OAPEC (Organization of Arab Petroleum Exporting Countries) là tổ chức liên chính phủ, được thành lập năm 1968, có trụ sở tại Kuwait Bảy nước thành viên của OAPEC đều tham gia OPEC.

Một phần của tài liệu 14062012tapchidaukhi (Trang 62 - 63)

III. Kết quả và thảo luận

2OAPEC (Organization of Arab Petroleum Exporting Countries) là tổ chức liên chính phủ, được thành lập năm 1968, có trụ sở tại Kuwait Bảy nước thành viên của OAPEC đều tham gia OPEC.

61 DẦU KHÍ-S渦 5/2012 là an toàn nguồn cung, không phải là rủi ro giá. Các công

cụ quản lý rủi ro năng lượng, nhất là hợp đồng tương lai đã nhiều lần được áp dụng nhưng không thành công.

Tránh rủi ro chứ không phải là quản lý rủi ro từng là khái niệm xuất hiện phổ biến trên thị trường dầu châu Á. Tuy nhiên, quan điểm này đã thay đổi khi làn sóng phi điều tiết và tư nhân hóa trong lĩnh vực năng lượng được thúc đẩy tại khu vực. Hơn nữa, sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào dầu nhập khẩu sẽ dẫn đến tình trạng biến động giá và bất ổn nguồn cung. Do đó, nhu cầu sử dụng các công cụ quản lý rủi ro ngày càng gia tăng trên thị trường châu Á. Quản lý rủi ro, từng bị coi là khái niệm không quan trọng, nay cũng đã trở thành công cụ quản lý cốt yếu tại khu vực này. Tuy nhiên, so với những thị trường đã phát triển tại châu Âu và Bắc Mỹ, thị trường phái sinh năng lượng tại châu Á mới chỉ bắt đầu phát triển cấu trúc giao dịch tài chính cần thiết để quản lý rủi ro giá năng lượng.

Trong quá trình phát triển, thị trường phái sinh năng lượng châu Á có những nét khác biệt nhất định so với châu Âu và Mỹ. Tại châu Á, bên cạnh các loại dầu được coi là dầu chỉ định giá cho dầu thô như Tapis và Dubai, thị trường còn sử dụng nhiều loại dầu thô khác nhau của Indonesia, Úc, Trung Quốc, Việt Nam và Alaska. Trong khi đó, châu Âu và Mỹ chỉ sử dụng một định chuẩn cho dầu thô như WTI hay Brent hoặc sử dụng một loại sản phẩm dầu chuẩn. Một khác biệt đáng kể nữa là phần lớn các công cụ giao dịch trên thị trường phái sinh châu Á thường ngắn hạn, dưới 1 năm, không giống như các công cụ được định hạn lâu hơn tại châu Âu và Bắc Mỹ.

Đối với các sản phẩm năng lượng khác như điện và khí thiên nhiên, thị trường hàng hóa thực tế phân tán theo khu vực địa lý và không đạt được mức độ thống nhất cao như thị trường dầu. Điều này xuất phát từ đặc điểm điện và khí thiên nhiên là loại hàng hóa không cất trữ được; việc phân phối những sản phẩm này đến người tiêu dùng phụ thuộc vào hệ thống truyền tải và phân phối cho từng khu vực. Tuy nhiên, mặc dù muộn hơn thị trường dầu nhưng thị trường phái sinh cho điện và khí thiên nhiên cũng đã được hình thành và phát triển khi quá trình phi điều tiết diễn ra trong các ngành này. Hợp đồng tương lai đầu tiên cho khí thiên nhiên và điện xuất hiện trên sàn giao dịch NYMEX lần lượt vào các năm 1990 và 1996. Do đặc thù hàng hóa như trên nên tốc độ và mức độ phát triển các công cụ phái sinh cho điện và khí thiên nhiên không nhanh và mạnh như đối với dầu.

Đến nay, sau hơn 30 năm kể từ khi các công cụ tài chính phái sinh được áp dụng cho hàng hóa năng lượng, thị trường này đã phát triển mạnh cùng với nhu cầu tự bảo hiểm ngày càng gia tăng, sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và sự tham gia của hệ thống các ngân hàng thương mại - đầu tư. Giao dịch thương mại trên thị trường phái sinh có thể lớn gấp hàng chục lần so với giao dịch hàng hóa trên thị trường thực tế. Trong tương lai, khi tình hình kinh tế - chính trị thế giới còn nhiều bất ổn, làn sóng phi điều tiết trong ngành năng lượng còn tiếp tục diễn ra, quá trình tư nhân hóa và tự do hóa thương mại trong lĩnh vực năng lượng được thúc đẩy ở nhiều nước, thị trường phái sinh năng lượng sẽ còn tiếp tục phát triển không ngừng.

Một phần của tài liệu 14062012tapchidaukhi (Trang 62 - 63)