Yêu cầu của việc phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế.

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển công nghiệp ô tô VN trong bối cảnh hội nhập (Trang 25 - 28)

trong bối cảnh hội nhập kinh tế.

Việt Nam đang trong quá trình tham gia tiến trình hội nhập kinh tế. Chính phủ Việt Nam đang tiến hành chuẩn bị các thủ tục để ra nhập ngành kinh tế chung của thế giơi thông qua một số tổ chức. Trong đó các thủ tục về hội nhập ngành công nghiệp ô tô cũng đã và đang được đặt ra trong quá trình hội nhập. Khi tham gia hội nhập kinh tế nhìn chung các nước đều có những điểm lợi và bất lợi chung, song nhìn chung khi tham gia vào các tổ chức kinh tế chung của khu vực và trên thế giới ngành công nghiệp ô tô xe máy nước ta sẽ có nhiều thuận lợi nhưng cũng có những khó khăn nhất định.

1. Thuận lợi của ngành công nghiệp ôtô trong bối cảnh hội nhập kinh tế. kinh tế.

Khi tham gia vào các tổ chức kinh tế chung như: Tổ chức thương mại thế giới (WTO), tham gia hội nhập AFTA dự kiến vào năm 2006… Nền kinh tế trong nước sẽ có xu hường phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ( Ví dụ: Nă 2003 tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam khoảng 7.34% và dự

kiến con số này tăng nền trong những năm tiếp theo). Nền kinh tế phát triển dẫn đến hệ thống cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống các công trình giao thông công cộng ngày càng phát triển và mở rộng thêm. Thu nhập bình quân đầu người không ngừng tăng lên, trình độ dân trí ngày càng được mở mang… những điều kiện này hoàn toàn tạo thuân lợi cho ngành công nghiệp ô tô trong nước phát triển bởi quy mô thị trường tiêu thụ sẽ được mở rộng.

Trình độ khoa học công nghệ trên thế giới ngày càng phát triển mạnh, các loại công nghệ hiện đại ứng dụng vào trong công nghiệp ngày càng nhiều, khoa học công nghệ ứng dụng phát triển nhanh chóng, nó làm giảm thời gian từ nghiên cứu cơ bản sang nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai. Đặc biệt ngành công nghiệp ô tô ngày càng được ứng dụng những khoa học hiện đại để tạo ra những chiếc ô tô thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó nhiều loại vật liệu mới được hình thành và thay thế cho nguyên liệu truyền thống, giảm bớt chi phí tốn kém và ô nhiếm môi trường, cạn kiệt tài nguyên do việc khai thác.

Khi ngành công nghiệp ôtô thế giới đang phát triển mạnh mẽ, việc sản xuất ô tô không chỉ phục vụ cho việc đi lại nữa mà nó còn phục vụ cho việc trang điểm đối với người đi xe… Sự phát triển nhanh chóng của nó tạo điều kiện cho chúng ta có thể tiếp thu, chuyển giao những thành quả và công nghệ sản xuất ô tô ứng dụng vào trong ngành sản xuất ô tô nươc ta. Hội nhập ngành kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà kinh doanh nước ngoài có vốn và muốn đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là đầu tư vào ngành công nghiệp ô tô và các ngành công nghiệp phụ trợ.

Ngoài ra hội nhập kinh tế tạo ra sự phân công lao động và hiệp tác suất xuất linh kiện phụ tùng ôtô ngày càng hiệu quả hơn, trình độ tay nghề kỹ thuật và trình độ tổ chức quản lý không ngừng tăng nhanh.

Chúng ta có ngành công nghiệp phát triển chậm hơn so với thế giởi khoảng chừng gần 100 năm do vậy khi tham gia hội nhập kinh tế chúng ta có

thể đi tắt đón đầu phát triển nhanh chóng những ngành được coi là thế mạnh của chúng ta. Đồng thời chúng ta có thể thuê hay mượn đội ngũ chuyên gia các nước có ngành công nghiệp ô tô phát triển để học hỏi kinh nghiệm và thực hiện chuyển giao công nghệ có nhiều thuận lợi hơn. Bên cạnh những thuận lợi trên thì ngành công nghiệp ô tô non trẻ của chúng ta sẽ cũng gặp phải không ít khó khăn.

2. Khó khăn và yêu cầu của công nghiệp ôtô trong quá trình hội nhập kinh tế. nhập kinh tế.

Cam kết trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoà Kỳ, cam kết với tổ chức tiền tệ quốc tế ( IMF ), Ngân hàng thế giới (WB), Chính phủ Nhật Bản trong chương trình tín dụng Myazawa và với các nước trong khu vực ASEAN thì các loại mặt hàng sẽ phải chịu chung một mực thuế theo quy định chung của khu vực, mặt hàng ô tô dưới 50 chỗ ngồi thuộc danh mục loại trừ hoàn toàn không phải cắt giảm thuế nhập khẩu, để thực hiện Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung giữa các nước trong khu vực ASEAN ( viết tắt CEPT), các loại ô tô và phụ tùng ô tô sẽ được đưa vào danh mục cắt giảm thuế để đến năm 2006 đạt mức theo quy định chung là từ 0 -5%. Do vậy các nước ASEAN vẫn đang yêu cầu Việt Nam phải đưa mặt hàng này vào cắt giảm thuế

Cam kết trong Hiệp định trương mại Việt Nam – Hoa kỳ có hiệu lực từ ngày 1/10 /2001 Việt Nam phải thực hiện :

+ Xoá bỏ các ưu đãi về thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội điạ hoá

+ Xoá bỏ cơ chế áp dụng giá tối thiểu tính thuế nhập khẩu thực hiện áp dụng giá trị tính thuế nhập khẩu theo Hiệp định GATT giá trị.

+ Xoá bỏ phân biệt đối xử quốc gia về thuế tiêu thụ đặc biệt giữa ô tô sản xuất và ô tô nhập khẩu.

Cam kết với Tổ chức tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) . Việt Nam phải xoá bỏ các biện pháp cấm và hạn chế nhập khẩu, thực hiện bảo hộ một rào duy nhất là thuế nhập khẩu. Mức thuế nhập khẩu cao nhất có thể

thực hiện theo cam kết khi xoá bỏ các biện pháp cấm và hạn chế nhập khẩu với ô tô là 50%.

Về thực trạng ngành công nghiệp ô tô trên thế giới, khu vực ở Việt Nam các cam kết quốc tế phải được thực hiện ngay trong thời gían tới.

Ngành công nghiệp ô tô của một số nước đang phát triển nhanh như công nghiệp ô tô Trung Quốc, công nghiệp ô tô Thái Lan…hàng năm xuất khẩu với lượng lớn sang các nước trong khu vực và trên thế giới. Nếu như chúng được nhập vào trong Việt Nam với một lượng lớn và không có quy hoạch cụ thể của Nhà nước thì có lẽ ngành công nghiệp ô tô trong nước sẽ trở nền điêu đứng bởi hiện nay giá của ô tô trong nước quá cao, linh kiện nhập khẩu về giá cao gần bằng với giá nhập khẩu xe nguyên chiếc, thậm chí còn hơn.

Do vậy khi tham gia hội nhập đòi hỏi mỗi ngành, đơn vị sản xuất ôtô phải có những chiến lược cụ thể của ngành để tồn tại, phát triển và cạnh tranh với công nghiệp ô tô của các nước khác mà chủ yếu là Thái Lan, Trung Quốc và Malaysia… Đồng thời nhà nước cũng cần có những biện pháp tránh tình trạng nhập ô tô ồ ạt vào trong nước làm lũng đoạn thị trường ôt ô trong nước.

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển công nghiệp ô tô VN trong bối cảnh hội nhập (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w