Hạ thủy thành công chân đế Hải Thạch

Một phần của tài liệu 14062012tapchidaukhi (Trang 80)

III. Kết quả và thảo luận

Hạ thủy thành công chân đế Hải Thạch

Xí nghiệp Xây lắp Khảo sát và Sửa chữa Công trình Khai thác Dầu khí đã hạ thủy thành công chân đế Hải Thạch đưa xuống sà lan tự phóng bằng phương pháp kéo trượt vào 10 giờ ngày 2/5/2012. Dự án chân đế Hải Thạch có chiều dài 140m, được lắp đặt tại vùng nước sâu 131m, trọng lượng 7.500 tấn. Đây cũng là chân đế lớn nhất, sâu nhất tại Việt Nam từ trước tới nay do Xí nghiệp Xây lắp Khảo sát và Sửa

chữa Công trình Dầu khí thực hiện, phá vỡ kỷ lục của hai chân đế nước sâu trước đây là chân đế Đại Hùng (4.500 tấn) và chân đế Mộc Tinh (6.500 tấn).

Chân đế Hải Thạch hoàn thành xây dựng trên bờ vượt kế hoạch được giao đảm bảo an toàn, chất lượng góp phần giảm chi phí, tiết kiệm thời gian cho chủ đầu tư và đơn vị thi công. Như vậy, với việc hạ thủy thành công chân đế Hải Thạch cùng với những công trình trước đó một lần nữa khẳng định sự trưởng thành vượt bậc về khoa học - kỹ thuật - công nghệ của tập thể CBCNV Xí nghiệp Xây lắp Khảo sát và Sửa chữa Công trình Khai thác Dầu khí, đặc biệt là việc làm chủ hoàn toàn từ khâu thiết kế đến thi công hoàn thiện giàn khai thác nước sâu 150m.

Hoàn thành gói thầu bọc ống cho dự án Sư Tử Trắng

Công ty CP Đầu tư và Xây lắp khí (PVID) cho biết, đã hoàn thành gói thầu bọc ống của dự án Sư Tử Trắng với tổng giá trị hợp đồng hơn 11 triệu USD. Để thực hiện gói thầu này, PVID và Công ty Sofmar (đơn vị tư vấn) đã cải hoán dây chuyền bọc 3LPE/PP thành 5MLPP (3LPP và PP FOAM) theo tiêu chuẩn công nghệ thế giới. Đây là một trong ba dự án có yêu cầu kỹ thuật bọc ống khắt khe nhất hiện nay với các vật liệu và công nghệ bọc đảm bảo yêu cầu vận chuyển khí đa pha ở nhiệt độ cao lên đến 1500C.

Lê Nghĩa Khánh thành Nhà máy Thủy điện Nậm Cắt

Nhà máy Thủy điện Nậm Cắt - công trình thủy điện đầu tiên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã được hoàn thành và khánh thành ngày 10/5/2012. Nhà máy do Công ty CP Điện lực Dầu khí Bắc Kạn (đơn vị thành viên của PV Power) làm chủ đầu tư, có công suất lắp máy 3,2MW hàng năm cung cấp lên hệ thống điện quốc gia khoảng 13 triệu kWh góp phần tích cực đảm bảo năng lượng cho khu vực Tây Bắc nói chung và tỉnh Bắc Kạn nói riêng, mặt khác cũng góp phần tăng thu ngân sách cho tỉnh Bắc Kạn.

Thanh Ngân

Xuất phát từ thực tế, công tác bảo dưỡng sửa chữa có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề an toàn, năng lực sản xuất cũng như tuổi thọ công trình, Tiểu ban Công nghệ Công trình Dầu khí đã dành nhiều thời gian thảo luận về vấn đề này tại kỳ họp lần thứ III của Tiểu ban được tổ chức ngày 11/5/2012 tại Hà Nội.

Được giao chủ trì đề tài nghiên cứu “Tổ chức công tác bảo dưỡng sửa chữa các công trình dầu khí”, đại diện Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) cho rằng, cần nghiên cứu và xây dựng lộ trình hợp lý cho việc thành lập các đơn vị chuyên trách bảo dưỡng sửa chữa phù hợp với năng lực và yêu cầu thực tiễn về bảo dưỡng sửa chữa của các công trình/nhà máy. Hầu hết các nhà máy đang vận hành hiện nay đã được đầu tư nguồn lực và xây dựng tổ chức để tự thực hiện công tác bảo dưỡng sửa chữa. Do đó, theo BSR, việc thay đổi mô hình tổ chức bảo dưỡng sửa chữa sẽ làm thay đổi nguyên lý bảo dưỡng sửa chữa của các nhà máy, nên cần được đánh giá kỹ về tính khả thi. Theo Trưởng Tiểu ban TSKH. Lâm Quang Chiến, nhóm tác giả BSR cần

phối hợp với các đơn vị liên quan (PV Gas, PV Power…) có nghiên cứu cụ thể về hiện trạng công nghệ thiết bị, công tác bảo dưỡng các nhà máy trong khu vực và thế giới; phân tích đặc thù về quy trình công nghệ của từng nhà máy từ đó có cơ sở định hướng cho lãnh đạo Tập đoàn lựa chọn mô hình tổ chức vận hành bảo dưỡng các công trình dầu khí một cách hiệu quả.

Cũng tại kỳ họp lần này, Tiểu ban đã nghe Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) trình bày đề cương xây dựng bộ cơ sở dữ liệu khí tượng, hải văn, động đất, sóng thần phục vụ thiết kế công trình biển do PVU triển khai; nghe Ban Khoa học Công nghệ Tập đoàn trình bày nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu danh mục các tiêu chuẩn, phần mềm hiện có của Tập đoàn và các đơn vị thành viên. Tiểu ban cũng nghiên cứu thảo luận về phương án tối ưu để chế tạo, hạ thủy và lắp đặt chân đế siêu trường, siêu trọng ở vùng nước sâu hơn 100m phù hợp với điều kiện ở Việt Nam; báo cáo tổng thể quá trình triển khai dự án đóng mới giàn khoan tự nâng 90m nước Tam Đảo 03.

Hải Thạch là chân đế lớn nhất, sâu nhất tại Việt Nam từ trước tới nay do Vietsovpetro thực hiện. Ảnh: VSP

Thúy Hằng

Một phần của tài liệu 14062012tapchidaukhi (Trang 80)