Hỗ trợ hình thành, phát triển 3.000 doanh nghiệp khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu 14062012tapchidaukhi (Trang 77)

III. Kết quả và thảo luận

Hỗ trợ hình thành, phát triển 3.000 doanh nghiệp khoa học công nghệ

có sức chứa tối thiểu 350.000 thùng dầu, khả năng xử lý 18.000 thùng/ngày và làm việc liên tục trên 10 năm tại mỏ. Đây là kho nổi thứ 6 do PTSC đầu tư và trực tiếp triển khai.

Tổng giám đốc PTSC Nguyễn Hùng Dũng cho biết, với một khối lượng công việc đồ sộ khi tiếp quản dự án từ nhà thầu Fred Olsen với tiến độ thực hiện dự án chỉ có 17 tháng với áp lực rất cao là một thách thức cực kỳ to lớn đối với PTSC. PTSC cam kết sẽ thực hiện dự án đúng tiến độ, an toàn, chất lượng, góp phần gia tăng sản lượng khai thác dầu thô và đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho các bên.

Theo thỏa thuận, PTSC đảm nhận vai trò tổng thầu EPCI, đảm nhiệm tổ chức quản lý khối lượng công việc từ thiết kế, mua sắm, sửa chữa, chạy thử, vận chuyển, đầu mối, lắp đặt ngoài khơi, vận hành và bảo dưỡng trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng. Kho nổi FPSO dự kiến sẽ đón nhận dòng dầu đầu tiên tại mỏ Thăng Long - Đông Đô vào cuối năm 2013.

Đó là một trong những mục tiêu của Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KHCN) và tổ chức KHCN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 592/QĐ-TTg. Chương trình có hiệu lực từ ngày 22/5/2012 và được thực hiện đến hết năm 2015. Theo quyết định này, mục tiêu của Chương trình nhằm hỗ trợ hình thành và phát triển 3.000 doanh nghiệp KHCN; thành lập 100 cơ sở và đầu mối ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KHCN, trong đó tập trung chủ yếu tại các viện nghiên cứu, trường đại học. Đồng thời, hỗ trợ 1.000 cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, các nhóm nghiên cứu mạnh được ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KHCN tại các cơ sở và đầu mối ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KHCN; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho 5.000 lượt đối tượng thành lập doanh nghiệp KHCN và các đối tượng có liên quan.

Chương trình sẽ khảo sát, phân loại các tổ chức, cá nhân hoạt động KHCN có tiềm lực hình thành doanh nghiệp KHCN, xây dựng cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp KHCN; hỗ trợ các hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm

tạo doanh nghiệp KHCN; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KHCN và hướng dẫn doanh nghiệp KHCN trong việc hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định; tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về việc thành lập, quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp KHCN; hỗ trợ tổ chức KHCN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển doanh nghiệp KHCN và cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KHCN công lập.

Theo kế hoạch, giai đoạn 2012 - 2013, tập trung hướng dẫn thủ tục để công nhận doanh nghiệp KHCN đối với những doanh nghiệp đã đủ điều kiện; hỗ trợ hình thành một số cơ sở, đầu mối ươm tạo công nghệ, ươm doanh nghiệp KHCN và triển khai thực hiện một số nội dung nhiệm vụ của Chương trình; rà soát, xây dựng, tổng hợp kế hoạch và lộ trình chuyển đổi tổ chức KHCN công lập thuộc các Bộ, Ngành, địa phương. Cuối năm 2013, tiến hành sơ kết đánh giá kết quả hỗ trợ tổ chức KHCN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Ngọc Linh

Hỗ trợ hình thành, phát triển 3.000 doanh nghiệp khoa học công nghệ công nghệ

Khánh Linh

Một phần của tài liệu 14062012tapchidaukhi (Trang 77)