(1) Phố Việt Kiều (Ký hiệu B67)
- Điểm đầu: Tiếp giáp đƣờng Trần Phú đang dự kiến đặt tên tại Đề án tại số nhà 604B, Cổng chào khu Phố Long Thạch.
- Điểm cuối: Tiếp giáp với cầu giữa Cẩm Thủy và Cẩm Thạch.
- Chiều dài: 900m, chiều rộng mặt đƣờng: 6 m, vỉa hè mỗi bên từ 1-3m. Mặt đƣờng: Bê tông nhựa.
- Ý nghĩa tên gọi: Năm 1954, theo lời kêu gọi của Bác Hồ, các Việt kiều trên địa bàn Thành phố ở nƣớc ngoài (chủ yếu là ở Thái Lan) đã về nƣớc về nƣớc và họ ở tập trung thành 01 khu phía ngay trên dốc đƣờng vào Suối khoáng km4 nên ngƣời dân quen gọi đây là dốc Việt Kiều. Tên đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân, trở thành quen thuộc với ngƣời dân qua nhiều thế hệ, đến nay nhân dân vẫn gọi là phố Việt Kiều.
B.2. Các tuyến phố liên phường Cẩm Trung và Cẩm Thành (5 tuyến) 1. Phố Đặng Bá Hát (Ký hiệu B68) 1. Phố Đặng Bá Hát (Ký hiệu B68)
56 - Điểm đầu: Tiếp giáp với đƣờng Bái Tử Long (cạnh cổng chào Green Dargon).
- Điểm cuối: Cuối phố giáp 32/81 Lê Thanh Nghị, phƣờng Cẩm Thành. - Chiều dài: 600 (Cẩm Trung 470, Cẩm Thành 130), chiều rộng mặt đƣờng: 7-10 m, vỉa hè mỗi bên từ 5m. Mặt đƣờng: Bê tông.
- Ý nghĩa tên gọi: Đặng Bá Hát (1936-1972), quê ở thôn Đồng Tái, xã Thống Kênh, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dƣơng. Theo tiếng gọi của Tổ quốc, Đặng Bá Hát đã xung phong lên đƣờng "Tòng quân giết giặc". Ông tham gia tại chiến trƣờng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, ông xuất ngũ về quê. Sau đó Đặng Bá Hát ra Quảng Ninh và xin vào làm việc tại Phân xƣởng Đống - Bến (Xí nghiệp Than Hòn Gai). Xí nghiệp bến cảng Hòn Gai, Công ty than Hòn Gai (nay là Công ty tuyển than Hòn Gai, thuộc Tổng Công ty than Việt Nam). Mƣời hai năm công tác ở đây, Đặng Bá Hát đã xây dựng tổ sản xuất từ yếu kém trở thành Tổ lao động xã hội chủ nghĩa nhiều năm liền. Chiến tranh ngày càng ác liệt, ngày 12/7/1972 vào lúc 15 giờ 45 phút, địch đã cho 16 chiếc máy bay phản lực từ hƣớng đông nam vào đánh phá nhà máy nƣớc ngọt, 22 chiếc khác từ hƣớng đông tiến đánh dữ dội Bến phà Bãi Cháy. Đại đội pháo cao xạ 37 ly do Đặng Bá Hát làm Đại đội trƣởng, đƣợc lệnh đánh chi viện, bảo vệ 2 chiếc phà chở đầy ngƣời và ô tô đang chạy trên sông Cửa Lục. Bất ngờ từ hƣớng đông nam của thị xã Hòn Gai, xuất hiện hai chiếc phản lực tập kích thẳng vào trận địa của Đại đội tự vệ pháo cao xạ 37ly của Xí nghiệp Bến. Lúc này, Đặng Bá Hát vừa chỉ huy đánh chi viện, vừa chiến đấu bảo vệ Đại đội, 2 chiếc A6 lợi dụng tình hình đó đã nghiêng cánh cắt bom đánh trúng vào trận địa của Đại đội. Đặng Bá Hát bị mảnh bom văng vào bị thƣơng ở bụng, nhƣng ông vẫn một tay bịt vết thƣơng, một tay vẫn tiếp tục phất cờ chỉ huy Đại đội tiếp tục chiến đấu. Sau mấy lần đánh phá của địch, Đặng Bá Hát bị nhiều vết thƣơng nặng, máu ra nhiều, ông đã anh dũng hy sinh trong khi tay vẫn đang cầm cờ lệnh. Ông đƣợc truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lƣợng vũ trang nhân dân.