơng vang dội trong lịch sử chống ngoại xâm. Năm 1285 ông hy sinh trong chiến đấu khi mới 18 tuổi. Trần Nhân Tông thƣơng tiếc, làm bài văn tế ông và truy tặng tƣớc Hoài Văn Vƣơng. Hiện tƣợng

32 ông đƣợc thờ cùng gia thất nhà Trần tại Đền Thƣợng thuộc di tích Quốc gia đặc biệt đền Cửa Ông, phƣờng Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả.

Một phần của tài liệu 5373.signed (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)