Tổng công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển công nghiệp ô tô VN trong bối cảnh hội nhập (Trang 36 - 40)

IV. Giải pháp cho phát triển ngành công nghiệp ôtô.

5. Tổng công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam

Theo quyết định 189/2003/QĐ của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án tổ chức lại Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải thành Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam, thí điểm hoạt động mô hình công ty mẹ công ty con, để từng bước hình thành ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Theo quy định Tổng công ty ô tô Việt nam là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư trong nước, công ty mẹ được hình thành trên cơ sở tổ chức lại Công ty cơ khí ô tô 1/5, Công ty cơ khí ô tô 3/2, Công ty cơ khí Ngô Gia Tự, Công ty cơ khí

120, Công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị giao thông vận tải, Công ty Cơ khí ô tô và Xe máy công trình, Công ty sản xuất và Kinh doanh xe máy, Trung tâm đào tạo cung ứng lao động ngoài nước và dịch vụ văn phòng Tổng công ty, Chi nhánh Tổng công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đào tạo nghề cơ khí giao thông vận tải, Ban quản lý các dự án phát triển cơ khí giao thông vận tải và theo lộ trình năm 2003 công ty mẹ được hình thành và 3 công ty con cũng được hình thành trên cơ sở cổ phần hoá. Công ty cơ khí 19/8 , Công ty môi giới thương mại và Đầu tư phát trỉên giao thông vận tải công ty Xây dựng và Công ty Cơ khí số 1. Năm 2004 hình thành 5 công ty con trên cơ sở chuyển Công ty Xuất nhập khẩu và Hợp tác đầu tư giao thông vận tải thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Cổ phần hoá Công ty Công trình và Thương mại giao thông vận tải, Công ty Cơ khí 30/4, Công ty Cơ khí vận tải và xây dựng, Nhà máy ô tô Hoà Bình.

Tổng công ty ôtô Việt Nam hình thành đánh dấu một bước quan trọng trong tiến trình phát triển công nghiệp ôtô. Nhưng nó đòi hỏi phải có sự chuẩn hướng về đường lối, chiến lược phát triển đảm bảo thực sự phát huy được thế mạnh của ngành, việc tập trung, chú trọng vào khâu sản xuất các loại ôtô chuyên dụng như: xe ca, xe buýt, xe trở khách… được coi là một trong những hợp lý hiện nay đối với nhu cầu ngày càng tăng của thị trường nội địa cũng như trên thế giới về loại này. Việc cạnh tranh cùng các Liên doanh về mặt hàng ôtô du lịch được coi là không khả thi do hiện nay các liên doanh do các tập đoàn lớn của thế giới đã tồn tại và phát trỉên nhiều năm, nó đã có sự uy tín về chất lượng và giá cả đối với các nước trên thế giới. Do đó thâm nhập vào thị trường này mức độ thành công thấp.

KẾT LUẬN

Nhìn chung ngành công nghiệp ô tô của nước ta trong những năm qua đã có những bước chuyển biến rõ rệt, mức tiêu thụ không ngừng tăng qua các năm, đặc biệt trong những năm gần đây. Điều này chứng tỏ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang hoà mình chung cùng với ngành công nghiệp ô tô thế giới. Mặc dù vậy thì ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn: Về vốn đầu tư, công nghệ sản xuất, trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên nhìn chung còn thấp.

Đồng thời hiện nay vấn đề đặt ra cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam là muốn nâng cao tỷ lệ nội địa hoá trong khi trình độ khoa học công nghệ, cán bộ kỹ thuật trong sản xuất ôtô, trình độ quản lý, thị trường tiêu thụ, các ngành công nghiệp phụ trợ, nguồn lực … còn quá non trẻ và chưa có cơ sở vững chắc. Các chính sách của nhà nước thì thường xuyên thay đổi, với mục đích bảo hộ ngành công nghiệp ôtô, nhưng lại không tính đến là liệu các liên doanh có nâng cao tỷ lệ nội địa hoá không. Việc bảo hộ công nghiệp ôtô đang ra tăng lợi nhuận cho các liên doanh, do đó họ cần tranh thủ cơ hội này để phát triển mà không tập trung vào việc nâng cao tỷ lệ nội địa hoá. Một trong những nội dùng không kém phần quan trọng là nếu như nhà nước nhất thiết phải nâng cao tỷ lệ nội địa hoá thì biện pháp nào để có thể nâng cao, việc kiểm soát các liên doanh ôtô trong việc nâng cao tỷ lệ nội địa hoá như thế nào, cần tránh tình trạng các liên doanh khai khống về việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của đơn vị mình.

Do đó để phát triển nền công nghiệp ôtô trong những năm tiếp theo, một công việc quan trọng và cấp thiết cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là : Nhà nước cần có vai trò quyết sách mạnh, đồng bộ khẩn trương kịp thời phù hợp với xu hướng phát triển chung của công nghiệp ôtô thế giới với đặc thù riêng của Việt Nam là thu nhập còn thấp, hệ thống đướng xá còn lạc hậu, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, sức mua thấp, thị trường tiêu thụ còn nhỏ.

Nhà nước nên nghiên cứu thế mạnh thực sự của mình là ở đâu, phát triển tập trung vào những loại, hạng mục ôtô nào, tổ chức quy hoạch phát triển, tránh tình trạng phân tán nguồn lực làm sao để nâng cao sức cạnh tranh của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam.

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển công nghiệp ô tô VN trong bối cảnh hội nhập (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w