Triển vọng phát triển thị trường phái sinh cho ngành năng lượng Việt Nam [2, 9, 10]

Một phần của tài liệu 14062012tapchidaukhi (Trang 63 - 65)

III. Kết quả và thảo luận

4.Triển vọng phát triển thị trường phái sinh cho ngành năng lượng Việt Nam [2, 9, 10]

năng lượng Việt Nam [2, 9, 10]

Như trên đã đề cập, các công cụ phái sinh đặc biệt hữu hiệu trong quản lý rủi ro giá, một loại rủi ro gắn liền với thị trường hàng hóa năng lượng do đặc điểm giá cả những mặt hàng này có thể biến động rất mạnh theo sự chuyển dịch cung cầu hay dưới tác động của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội. Khi thị trường năng lượng hoạt động tự do, giá cả các sản phẩm trên thị trường này có thể biến động nhiều hơn so với các loại hàng hóa khác. Giá cả biến động nhanh chóng không chỉ đe dọa ngân sách và kế hoạch tài chính mà còn khiến các khoản đầu tư cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh có mức độ rủi ro cao hơn. Do rủi ro giá đóng vai trò thống trị trong ngành năng lượng nên việc sử dụng công cụ phái sinh là xu hướng tất yếu nhằm giúp các công ty năng lượng, các nhà đầu tư và khách hàng quản lý được rủi ro phát sinh từ sự biến động lớn của giá sản phẩm năng lượng.

Tuy nhiên, quản lý rủi ro giá hiện vẫn còn tương đối mới mẻ và chưa trở thành nhu cầu thiết yếu trong ngành năng lượng Việt Nam vì cho đến nay, các hàng hóa trên thị trường năng lượng chủ yếu vẫn chịu sự điều tiết và quản lý của Nhà nước. Thị trường các sản phẩm năng lượng vẫn chưa thực sự phát triển theo hướng trở thành các thị trường tự do cạnh tranh hoàn toàn. Mặc dù Chính phủ đã có chủ trương cho phép các mặt hàng điện, than, xăng dầu phát triển theo cơ chế thị trường nhưng đến nay giá các mặt hàng này vẫn do Nhà nước quy định để góp phần thực hiện các mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Khi làn sóng phi điều tiết chưa được tiến hành triệt để và diễn ra mạnh mẽ, những lĩnh vực này vẫn hoạt động dưới sự bảo hộ của Chính phủ nên ít có nhu

KINH‱T ‱-‱QU N‱LÝ‱D U‱KHÍ

cầu quản lý rủi ro nói chung cũng như quản lý rủi ro giá nói riêng.

Trong tương lai, cùng với quá trình phi điều tiết trong lĩnh vực năng lượng và quá trình hội nhập vào thị trường thế giới, việc sử dụng các công cụ phái sinh để quản lý rủi ro sẽ trở thành nhu cầu tất yếu của các doanh nghiệp năng lượng Việt Nam. Tùy vào đặc điểm của từng loại hàng hóa, khả năng áp dụng và mức độ áp dụng các công cụ phái sinh có thể khác nhau. Thị trường các công cụ phái sinh chỉ có thể phát triển khi thị trường tài sản gốc hay tài sản cơ sở hoạt động tốt. Với các hàng hóa không cất trữ được như điện, khí thiên nhiên, các nhà quản lý rủi ro có thể gặp phải nhiều khó khăn hơn khi đánh giá các rủi ro gắn với các công cụ phái sinh cho những mặt hàng này.

Bên cạnh những cản trở liên quan trực tiếp đến thị trường tài sản gốc của các công cụ phái sinh, việc áp dụng các công cụ này còn có thể bị hạn chế bởi các vấn đề liên quan đến điều kiện kinh tế, môi trường chính sách, hệ thống pháp lý và các vấn đề về kế toán. Nhìn một cách tổng quát, mức độ áp dụng các công cụ phái sinh ở Việt Nam còn rất hạn chế trước hết là do xuất phát điểm thấp của nền kinh tế chưa cho phép áp dụng các kỹ thuật tài chính hiện đại. Nói cách khác, thói quen và tập quán kinh doanh là những cản trở lớn đối với quá trình phổ biến các công cụ phái sinh ở nước ta. Tiếp theo là những trở ngại về mặt pháp lý đối với sự phát triển thị trường phái sinh. Đó chính là những quy định pháp luật còn thiếu và không phù hợp như quy định về mức thuế đánh trên lãi thu được từ việc thực hiện nghiệp vụ hoán đổi. Một trở ngại lớn khác là trở ngại liên quan đến vấn đề hạch toán kế toán. Hạch toán kế toán dường như chỉ chú trọng tới phần lãi/lỗ thực tế phát sinh, trong khi phần lãi/lỗ dự kiến, chưa phát sinh dường như chưa được quan tâm. Ngoài ra, còn một số vấn đề khác như: tác động của các công cụ phái sinh không rõ ràng trong các báo cáo tài chính; hướng dẫn kế toán đối với các công cụ phái sinh và hoạt động tự bảo hiểm chưa hoàn chỉnh, không nhất quán và khó áp dụng. Để các công cụ phái sinh năng lượng được triển khai hiệu quả và bền vững, cần tránh tình trạng các công cụ phòng chống rủi ro này bị sử dụng vào các mục đích đầu cơ không lành mạnh. Các cơ quan quản lý nhà nước cần phối hợp thực hiện một số giải pháp vĩ mô nhằm bước đầu định hình và phát triển thị trường này trong tương lai. Trước mắt, cần tập trung vào các biện pháp như: xây dựng, điều chỉnh khung pháp lý phù hợp; nâng cao hiệu quả thị trường thông qua việc công khai hóa và minh

bạch hóa thông tin; thay đổi, hoàn thiện những quy định tài chính kế toán liên quan.

Bên cạnh các giải pháp mang tính vĩ mô, thị trường phái sinh muốn phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả còn cần có sự nỗ lực của tất cả các chủ thể kinh tế tham gia trực tiếp vào thị trường này. Riêng đối với các doanh nghiệp năng lượng Việt Nam, quản lý rủi ro bằng các công cụ phái sinh hiện vẫn là một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ nên trước mắt cần tập trung nghiên cứu các công cụ quản trị rủi ro, nghiệp vụ tự bảo hiểm cũng như cách thức tham gia các sàn giao dịch lớn trên thế giới, phát triển công tác phân tích dự báo thị trường và trang bị một đội ngũ cán bộ được đào tạo bài bản, đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong quá trình triển khai.

Tài liệu tham khảo

1. Energy Charter Secretariat, 2007. Putting a price on energy - International pricing mechanisms for oil and gas.

2. Energy Information Administration, 2002.

Derivatives and risk management in the petroleum, natural gas and electricity industries.

3. Energyrisk.com, 2009. Oil Derivatives: In the beginning.

4. Global Association of Risk Professionals, 2009.

Foundations of energy risk management: An overview of the energy sector and its physical and i nancial markets.

5. International Energy Agency, 2011. The mechanics of the derivatives markets: What they are and how they function - special supplement to the April 2011 oil market report.

6. Peter C.Fusaro, 2003. Why oil trading & paper markets are dif erent in Asia Pacii c. Asian Oil - Commodities Now.

7. S. Stoft, T. Belden, C. Goldman, and S. Pickle, 1998.

Primer on electricity futures and other derivatives.

8. S.J. Deng, S.S. Oren, 2006. Electricity Derivatives and Risk Management, Energy 31, p. 940 - 953, www. sciencedirect.com.

9. Tổng công ty Dầu Việt Nam, 2008. Báo cáo nghiên cứu lập sàn giao dịch dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ.

10. Trần Thị Thuận Thành, Học viện Tài chính, 2007.

63 DẦU KHÍ-S渦 5/2012

Một phần của tài liệu 14062012tapchidaukhi (Trang 63 - 65)