Định hướng phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam 1 Quan điểm cơ bản.

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển công nghiệp ô tô VN trong bối cảnh hội nhập (Trang 28 - 30)

1. Quan điểm cơ bản.

+ Công nghiệp ôtô là ngành công nghiệp quan trọng của đất nước. Phát triển ngành công nghiệp ôtô là nhiệm vụ thiết thực, phục vụ có hiệu quả quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và củng cố tiềm lực an ninh, quốc phòng.

+ Phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, đồng thời tạo động lực cho các ngành công nghiệp khác phát triển, từng bước nâng cao khả năng xuất khẩu phụ tùng sang các nước khu vực và thế giới.

+ Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ôtô phù hợp với chiến lược phát triển công nghiệp ôtô.

+ Thực hiện phương châm đi tắt đón đầu trong công nghiệp ôtô, tiếp thu và ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào trong sản xuất, đảm bảo đầu tư có hiệu quả. Nâng cao năng lực tư vấn và thiết kế công nghệ, phát triển sản phẩm có chất lượng phù hợp với các quy định về an toàn giao thông và môi trường.

2. Định hướng phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam

+ Khuyến khích các doanh nghiệp liên kết, liên doanh để hình thành các cơ sở sản xuất ôtô và phụ tùng theo quy mô công nghiệp ưu tiên các dự án sản xuất ôtô và phụ tùng đầu tư vào các khu công nghiệp tập trung

+ Khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước đầu tư vào sản xuất ôtô và phụ tùng ôtô, nhất là các loại xe thông dụng có nhu cầu lớn trong nước.

+ Các dự án sản xuất động cơ thuộc chương trình sản phẩm cơ khi trọng điểm sẽ được giao cho các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện để đảm bảo tập trung nguồn lực, tránh phân tán, tạo thuận lợi khả năng cung cấp cho thị trường.

+ Khuyến khích việc nâng cao tỷ lệ nội địa hoá trong công nghiệp ôtô Việt Nam. Trong từng giai đoạn Nhà nước sẽ công bố các hạng mục sản phẩm ưu tiên với các cơ chế hỗ trợ nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tâp trung vào lĩnh vực sản xuất phụ tùng và áp dụng công nghệ mới.

+ Từ năy đến năm 2020 không phát triển thêm các liên doanh ôtô FDI hoặcc 100% vốn nước ngoài sản xuất ôtô cao cấp, trừ các dự án sản xuất phụ tùng ôtô hoặc sản phẩm xuất khẩu. Các doanh nghiệp trong nước sản xuất , lắp ráp ôtô khi xây dựng các dự án đầu tư mới, đầu tư chiều sâu đều phải thực hiện đầy đủ nguyên tắc lựa chọn các dự án đầu tư đã được xác lập trong quy hoạch.

+ Coi trọng đầu tư vào khâu tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ trong công nghiệp ôtô nhằm nâng cao năng lực cho ngành. Đẩy mạnh xúc

tiến thương mại để hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu phụ tùng ôtô. Tham gia có hiệu quả chương trìng hợp tác trong khu vực ( AICO) vừa là định hướng, vừa là mục tiêu quan trọng trong giai đoạn tới của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam.

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển công nghiệp ô tô VN trong bối cảnh hội nhập (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w