Sơ lược quá trình hình thành và phát triển thị trường công cụ phái sinh cho một số hàng hóa năng lượng [1,

Một phần của tài liệu 14062012tapchidaukhi (Trang 61 - 62)

III. Kết quả và thảo luận

3. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển thị trường công cụ phái sinh cho một số hàng hóa năng lượng [1,

công cụ phái sinh cho một số hàng hóa năng lượng [1, 2, 3, 6, 7, 8]

Các công cụ phái sinh được sử dụng trong ngành nông nghiệp Mỹ từ giữa thế kỷ XVIII, là công cụ chính trên thị trường lãi suất và thị trường ngoại hối của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, những công cụ này mới chỉ được sử dụng trong lĩnh vực năng lượng trong khoảng 30 năm qua khi giá cả trên thị trường năng lượng không còn bị điều tiết như trước. Công cụ phái sinh cho hàng hóa năng lượng chỉ xuất hiện vào những năm cuối thập niên 70 của thế kỷ XX, với sự ra đời của các hợp đồng tương lai cho dầu sưởi trên Sàn giao dịch hàng hóa New York năm 1978.

Về mặt lý thuyết, thị trường tài chính phái sinh và thị trường hàng hóa thực tế độc lập với nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, các thị trường này có quan hệ mật thiết với nhau. Ví dụ, nếu một nhà sản xuất dầu muốn bảo hiểm cho hoạt động sản xuất của mình và chốt giá dầu sản xuất ra trong

KINH‱T ‱-‱QU N‱LÝ‱D U‱KHÍ

tương lai thì nhà sản xuất này có thể sử dụng các hợp đồng tương lai giao dịch trên Sàn giao dịch hàng hóa New York (NYMEX) đối với dầu thô WTI hay Sàn giao dịch hàng hóa quốc tế (ICE) hoặc Sàn giao dịch dầu quốc tế (IPE) đối với dầu thô ngọt nhẹ Brent Biển Bắc (dầu Brent).

Trong số các hàng hóa năng lượng, công cụ tài chính phái sinh được áp dụng sớm nhất trong quản lý rủi ro giá dầu. Sự xuất hiện các hợp đồng tương lai và các sản phẩm tài chính dựa trên tài sản gốc là dầu thô vào những năm 80 của thế kỷ trước có nguồn gốc từ các cú sốc giá dầu mỏ năm 1973 và 1979. Lệnh cấm vận dầu của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ A-rập (OAPEC)2 năm 1973 và cuộc cách mạng của Iran năm 1979 đã làm dấy lên nỗi lo sợ về tình trạng thiếu nguồn cung dầu thô. Các cú sốc dầu, đặc biệt là cú sốc dầu thứ hai đã buộc ngành dầu mỏ phải thực hiện tái cấu trúc và cho ra đời thị trường giao ngay hoạt động tự do.

Trong những năm 70 của thế kỷ trước, khi các công ty dầu quốc gia tại Trung Đông nắm quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên dầu mỏ quan trọng, các công ty dầu quốc tế lớn không còn khả năng dựa vào các mỏ dầu tự khai thác và phân tán rủi ro giá dọc theo chuỗi giá trị từ khâu thượng nguồn đến hạ nguồn. Do đó, các công ty lớn buộc phải tìm kiếm nguồn cung dầu theo các hợp đồng dài hạn có giá cố định với các nước cung cấp dầu. Tuy nhiên, khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nâng giá dầu từ mức 12,70 USD/thùng vào cuối năm 1978 lên 32 USD/thùng cuối năm 1980 do các động cơ kinh tế chính trị từ Iran và Libya, các công ty dầu lớn phải chuyển sang thị trường giao ngay nơi có giá cả thấp hơn.

Khi thị trường giao ngay hoạt động tự do ra đời, nguồn cung dầu trong các hợp đồng dài hạn chuyển dịch ngày càng nhiều sang thị trường này. Thêm vào đó, sản lượng dầu mới gia tăng từ khu vực ngoài OPEC chủ yếu được giao dịch trên thị trường giao ngay. Khi thị trường có thêm các nguồn cung giá rẻ từ biển Bắc và Mexico, mức giá OPEC định ra cho dầu thô các nước này sản xuất ra đã không theo sát thị trường. Vì vậy, OPEC buộc phải tiến hành đợt giảm giá mạnh chưa từng thấy, từ mức 34USD/ thùng xuống còn 29USD/thùng vào tháng 3/1983. Có thể thấy, phát triển giao dịch trên thị trường giao ngay đồng nghĩa với việc dầu được định giá một cách minh bạch theo tương quan cung cầu, không theo ý chí của các nước OPEC như trước kia.

Việc bỏ các quy định kiểm soát giá đối với dầu cũng góp phần mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên minh bạch giá. Năm 1981, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan bỏ kiểm soát giá nội địa đối với dầu thô do Richard Nixon đặt ra vào những năm 1970. Nhờ đó, các loại dầu thô của Mỹ như dầu thô Tây Texas (WTI) và dầu thô ngọt nhẹ Louisiana (LLS) được trao đổi theo giá niêm yết công khai trên thị trường.

Hợp đồng tương lai cho dầu thô WTI của NYMEX được tung ra trên thị trường vào ngày 30/3/1983, trùng thời điểm với quyết định giảm giá mang tính lịch sử của OPEC. Mặc dù thời điểm là trùng hợp nhưng sự xuất hiện của công cụ phái sinh cho dầu thô này chủ yếu liên quan đến quá trình phi điều tiết đang diễn ra tại Mỹ, sự kết thúc thời kỳ của cartel độc quyền và sự ra đời của cơ chế định giá tự do, minh bạch hơn trên thị trường.

Năm 1986, Saudi Arabia quyết định đưa ra thị trường một lượng cung dầu lớn, khiến cho giá dầu sụt giảm mạnh từ mức 31,75USD/thùng tháng 11/1985 xuống còn 9,75USD/thùng tháng 4/1986. Sự sụt giảm giá đột ngột đã khiến cho các công ty dầu thấy cần thiết phải sử dụng công cụ tài chính phái sinh để bảo hiểm rủi ro giá. Đã có khoảng 8.313.529 hợp đồng tương lai cho dầu thô được giao dịch tại NYMEX vào năm 1986, tăng tới 2472,6% so với thời điểm ra mắt 3 năm trước đó. Khi cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất nổ ra vào tháng 8/1990, giá dầu thô đã tăng từ 21USD lên 46USD chỉ trong vòng hơn 2 tháng. Đến thời điểm này, các công ty dầu càng nhận rõ tầm quan trọng của các công cụ phái sinh trong quản lý rủi ro để tránh các hậu qủa khôn lường do biến động giá gây nên.

Khi NYMEX đã khá sôi động với các giao dịch hợp đồng tương lai cho dầu thô WTI thì tại châu Âu, Sàn giao dịch dầu quốc tế (IPE) vẫn thất bại trong việc tung ra hợp đồng tương lai cho dầu Brent. Sau hai lần thất bại, hợp đồng tương lai cho dầu Brent cũng ra mắt thành công tại IPE vào ngày 23/6/1988, chậm hơn 5 năm so với thị trường Mỹ.

Cuộc cải cách tài chính diễn ra tại thị trường dầu ở các nước phương Tây vào những năm 1980, còn ở châu Á sau đó một thời gian khá lâu (vào khoảng đầu thế kỷ XXI). Khu vực châu Á - Thái Bình Dương được coi là khu vực tăng trưởng mạnh nhu cầu năng lượng, là trung tâm đầu tư cho dầu, khí và điện. Tại đây, mối quan tâm hàng đầu luôn

Một phần của tài liệu 14062012tapchidaukhi (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)