(1) Phố Mạc Đĩnh (Ký hiệu B43)
- Điểm đầu: Tiếp giáp với Quốc lộ 18A (đƣờng Lê Thanh Nghị) tại km148+600, cạnh Toyota Cẩm Phả.
- Điểm cuối: Hết đƣờng tại Khu Hòa Lạc.
- Chiều dài: 380m, chiều rộng mặt đƣờng: 7-10 m, vỉa hè mỗi bên từ 2- 3m. Mặt đƣờng: Bê tông.
- Ý nghĩa tên gọi: Mạc Đĩnh Chi (1280-1350) là ngƣời xã Lũng Động, huyện Chí Linh, nay là thôn Lũng Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dƣơng. Ông đỗ Trạng nguyên khoa thi Thái học sinh năm Giáp Thìn, niên hiệu Hƣng Long 12 đời Trần Anh Tông (1304). Sau khi đỗ ông đƣợc bổ chức Thái học sinh hỏa dũng thƣ gia, sau thăng chức Đại Liêu Ban, Tả bộc xạ. Ông đi sứ nhà Nguyên, đƣợc vua Nguyên khen ngợi, gọi là Lƣỡng quốc Trạng nguyên. Tác phẩm hiện còn 4 bài thơ chép trong Việt âm thi tập và 1 bài phú.
(2) Phố Chu Văn An (Ký hiệu B44)
- Điểm đầu: Tiếp giáp với Quốc lộ 18A (đƣờng Lê Thanh Nghị) tại km148+900, cạnh Điện máy xanh.
- Điểm cuối: Hết đƣờng tại Khu Hòa Lạc.
- Chiều dài: 800m, chiều rộng mặt đƣờng: 11 m, vỉa hè mỗi bên từ 2-3m. Mặt đƣờng: Bê tông.
- Ý nghĩa tên gọi: Chu Văn An (1292-1370) là nhà giáo, nhà thơ, hiệu “Tiều Ẩn”, quê làng Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Đời vua Trần Minh Tông ông làm Quốc tử giám Tƣ nghiệp và dạy các con vua. Nhiều học trò của ông cũng là danh sĩ đƣơng thời nhƣ Lê Quát, Phạm Sƣ Mạnh. Đời
47 Trần Dụ Tông, ông dâng sớ xin chém 7 tên quyền gian nhƣng vua không nghe. Ông từ chức về ở núi Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, tỉnh hải Dƣơng dạy học trò. Khi mất đƣợc vua ban tên thụy là Văn Trinh, hiệu Khang Tiết, thờ nơi Văn miếu..
(3) Phố Tạ Quang Bửu (Ký hiệu B45)
- Điểm đầu: Tiếp giáp với Quốc lộ 18A (đƣờng Lê Thanh Nghị) tại km149+800, cầu B5-7, cạnh VinCom Cẩm Phả.
- Điểm cuối: Hết đƣờng tại Khu Diêm Thủy.
- Chiều dài: 530m, chiều rộng mặt đƣờng: 10,5-17 m, vỉa hè mỗi bên từ 2- 3m. Mặt đƣờng: Bê tông nhựa.
- Ý nghĩa tên gọi: Tạ Quang Bửu (1910 - 1986) Nhà toán học, nhà hoạt động khoa học và giáo dục. Sinh tại xã Nam Hoành, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông từng học nhiều trƣờng lớn nhƣ Trƣờng Điện cao cấp của Pháp và Trƣờng Đại học Oxford của Anh, có bằng Toán học cao cấp của Pháp. Trƣớc Cách mạng tháng Tám 1945, ông dạy học tƣ và làm việc ở nhà máy đèn Huế đồng thời hoạt động trong phong trào Hƣớng đạo sinh. Ông chuyên nghiên cứu toán học lý thuyết và toán học ứng dụng. Sau Cách mạng và trong thời gian kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954), Tạ Quang Bửu giữ các chức vụ: Thứ trƣởng Bộ Quốc phòng; Ủy viên Quân sự ủy viên hội; thành viên trong phái đoàn Chính phủ nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Phôngtennơblô năm 1946, Hội nghị Giơnevơ năm 1954. Hòa bình lập lại, ông làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nƣớc và Giám đốc Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội (1954 - 1965). Từ 1965 - 1976, làm Bộ trƣởng Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp. Ông là đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VI, Phó Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam và Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Xô. Ông đƣợc truy tặng Giải thƣởng Hồ Chí Minh năm 1996.
(4) Phố Vũ Văn Hiếu (Ký hiệu B46)
- Điểm đầu: Công an PCCC Thành phố. - Điểm cuối: Tòa án nhân dân TP Cẩm Phả.
- Chiều dài: 550m, chiều rộng mặt đƣờng: 11 m, vỉa hè mỗi bên từ 2-3m. Mặt đƣờng: Bê tông.
- Ý nghĩa tên gọi: Vũ Văn Hiếu (1907-1943), quê quán ở Văn Định, xã Quần Phƣơng Thƣợng, tổng Quần Phƣơng, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Năm 1928, kỳ bộ Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội Bắc Kỳ quyết định cử cán bộ, hội viên đi “Vô sản hoá” ở các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền…, đến Hòn Gai để thực hiện “Vô sản hoá”. Tháng 10-1929, ông đƣợc Chi bộ Đông Dƣơng cộng sản Đảng ở Hòn Gai giao nhiệm vụ thử thách, đến sinh hoạt tại Chi bộ Hòn Gai và đƣợc giao nhiệm vụ xây dựng cơ sở ở Hà Tu - Núi Béo… Trong thời gian này ông đã xây dựng đƣợc ở Hà Tu một số cơ sở trong công nhân mỏ Tháng 4-1930, Đảng uỷ mỏ Hòn Gai - Cẩm Phả và Đảng uỷ Uông Bí - Vàng Danh đƣợc thành lập; Vũ Văn Hiếu làm Bí thƣ Đảng uỷ mỏ Hòn Gai -
48 Cẩm Phả. Ông bị bắt ngày 17/5/1930. Sau khi ra khỏi nhà giam, Vũ Văn Hiếu bắt tay vào việc khôi phục cơ sở, gây dựng lại phong trào và cùng với Nguyễn Công Hoà, đƣợc cấp trên điều từ Hải Phòng sang tham gia Đảng uỷ Hòn Gai - Cẩm Phả, để gây dựng lại và phát triển phong trào. cuối tháng 10-1930, Phạm Văn Ngọ là Xứ uỷ viên Xứ uỷ Bắc Kỳ trực tiếp chỉ đạo việc hình thành Đảng bộ Đặc khu uỷ mỏ Đông Triều - Hòn Gai - Cẩm Phả và Vũ Văn Hiếu đƣợc chỉ định làm Bí thƣ và trở thành ngƣời Bí thƣ Đặc khu uỷ đầu tiên của khu mỏ Quảng Ninh. Ngày 9-2-1931, Vũ Văn Hiếu cùng một số đồng chí khác bị địch bắt ngay tại cơ quan Đảng uỷ Cẩm Phả - Cửa Ông. Ngày 13-5-1931, thực dân Pháp đƣa Vũ Văn Hiếu ra xử kết án 20 năm tù cầm cố và đầy ra nhà lao Côn Đảo. Tháng 11-1936, Vũ Văn Hiếu đƣợc trả tự do. Sau đó ông tiếp tục hoạt động cách mạng. Đến năm 1940, Vũ Văn Hiếu bị mật thám Pháp bắt bị đày ra Côn Đảo lần thứ hai. Tại đây, ông bị bệnh nặng và mất trong tù. Vũ Văn Hiếu đã hiến dâng trọn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; là tấm gƣơng sáng ngời về lòng trung thành vô hạn với lý tƣởng cộng sản. Lẽ sống và phẩm chất cách mạng của ông đã trở thành biểu tƣợng “Sống vì Đảng, mà chết cũng không rời Đảng”.Bí thƣ Đảng ủy Mỏ than Quảng Ninh đầu tiên.
(5) Phố Nguyễn Trãi (Ký hiệu B47)
- Điểm đầu: Cạnh nhà bà Chếch - tổ 4 Diêm Thủy - Điểm cuối: Chung cƣ Cẩm Bình.
- Chiều dài: 380m, chiều rộng mặt đƣờng: 7-10 m, vỉa hè mỗi bên từ 2- 3m. Mặt đƣờng: Bê tông.
- Ý nghĩa tên gọi: Nguyễn Trãi (1380-1442), tên tự là Ức Trai, sinh ở Thăng Long, quê gốc ở làng Chi Ngại, xã Cộng Hoà, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng. Ông là nhà chính trị, quân sự, ngoại giao kiệt xuất, nhà văn lớn, nhà thơ lớn với nhiều tác phẩm nổi tiếng. Ông đỗ tiến sĩ khoa Canh Thìn (1400), có công rất lớn trong cuộc kháng chiến chống xâm lƣợc Minh thế kỷ XV. Nguyễn Trãi là quân sƣ số một của Lê Lợi, vạch kế hoạch mƣu lƣợc cho nghĩa quân Lam Sơn về mọi phƣơng diện: chính trị, quân sự, ngoại giao, góp công lớn cho cuộc kháng chiến chống Minh. Vì bản tính Nguyễn Trãi cƣơng trực nên sau cuộc kháng chiến chống Minh một thời gian ông bị gian thần ganh ghét. Ông xin về trí sĩ tại Côn Sơn. Giai đoạn từ năm 1439, Nguyễn Trãi trở lại nhận chức dƣới triều vua Lê Thái Tông cho tới khi bị sát hại năm 1442, công việc chính của ông là trông coi quân dân hai đạo Đông và Bắc, mà Đông đạo hồi ấy tức là vùng đất An Bang cũ (Quảng Ninh ngày nay). Nguyễn Trãi đã có nhiều tác phẩm về vùng đất này nhƣ quyển Dƣ địa chí, thơ Bạch đằng hải khẩu (Cửa bể Bạch Đằng), Quan hải (cửa bể), Quan duyệt thủy trện (xem duyệt thuy trận), Vân Đồn, đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự (đề chùa Hoa Yên trên núi Yên Tử), đề Ngọc Thanh quán (đề quán Ngọc Thanh), đề Đông Sơn tự (đề chùa Đông Sơn), đề Bão Phúc nham (đề vách núi Bão Phúc), Tĩnh An vãn lập (buổi chiều đứng ở châu Tĩnh An)…
49
(6) Phố Lương Văn Can (Ký hiệu B48)
- Điểm đầu: bờ khe phƣờng Cẩm Đông.
- Điểm cuối: bờ khe Ba Toa (đƣờng sau trƣờng Chu Văn An).
- Chiều dài: 1.270m, chiều rộng mặt đƣờng: 5 m, vỉa hè mỗi bên từ 2-3m. Mặt đƣờng: Bê tông.
- Ý nghĩa tên gọi: Lƣơng Văn Can (1854-1927) quê làng Nhị Khê, huyện Thƣờng Tín nay thuộc Hà Nội. Ông liên kết với các chí sĩ lập ra trƣờng Đông Kinh nghĩa thục, hƣởng ứng và phát động phong trào Duy tân ở Hà Nội. Bị bắt và giam hơn 7 năm, ông trở về Hà Nội dạy học, mở trƣờng Ôn Nhƣ và chuyên tâm soạn sách. Ông để lại nhiều tác phẩm nghiên cứu có giá trị.
(7) Phố Ngô Gia Tự (Ký hiệu B49)
- Điểm đầu: Tiếp giáp cống xanh. - Điểm cuối: nhà ô Dũng.
- Chiều dài: 1.000m, chiều rộng mặt đƣờng: 5 m, vỉa hè mỗi bên từ 2-3m. Mặt đƣờng: Bê tông.
- Ý nghĩa tên gọi: Lƣơng Văn Can (1854-1927) quê làng Nhị Khê, huyện Thƣờng Tín nay thuộc Hà Nội. Ông liên kết với các chí sĩ lập ra trƣờng Đông Kinh nghĩa thục, hƣởng ứng và phát động phong trào Duy tân ở Hà Nội. Bị bắt và giam hơn 7 năm, ông trở về Hà Nội dạy học, mở trƣờng Ôn Nhƣ và chuyên tâm soạn sách. Ông để lại nhiều tác phẩm nghiên cứu có giá trị.
(8) Phố Trần Quang Khải (Ký hiệu B50)
- Điểm đầu: Cạnh nhà ông Sỹ. - Điểm cuối: Bãi cát nhà ông Hùng.
- Chiều dài: 1.00m, chiều rộng mặt đƣờng: 7 m, vỉa hè mỗi bên từ 2-3m. Mặt đƣờng: Bê tông.
- Ý nghĩa tên gọi: Trần Quang Khải (1241 - 1294) là danh tƣớng, đại thần thời nhà Trần. Ông học nhiều biết rộng, có tài văn chƣơng, giỏi việc quân sự, tƣớc Chiêu Minh Vƣơng, đến năm 1271 đƣợc cử giữ chức Tƣớng quốc Thái úy, rồi thăng chức Thái sƣ. Đời vua Trần Nhân Tông, năm Thiệu Bảo thứ 4, khi quân Nguyên xâm lăng bờ cõi nƣớc Nam, ông đƣợc phong chức Thƣợng tƣớng Thái sƣ, lãnh binh trấn giữ mặt Nam đất Nghệ An. Năm 1271, ông làm Tƣớng quốc thái úy, trở thành đại thần đầu triều nắm giữ việc nƣớc, đứng trên cả Hƣng Đạo Vƣơng Trần Quốc Tuấn. Trong lần chống quân nguyên Mông lần 2 (1285), Ông đƣợc cử làm tƣớng tổng chỉ huy chiến dịch Chƣơng Dƣơng và Thăng Long. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, lực lƣợng của Trần Quang Khải đẩy lùi quân Nguyên ra khỏi hai vị trí trọng yếu này.
(9) Phố Lê Qúy Đôn (Ký hiệu B51)
- Điểm đầu: vƣờn hoa dự án Xi Măng - Điểm cuối: Cạnh nhà ông Tuấn xi măng.
50 - Chiều dài: 920m, chiều rộng mặt đƣờng: 5 m, vỉa hè mỗi bên từ 2-3m. Mặt đƣờng: Bê tông.
- Ý nghĩa tên gọi: Lê Quý Đôn (1726-1784), quê quán tại làng Diên Hà, xã Độc Lập, huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình. Ông làm quan nhà Hậu Lê, đồng thời cũng là một nhà khoa học xuất sắc trong nhiều lĩnh vực vào thế kỷ XVIII. Với tài trí thông minh và kiến thức uyên bác, ông đã để lại cho hậu thế rất nhiều thƣ tịch tài liệu có giá trị với nhiều thể loại nhƣ: sách địa chí, lịch sử, thơ văn, triết học, lý số…
(10) Phố Ngô Sỹ Liên (Ký hiệu B52)
- Điểm đầu: xƣởng nhà ông Mực - Điểm cuối: Sau dãy nhà nghỉ 868.
- Chiều dài: 320m, chiều rộng mặt đƣờng: 5 m, vỉa hè mỗi bên từ 2-3m. Mặt đƣờng: Bê tông.
- Ý nghĩa tên gọi: Ngô Sĩ Liên (?-?) là sử gia đời Lê Thái Tông, quê xã Chúc Lý, huyện Chƣơng Đức, nay là Chƣơng Mĩ, Hà Nội. Ông đỗ tiến sĩ năm 1442, làm Tả thị lang Bộ Lễ, rồi giữ việc biên soạn sử sách ở Viện Hàn Lâm, sau làm đến Đô Ngự Sử. Ông có công biên soạn bộ Đại Việt Sử ký toàn thƣ, bộ sử học có giá trị, ra đời sớm trong khoa học lịch sử nƣớc ta.
(11) Phố Nguyễn Khuyến (Ký hiệu B53)
- Điểm đầu: Tiếp giáp với Quốc lộ 18A (đƣờng Lê Thanh Nghị) tại km149+500, cạnh công ty vinfast.
- Điểm cuối: nhà bà Gấm, khu Diêm Thủy.
- Chiều dài: 380m, chiều rộng mặt đƣờng: 5-14 m, vỉa hè mỗi bên từ 2- 3m. Mặt đƣờng: Bê tông nhựa
- Ý nghĩa tên gọi: Nguyễn Khuyến (1835-1090), tên thật là Nguyễn Thắng, hiệu là Quế Sơn, tự Miễu Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Từ nhỏ Nguyễn Khuyến nổi tiếng là một ngƣời thông minh, hiếu học. Năm 1864, Nguyễn Khuyến đỗ đầu cử nhân (tức Giải nguyên) trƣờng Hà Nội. Đến năm 1871, ông mới đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên (Hoàng giáp). Từ đó, Nguyễn Khuyến thƣờng đƣợc gọi là Tam Nguyên Yên Đổ. Năm 1873, ông đƣợc bổ làm Đốc Học, rồi thăng Án Sát tại tỉnh Thanh Hóa. Năm 1877, ông thăng Bố Chính tỉnh Quảng Ngãi. Sang năm sau, ông bị giáng chức và điều về Huế, giữ một chức quan nhỏ với nhiệm vụ toản tu Quốc Sử Quán. Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây. Các tác phẩm gồm có Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ, cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng. Quế sơn thi tập khoảng 200 bài thơ bằng chữ Hán và 100 bài thơ bằng chữ Nôm với nhiều thể loại khác nhau. Có bài Nguyễn Khuyến viết bằng chữ Hán rồi dịch ra tiếng Việt, ví dụ: Bạn đến chơi nhà hoặc ông viết bằng chữ Việt rồi dịch sang chữ Hán.
51
(12) Phố Dã Tượng (Ký hiệu B54)
- Điểm đầu: Vƣờn hoa sau vincom.
- Điểm cuối: Dự án Xi măng, khu Diêm Thủy
- Chiều dài: 250m, chiều rộng mặt đƣờng: 10-15 m, vỉa hè mỗi bên từ 2- 3m. Mặt đƣờng: Bê tông nhựa.
- Ý nghĩa tên gọi: Dã Tƣợng (Thế kỷ XIII) Dã Tƣợng là gia nô trung thành, thân tín của Trần Hƣng Đạo. Ông có tài thuần phục và chỉ huy đội voi (Dã Tƣợng có nghĩa là voi rừng) (tƣợng binh) ở Vạn Kiếp còn Yết Kiêu là ngƣời chỉ huy đội lính đánh sông. Dã tƣợng đã lập nhiều chiến công trong Kháng chiến chống Nguyên - Mông, đời Trần. Ông cùng với Yết Kiêu, Cao Mang, Đại Hành và Nguyễn Địa Lô là 5 thuộc hạ tài giỏi và trung thành của Hƣng Đạo Vƣơng. Ông nổi tiếng là một tƣớng dũng cảm tài giỏi dƣới trƣớng của Trần Hƣng Đạo. Trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên, ông đóng góp đắc lực, tận tình bảo vệ chủ tƣớng. Ông và Yết Kiêu có công lớn trong trận bắt sống Toa Đô.
(13) Phố Nguyễn Bỉnh Khiêm (Ký hiệu B55)
- Điểm đầu: vƣờn hoa sau vincom.
- Điểm cuối: nhà ông Mở tổ 7 Diêm Thủy.
- Chiều dài: 450m, chiều rộng mặt đƣờng: 15 m, vỉa hè mỗi bên từ 2-3m. Mặt đƣờng: Nhựa
- Ý nghĩa tên gọi: Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), tên huý là Nguyễn Văn Đạt, tên tự là Hanh Phủ, hiệu là Bạch Vân cƣ sĩ, đƣợc các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử, là một trong những nhân vật có ảnh hƣởng nhất của lịch sử cũng nhƣ văn hóa Việt Nam trong thế kỷ XVI. Nhà tƣ tƣởng, nhà tho lớn của thế kỷ XVI. Ông ngƣời làng Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo (nay thuộc thành phố Hải Phòng). Năm 45 tuổi ông đỗ trạng nguyên làm quan dƣới triều Mạc từ Lại Bộ Tả thi lang, đến Thƣợng thƣ Bộ Lại, tƣớc Trình Tuyên hầu, khi mất dƣợc phong Quốc Công. Ngƣời đời quen gọi là Trạng Trình. 70 tuổi, ông về hƣu mở trƣờng dạy học, viết sách lấy hiệu là Bạch Vân cƣ sỹ, Tuyết Giang phu tử, tự Hạnh Phủ. Tƣơng truyền ông giỏi lý số, làm nhiều câu sấm ngữ, để lại nhiều câu Hán - Nôm trong tập Bạch Vân thi tập, Bạch Vân quốc ngữ thi tập.
(14) Phố Thủy Cơ (Ký hiệu B56)
- Điểm đầu: Chợ Cẩm Đông, tiếp giáp đƣờng Bà Triệu đang dự kiến đặt tên tại Đề án.
- Điểm cuối: Ngã 3 phố Cẩm Bình (cạnh trụ sở cơ quan phƣờng).
- Chiều dài: 700m, chiều rộng mặt đƣờng: 4-8 m, vỉa hè mỗi bên từ 2-3m. Mặt đƣờng: Bê tông.
- Ý nghĩa tên gọi: Là tên gọi cũ của phƣờng Cẩm Bình.