Khái quát đặc điểm tâm sinh lý của học sinh đầu cấp tiểu học

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thiết kế và tổ chức một số hoạt động giáo dục steam cho học sinh đầu cấp tiểu học (Trang 36 - 39)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.1. Khái quát đặc điểm tâm sinh lý của học sinh đầu cấp tiểu học

Lớp 1, 2, 3 ở tiểu học là giai đoạn đầu cấp tiểu học, là thời điểm lí tƣởng cho sự hoàn thiện kiến thức, kĩ năng thông qua các chủ đề giáo dục STEAM,

29

giúp các em biết vận dụng kiến thức, kĩ năng để biểu đạt những suy nghĩ, cảm xúc vào học tập, giao tiếp. Do đó, thiết kế các chủ đề giáo dục STEAM phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí HS đầu cấp tiểu học.

V tri giác: Ở các lớp đầu bậc tiểu học, tri giác của các em thƣờng gắn với hành động, với hoạt động thực tiễn. Tri giác sự vật có nghĩa là cầm nắm, sờ mó vật đó. Chỉ có những gì phù hợp với nhu cầu của HS, những gì các em thƣờng gặp trong cuộc sống gắn liền với hoạt động của chúng hoặc giáo viên chỉ dẫn thì mới đƣợc các em tri giác. Vì thế, giáo dục cần vận dụng nguyên tắc “trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm”.

Tính cảm xúc thể hiện rõ trong việc các em tri giác trƣớc hết là những sự vật, dấu hiệu, những đặc điểm nào trực tiếp gây cho các em xúc cảm. Vì thế, những cái trực quan sinh động, cái rực rỡ đƣợc các em tri giác tốt hơn, dễ gây ấn tƣợng tích cực cho chúng. Tri giác và đánh giá thời gian, không gian của HS tiểu học còn hạn chế. Về tri giác độ lớn, các em còn gặp khó khăn trong việc quan sát các vật có kích thƣớc quá nhỏ hoặc quá lớn.

Tri giác của HS tiểu học phát triển trong quá trình học tập. Sự phát triển này diễn ra theo hƣớng ngày càng phát triển hơn, đầy đủ hơn, phân hóa có rõ ràng hơn, có chọn lọc hơn. Vì vậy HS các lớp cuối tiểu học đã biết tìm ra dấu hiệu đặc trƣng của đối tƣợng, biết phân biệt sắc thái của các chi tiết để đi đến phân tích, tổng hợp và tìm ra mối liên hệ giữa chúng.

V trí nhớ: Ở đầu cấp tiểu học, các em có khuynh hƣớng ghi nhớ máy móc bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần, có khi chƣa hiểu hết những mối liên hệ, ý nghĩa của tài liệu học tập đó. Cho nên, các em thƣờng học thuộc lòng tài liệu học tập theo đúng từng câu, từng chữ mà không sắp xếp lại, sửa đổi lại, diễn đạt lại bằng lời lẽ của mình. Do đó các em dễ học thuộc lòng bài thơ, đoạn văn, bảng cộng trừ nhân chia.

Đặc điểm này do những nguyên nhân sau: Ghi nhớ máy móc của các em thƣờng chiếm ƣu thế; HS chƣa hiểu cụ thể cần ghi nhớ cái gì, ghi nhớ trong bao

30

lâu? Trong khi đó giáo viên lại ít quan tâm hƣớng dẫn các em ghi nhớ theo điểm tựa.

Ngôn ngữ của các em HS lớp 1, lớp 2 còn bị hạn chế. Đối với chúng việc nhớ lại từng câu, từng chữ dễ dàng hơn dùng lời lẽ của mình để diễn tả lại một sự kiện, hiện tƣợng nào đó.

Nhiều HS tiểu học còn chƣa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chƣa biết sử dụng sơ đồ logic và dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chƣa biết xây dựng dàn ý tài liệu cần ghi nhớ.

Hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định do tính tích cực học tập của HS quy định. Tất nhiên, điều này cũng còn tu thuộc vào kỹ năng nhận biết và phân biệt các nhiệm vụ ghi nhớ (nguyên văn định lý, định luật, công thức quan trọng, nhớ ý chính của đoạn văn…). Hiểu mục đích của ghi nhớ và tạo ra những tâm thế thích hợp là nhân tố rất quan trọng để HS tiểu học ghi nhớ tốt tài liệu học tập.

V tư duy: Tƣ duy trẻ đầu cấp là tƣ duy cụ thể, mang tính hình thức bằng cách dựa vào những đặc điểm trực quan của những đối tƣợng và hiện tƣợng cụ thể. Ví dụ, trong các giờ toán đầu tiên ở lớp, khi giải các bài toán HS phải dùng que tính, dùng các ngón tay làm phƣơng tiện. Điều đó có nghĩa là việc tính toán của các em phải gắn với những vật cụ thể. Khi khái quát hoá, HS đầu cấp thƣờng quan tâm đến dấu hiệu trực quan, bề ngoài có liên quan đến chức năng của đối tƣợng.

Hoạt động phân tích - tổng hợp còn sơ đẳng, HS các lớp đầu bậc tiểu học chủ yếu tiến hành hoạt động phân tích - trực quan - hành động khi tri giác trực tiếp đối tƣợng. Trong phán đoán và suy luận, trẻ đầu bậc tiểu học thƣờng chỉ phán đoán 1 chiều, dựa theo 1 dấu hiêu duy nhất nên phán đoán của các em mang tính khẳng định.

V tưởng tượng: Tƣởng tƣợng của HS đầu cấp tiểu học đc hình thành, phát triển trong hoạt động học và các hoạt động khác của các em. Tƣởng tƣợng

31

của HS tiểu học đã phát triển và phong phú hơn so với lứa tuổi trƣớc. Đây là lứa tuổi thơ mộng giúp cho tƣởng tƣợng phát triển. Tuy vậy, tƣởng tƣợng của các em còn tản mạn, chƣa có tổ chức. Hình ảnh của tƣởng tƣợng còn đơn giản, hay thay đổi, chƣa bền vững.

Vê xúc cảm, tình cảm: Ở HS đầu cấp tiểu học, các em dễ xúc cảm trƣớc thế giới, màu sắc, hình ảnh đẹp đó là những xúc cảm: yêu thích, hứng thú, phấn khởi... Tình cảm của các em mang tính chất cụ thể, trực tiếp.

Xúc cảm, tình cảm của các em gắn liền với đặc điểm trực quan, hình ảnh cụ thể. Tình cảm của HS tiểu học chƣa bền vững, chƣa sâu sắc, hay thay đổi tâm trạng, sở thích. Điều này thể hiện ở sự chuyển hóa cảm xúc: các em co thể khóc đó nghƣng rồi cƣời ngay. Các em đang thích đối tƣợng này nhƣng nếu có đối tƣợng khác thích hơn, hấp dẫn hơn thì dễ bị lôi cuốn vào đấy và lãng quên đi đối tƣợng cũ.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thiết kế và tổ chức một số hoạt động giáo dục steam cho học sinh đầu cấp tiểu học (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)