Phường Cẩm Trung (7 tuyến phố) (1) Phố Đỗ Thị Sinh (Ký hiệu B59)

Một phần của tài liệu 5373.signed (Trang 52 - 55)

(1) Phố Đỗ Thị Sinh (Ký hiệu B59)

- Điểm đầu: Tiếp giáp với phố Đặng Bá Hát đang dự kiến đặt tên tại Đề án (cạnh NVH khu 6C).

- Điểm cuối: Dự án TTP (Bãi tắm TTP).

- Chiều dài: 400m, chiều rộng mặt đƣờng: 7 m, vỉa hè mỗi bên từ 5-7m. Mặt đƣờng: Bê tông.

- Ý nghĩa tên gọi: Đỗ Thị Sinh (1925-1947) bí danh Minh Hà, quê tại xã Canh Nậu, huyệnThạch Thất, tỉnh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội). Bà tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1941. Đến năm 1947 bà đƣợc điều về Yên Hƣng (nay là thị xã Quảng Yên) hoạt động, xây dựng cơ sở. Năm 1946 bà đƣợc cử tăng cƣờng về vùng mỏ, làm Bí thƣ chi bộ Cẩm Phả mỏ, ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Đặc khu Hòn Gai phụ trách Cẩm Phả. Đến tháng 7/1947 bà

53 bị địch bắt và hi sinh anh dũng. Ngày 24/6/2005 bà đƣợc truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lƣợng vũ trang nhân dân.

(2) Phố Hoàng Hữu Nhân (Ký hiệu B60)

- Điểm đầu: Giáp với phƣờng Cẩm Thành.

- Điểm cuối: Tiếp giáp Phố Đỗ Thị Sinh đang đề nghị đặt tên cùng Đề án. - Chiều dài: 350m, chiều rộng mặt đƣờng: 14 m, vỉa hè mỗi bên từ 7,5- 8,5m. Mặt đƣờng: Bê tông.

- Ý nghĩa tên gọi: Hoàng Hữu Nhân (1920 - 1999) tên thật là Cao Văn Hòe, quê quán xã Hoàng Phúc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, là Bí thƣ liên tỉnh ủy Quảng Hồng năm 1947 - 1948, Bí thƣ đầu tiên của Khu ủy Hồng Quảng năm 1955 - 1957. Ông là nhà hoạt động cách mạng, chính khách Việt Nam, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, từng giữ các chức vụ Ủy viên Ủy ban Hành chính Liên khu Việt Bắc, Bí thƣ Thành ủy Hải Phòng Tổng cục trƣởng Tổng cục Thủy sản, Quyền Trƣởng ban Công nghiệp Trung ƣơng. Ông tham gia cách mạng từ sớm, từ những năm thập niên 1940 bị thực dân Pháp giam giữ tại nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội. Năm 1945, ông hoạt động trong phong trào Việt Minh, sau ông giữ nhiều chức vụ quan trọng, góp phần vào công cuộc xây dựng phong trào cách mạng, kháng chiến chống Pháp, xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế đất nƣớc.

(3) Phố Bờ Hồ (Ký hiệu B61)

- Điểm đầu: Tiếp giáp với đƣờng Bái Tử Long đang dự kiến đặt tên tại Đề án. - Điểm cuối: Tiếp giáp với đƣờng Tô Hiệu đang dự kiến đặt tên tại Đề án. - Chiều dài: 307m, chiều rộng mặt đƣờng: 11 m, vỉa hè mỗi bên 5m. Mặt đƣờng: Áp phan

- Ý nghĩa tên gọi: Đoạn đƣờng nằm phía Bắc của hồ Bến Do, đƣợc hình thành do quá trình phát triển đô thị về phía Nam của thành phố. Từ khi hình thành đến nay, ngƣời dân đã quen gọi là phố Bờ hồ. Tên đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân, trở thành quen thuộc với ngƣời dân qua nhiều thế hệ, đến nay nhân dân vẫn gọi là phố Bờ hồ.

(4) Phố Nguyễn Đình Các (Ký hiệu B62)

- Điểm đầu: Tiếp giáp với đƣờng Bái Tử Long đang dự kiến đặt tên tại Đề án. - Điểm cuối: Tiếp giáp với đƣờng Tô Hiệu đang dự kiến đặt tên tại Đề án. - Chiều dài: 297m, chiều rộng mặt đƣờng: 7 m, vỉa hè mỗi bên 5m. Mặt đƣờng: Bê tông.

- Ý nghĩa tên gọi: Nguyễn Đình Các (?-?), ngƣời làng Xuân Viên, phƣờng Xuân Sơn, thị xã Đông Triều, ông là ngƣời có công đầu trong việc phát triển nghề gốm sứ dân dụng và sau này là gốm sứ xuất khẩu tại làng nghề gốm sứ Vĩnh Hồng vào những năm 1970 - 1980 của thế kỷ trƣớc, từ một xóm nhỏ, sau phát triển lên hàng chục lò gốm sứ hoạt động và thành lập lên Hợp tác xã sứ

54 Ánh Hồng chuyên sản xuất gốm sứ, hàng năm cung cấp hàng triệu cho thị trƣờng miền Bắc, miền Trung góp phần phát triển nền kinh tế xã hội cho thị xã trong thời kỳ này. Nhiều sản phẩm xuất khẩu sang Liên Xô (trƣớc đây) và Đông Âu vào những năm 1980. Ông đƣợc phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động” trong ngành tiểu thủ công nghiệp của tỉnh Quảng Ninh.

(5) Phố Nguyễn Thọ Chân (Ký hiệu B63)

- Điểm đầu: Tiếp giáp với đƣờng Tô Hiệu đang dự kiến đặt tên tại Đề án. - Điểm cuối: Công ty Cổ phần Đông Đô – BQP.

- Chiều dài: 246m, chiều rộng mặt đƣờng: 7 m, vỉa hè mỗi bên 5m. Mặt đƣờng: Áp phan.

- Ý nghĩa tên gọi: Nguyễn Thọ Chân sinh ngày 20/8/1922, quê quán tại xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Bí thƣ Tỉnh ủy Quảng Ninh từ tháng 12/1963 đến tháng 9/1966. Ông đã tham gia công tác tại nhiều vị trí: Vụ trƣởng, Tổng Thanh tra Lao động, Phó Bí thƣ Thƣờng trực thành ủy Hà Nội, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Lao đọng Việt Nam khóa III, Phó Bí thƣ Thành ủy Hà Nội, Bí thƣ Khu ủy Hồng Quảng. Sau năm 1966, ông là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Liên Xô kiêm tại Thụy Điển, Chủ nhiệm Ủy ban Thống nhất Chính phủ, Phó Trƣởng Ban Thống nhất Trung ƣơng Đảng, Bộ trƣởng Bộ Lao động, Trƣởng Ban Thi đua Trung ƣơng, Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua toàn quốc. Năm 1989 ông nghỉ hƣu.

(6) Phố Nguyễn Trọng Yên (Ký hiệu B64)

- Điểm đầu: Tiếp giáp với đƣờng Tô Hiệu đang dự kiến đặt tên tại Đề án (Cạnh nhà hàng Hoa Viên).

- Điểm cuối: Tiếp giáp với phƣờng Cẩm Thủy.

- Chiều dài: 297m, chiều rộng mặt đƣờng: 10 m, vỉa hè mỗi bên từ 5- 6,5m. Mặt đƣờng: Bê tông.

- Ý nghĩa tên gọi: Nguyễn Trọng Yên, Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Quảng Yên từ năm 1949 - 1954. Ngày 19/4/1979, Chủ tịch nƣớc CHXHCN Việt Nam đã ký sắc lệnh số 7/LCT tách tỉnh Quảng Ninh ra khỏi Quân khu 1 để thành lập đặc khu Quảng Ninh trực thuộc trung ƣơng, ông đƣợc cử làm Chính ủy đặc khu.

(7) Phố Phạm Qúy Công (Ký hiệu B65)

- Điểm đầu: Tiếp giáp với đƣờng Tô Hiệu đang dự kiến đặt tên tại Đề án (Cạnh khách sạn Việt Trung).

- Điểm cuối: Tiếp giáp với phƣờng Cẩm Thủy.

- Chiều dài: 297m, chiều rộng mặt đƣờng: 7 m, vỉa hè mỗi bên 5m. Mặt đƣờng: Bê tông.

- Ý nghĩa tên gọi: Phạm Quý Công là tƣớng thời nhà Trần. Theo ngƣời dân Quan Lạn khi quân Nguyên do Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp chỉ huy kéo sang

55 nƣớc ta lần thứ ba (1287), ba ông Phạm Công Chính, Phạm Thuần Dụng, Phạm Quý Công đã chỉ huy dân binh địa phƣơng cùng quân nhà Trần do Trần Khánh Dƣ chỉ huy đánh địch tại cửa Gót. Do tƣơng quan lực lƣợng chênh lệch, cả ba ông đã hy sinh. Xác của ba ông trôi dạt vào bờ ở ba nơi: Sao Ỏn, Đông Hồ và Bến Đình. Dân làng thƣơng xót đã lập miếu thờ và tôn làm thần. Hiện nay, ở Quan Lạn.

Một phần của tài liệu 5373.signed (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)