Quy trình tổ chức các chủ đề giáo dục STEAM cho học sinh đầu cấp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thiết kế và tổ chức một số hoạt động giáo dục steam cho học sinh đầu cấp tiểu học (Trang 60 - 62)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Quy trình tổ chức các chủ đề giáo dục STEAM cho học sinh đầu cấp

2.3.1. Quy trình tổ chức các chủ đề giáo dục STEAM cho học sinh đầu cấp tiểu học tiểu học

- Bước 1: Nêu vấn đề.

HS đƣợc đặt trƣớc tình huống thực tế có vấn đề, làm xuất hiện các câu hỏi cần trả lời: cái/vấn đề gì cần làm/ giải quyết/ chỉnh sửa/ hoàn thiện,…? Cần thêm kiến thức gì để thực hiện việc đó?

Ví dụ: Vào mùa lũ, các ngôi nhà nơi Nam ở thƣờng bị ngập trong nƣớc. Nam rất muốn thiết kế một kiểu nhà ở giúp mọi ngƣời tránh ngập khi bão đến, em hãy giúp Nam thiết kế nhà nổi chống lũ.

- Bước 2: Đề xuất ý tưởng có liên quan đến vấn đề

Học bằng nhiều hình thức khác nhau (đọc, thảo luận, thí nghiệm, thực hành…) để tìm tòi, phát triển các kiến thức, kĩ năng có liên quan, cần thiết cho việc tìm hiểu thêm vấn đề, giải quyết vấn đề đã đƣợc xác định.

53

Ví dụ: GV chia nhóm để HS thảo luận, đề xuất ý tƣởng về ngôi nhà nổi trên nƣớc, GV sử dụng các vật liệu đã chuẩn bị (là các vật liệu khácnhau: mẩu g , nhựa, xốp…) và lần lƣợt thả các vật liệu cần xác định xuống nƣớc để HS quan sát sự nổi của các vật liệu trên, gợi mở ý tƣởng cho HS về thiết kể kiểu nhà chống lũ.

- Bước 3: Trình bày ý tưởng và triển khai nghiên cứu

HS đóng vai chính trong hoạt động này, nó có thể diễn ra ở lớp học hay bên ngoài lớp học nhƣ ở phòng thí nghiệm, phòng STEAM hoặc thậm chí ở nhà. Đây là lúc HS đƣợc thực sự thao tác trên các vật liệu. Yếu tố kĩ thuật và kinh nghiệm thực hành cũng thƣờng đƣợc nảy sinh ở giai đoạn này.

Việc thử nghiệm sản phẩm có khả năng dẫn đến việc điều chỉnh thậm chí là thay đổi bản thiết kế khi HS nhận ra có khó khăn hoặc sai lầm.

Đây là giai đoạn triển khai nội dung học tập tới toàn thể HS. Giai đoạn này cần xây dựng môi trƣờng học tập, gợi nhu cầu khám phá, giao tiếp, hợp tác và chia sẻ giữa HS trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ. GV đóng vai trò là ngƣời tổ chức, hƣớng dẫn và tƣ vấn…

Bƣớc đánh giá đƣợc hiểu trên hai khía cạnh. Thứ nhất, GV đánh giá sự hiểu biết của HS thông qua việc thực hiện nhiệm vụ (đánh giá tiến trình và sản phẩm của HS), đánh giá năng lực HS nhƣ năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo và năng lực hợp tác. Thứ hai, GV đánh giá tính khả thi, tính thực tiễn, tính vừa sức, mức độ hấp dẫn… của chủ đề trên cơ sở đó có những điều chỉnh phù hợp tƣơng ứng từng bƣớc nhằm hoàn thiện chủ đề và nội dung học tập.

- Bước 4: Trình bày và thảo luận về kết quả nghiên cứu

Mô hình/thiết bị/sản phẩm đƣợc chế tạo; điều chỉnh thiết kế ban đầu. GV tổ chức cho HS trình bày sản phẩm của nhóm, thử nghiệm xem nó có đạt các tiêu chí đã đề ra ban đầu hay không. Các HS cũng có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm về sự thất bại, đƣa ra “lời khuyên” để khắc phục hay “bí quyết” để thành công. Đặc biệt đây cũng là lúc mà những sản phẩm “thất bại” có cơ hội để HS tìm hiểu, giải thích lý do vì sao thất bại.

54

Điều giá trị nhất mà HS học đƣợc chính là cách giải thích nguyên nhân dẫ dẫn đến những sai lầm cũng nhƣ kinh nghiệm để làm ra đƣợc một sản phẩm đáp ứng đƣợc các tiêu chí đặt ra. Do vậy, nếu nhƣ có nhiều nhóm HS không thành công thì điều đó cũng cần đƣợc GV ghi nhận nhƣ một hiện tƣợng bình thƣờng và cần thiết chứ không xem đây nhƣ là một thất bại trong dạy học của mình.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thiết kế và tổ chức một số hoạt động giáo dục steam cho học sinh đầu cấp tiểu học (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)