IV. Giải pháp cho phát triển ngành công nghiệp ôtô.
4. Chính sách nội địa hoá công nghiệp ôtô Việt Nam.
Nhà nước cần có những chính sách kiểm soát chặt chẽ các liên doanh trong việc thực hiện việc nôị địa hoá bằng cách quản chặt hạn ngạch nhập khẩu CKD theo chương trình nội địa hoá.
Bảng 15
Giai đoạn Nội dùng
I
Sản xuất ca bin, vỏ xe, sườn xe, cắc chi tiết bằng cao su , nhựa… sử dụng các nguyên vật liệu mới.
II Sản xuất động cơ
III Sản xuất tổng số và các tổng thành khác
Một số đơn vị có năng lực sản xuất thực sự thì nhà nước nền tạo điều kiện khuyến khích về vốn, mặt bằng sản xuất và tập trung vào sản xuất một số loại xe chuyên dụng. Đồng thời hiện nay khi ngành công nghiệp ôtô đang có những bước đổi chuyển biến mạnh mẽ về hệ thống ngành. Tổng công ty ô tô Việt Nam được hình thành với 9 thành viên hợp lại cùng với nhiều doanh nghiệp đang sản xuất, lắp ráp ôtô tiến hành phân bổ nhiệm vụ của từng công ty, doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô trong việc sản xuất linh kiện. Cần quy định rõ trách nhiệm đối với các đơn vị thành viên phải chủ động trong việc huy động nguồn vốn đầu tư, công nghệ nước ngoài, đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao và các chuyên gia có kinh nghiệm
Về trước mắt các doanh nghiệp cần phải sản xuất: xe phổ thông các loại ( Xe nông thôn, xe khách phổ thông…) các loại xe chuyên dụng để nâng dần tỷ lệ nội địa hoá . Do đó các doanh nghiệp cần sản xuất tứ những phụ tùng,
linh kiện đơn giản nhất dễ chế tạo đến những linh kiện phức tạp khó chế tạo. Những doanh nghiệp có trình độ công nghệ cao và đội ngũ chuyên gia nhiều thì nền tập trung vào sản xuất các loại phụ tùng, linh kiện phức tạp như: Động cơ, hộp số… để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ xe trong nước khoảng (20 – 30 % nhu cầu) và dần đưa tỷ lệ nội địa hoá nền khoảng 15 – 20% vào năm 2005 và khoảng 40 - 50% vào năm 2010.
Đối với các liên doanh nước ngoài biện pháp kiểm soát chặt chẽ về tính tỷ lệ nội địa đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp liên doanh vào sản xuất phụ tùng linh kiên thông qua việc giảm thuế và hỗ trợ về mặt bằng để sản xuất, kinh doanh. Chính phủ nên khuyến khích các liên doanh tập trung vào sản xuất, lắp ráp ôtô du lịch cao cấp để cạnh tranh với ô tô của nước ngoài và hướng dần đến xuất khẩu, còn phần ô tô chuyên dụng và ô tô phổ thông thì tập trung vào các doanh nghiệp Việt Nam. Yêu cầu bắt buộc với các liên doanh phải đảm bảo tỷ lệ nội địa hoá vào năm 2005 là từ 15- 20% và 35- 40 % vào năm 2010, đồng thời đáp ứng khoảng 80% nhu cầu tiêu dùng xe trong nước. Mặt khác để nâng cao tỷ lệ nội địa hoá bắt buộc chính phủ phải ban hành chính sách cấm nhập khẩu các loại xe nguyên chiếc, xe cũ vào trong nước . Chỉ có những biện pháp tích cực như vậy thì ngành công nghiệp ô tô Việt Nam mới nhanh chóng khẳng định được vị trí của mình trên thị trường ô tô thế giới.