Giải pháp phát triển thị trường ôtô Việt Nam.

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển công nghiệp ô tô VN trong bối cảnh hội nhập (Trang 31 - 33)

IV. Giải pháp cho phát triển ngành công nghiệp ôtô.

1. Giải pháp phát triển thị trường ôtô Việt Nam.

Thời gian qua để tạo lợi thế cạnh tranh chủ yếu là duy chì và mở rộng thị trường tiêu thụ các liên doanh đã sử dụng rất nhiều biện pháp, chính sách khác nhau để phát triển. đặc biệt là chính sách về giá và hỗ trợ sau bán hàng. Đến nay phần lớn các loại ô tô được sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam đã được thị trường ô tô chấp nhận, chiếm được niềm tin của khách hàng không những vè giá cả, về chất lượng và có cả chủng loại, nhãn hiệu, kiểu dáng, màu sắc…

Hiện nay thị trường tiêu thụ chủ yếu là nội địa còn thị trường xuất khẩu chưa được để ý tới. Khả năng xuất khẩu sang các nước đã có ngành công nghiệp ô tô đi trước chúng ta là rất khó. Do vậy để mở rộng thị trượng tiêu thụ

đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất ôtô Việt Nam cần có sự cân nhắc, sử lý đồng bộ hơn các khía cạnh sau:

+ Công tác nghiên cứu va dự báo thị trường. Vấn đề này cần được thực hiện thường xuyên, liên tục tập trung vào giai doạn đầu khi chuẩn bị cho ra thị trương một sản phẩm mới. Chính vì vậy đã xẩy ra tình trạng khi thì sản phẩm tồn đọng quá nhiều, khi thì sản phẩm khan hiếm một loại xe nào đó gây khó khăn cho công tác tiêu thụ.

+ Cần có chính sách kích cầu, Nhà nước cần sử dụng chính sách này, đặc biệt trong một số chủng loại ôtô như các loại ôtô thông dụng: Xe tải, xe khách, Xe buýt, thông qua các hình thức khác nhau

+ Cần xây dựng chiến lược sản phẩm ôtô. Nhìn chung các sản phẩm ôtô ở Việt Nam khi đưa ra thị trường chưa có kiểu dáng, mẫu mã riêng phù hợp với điều kiện đường xa Việt Nam. Hầu hết là xe thiết kế của chính hãng, sau đó điều chỉnh một số thông số kỹ thuật, thiết bị cho phù hợp. Khi khách hàng muốn mua một chíêc xe và muốn lắp ráp thêm một số bộ phận khác thì gần như doanh nghiệp chưa làm được hoặc là phải chờ từ 3 đến 5 tháng để đặt hàng tại chính các hãng chính quốc. Do đó đôi khi các công ty chưa phản ánh đúng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và còn để lộ ý định chiến lược sản phẩm của mình cho đối thủ cạnh tranh biết. Điều này là hoàn toàn bất lợi

+ Giá các yếu tố đầu vào, đặc biệt là giá nhập khẩu linh kiện từ nước ngoài. Hầu hết các linh kiện nhập khẩu nước ngoài còn mang tính độc quyền . Nếu căn cứ vào giá nhập khẩu CIF (chưa có bất kỳ một loại thuế nào) thì giá linh kiện lặp ráp hoàn chỉnh một xe xấp xỉ với giá xe nguyên chiếc, điều này cho thấy là chưa hợp lý cần phải được xem xét lại tránh thiệt hại cho Việt Nam cũng như khách hàng mua xe, tránh gây ức chế cho thị trường.

+ Mạng lưới phân phối sản phẩm cũng cần phải xem xét. Hiện tại một số đại lý kinh doanh đang bị đóng băng do thị trường tiêu thụ giảm, việc cạnh tranh giữa các đại lý kinh doanh ô tô của các hãng diễn ra ngày càng mạnh

mẽ. Ví dụ năm 1998 một số đại lý của hãng Mescedes – Ben Việt Nam không còn khả năng hoạt động và phải ngừng hoạt động. tình trạng này liên quan đến việc mất một đoạn thị trường của hãng, ảnh hưởng mạnh đến llượng bán và dịch vụ sau khi bán.

+ Bồi dưỡng nghiệp vụ cho các nhân viên bán hàng và nhân viên ký thuật trong các doanh nghiệp sản xuất ô tô hiện tại cần phải được tiến hành thường xuyên. Bởi theo ước tính hiện nay các nhân viên khi được tuyển dụng thì hầu như không được đào tại lại. Quy trình đào tạo bởi đội ngũ chuyên gia nước ngoài của các doanh nghiệp hầu như còn thiếu kinh nghiệm, đội ngũ bán hàng chưa có nhiều kỹ năng chuyên sâu. Lực lượng lao động tuỳ theo quy mô tiêu thụ sản phẩm. Do vậy chất lượng của đội ngũ lao động, bán hàng hiện nay của các doanh nghiệp thường xuyên thay đổi, rất khó khăn trong công tác quản lý trực tiếp.

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển công nghiệp ô tô VN trong bối cảnh hội nhập (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w