Đánh giá định tính

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thiết kế và tổ chức một số hoạt động giáo dục steam cho học sinh đầu cấp tiểu học (Trang 88 - 90)

8. Cấu trúc luận văn

3.6.2. Đánh giá định tính

Bên cạnh việc tiến hành kiểm định tính giả thuyết thống kê dựa trên kết quả phân tích định lƣợng, chúng tôi tiến hành đánh giá về định tính kết quả

60.00% 26.70% 10.00% 3.30% 69.70% 27.30% 3% 0.00% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% Tốt Khá Trung bình Cần điều chỉnh Lớp 2A (lớp đối chứng): 30HS Lớp 2B (lớp thực nghiệm): 33HS

81

thực nghiệm sƣ phạm dựa trên kết quả của việc đánh giá quá trình; thông qua việc thu nhận thông tin từ việc trao đổi trực tiếp với học sinh và giáo viên tham gia thực nghiệm. Kết quả cụ thể nhƣ sau:

- Về phía giáo viên: Các giáo viên tham gia thực nghiệm đều nhận thấy rằng các biện pháp sƣ phạm đã đề xuất đều rất dễ để thử hiện trong quá trình giảng dạy. Đồng thời các chủ đề giáo dục STEAM đều có nội dung liên quan đến thực tiễn nên giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập. Các giáo viên tham gia thực nghiệm đều khẳng định đã học hỏi đƣợc nhiều qua đợt thực nghiệm và sẽ tiếp tục vận dụng trong quá trình giảng dạy ở trƣởng tiểu học.

- Về phía học sinh: Trong các giờ học liên quan đến chủ đề STEAM, các em học sinh đều hào hứng học tập, tiếp thu bài nhanh hơn. Ý thức học và chuẩn bị bài trƣớc khi lên lớp của học sinh tốt hơn. Các em đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu tham gia vào chủ đề STEAM. T lệ HS chăm chú học tập tăng cao. Sau các buổi học tinh thần các em phấn chấn hẳn và tỏ ra yêu thích học tập môn Sinh học hơn. Mặt khác, có sự chuyển biến rõ rệt trong hoạt động học tập của HS, đặc biệt là khả năng tích lũy kiến thức, khả năng phân tích, tổng hợp, phát hiện và giải quyết vấn đề. Chúng tôi thấy lớp thực nghiệm có những dấu hiệu tích cực hơn so với lớp đối chứng, thể hiện ở một số nét chính sau đây: Khả năng phân tích linh hoạt và chính xác; Khả năng tổng hợp, khái quát hóa, đƣợc cải thiện đáng kể; Khả năng trình bày vấn đề rõ ràng, logic, mang tính chất khoa học; Năng lực tự học đƣợc cải thiện, HS hứng thú hơn trong giờ học.

Qua thực nghiệm chúng tôi nhận thấy HS ít mắc sai lầm hơn, thực hiện các chủ đề giáo dục STEAM nhanh hơn. HS hào hứng trong các giờ học, hăng hái, tích cực tự giác thi đua nhau trong các các chủ đề giáo dục STEAM. HS nêu đƣợc suy nghĩ, phƣơng hƣớng giải quyết vấn đề và biết cách nhận xét, đánh giá chủ đề giáo dục STEAM của cả nhóm. Do đó, bƣớc đầu có thể khẳng định HS thực hiện các chủ đề giáo dục STEAM ở lớp thực nghiệm đã có sự chuyển biến tích cực.

82

Phát triển năng lực sáng tạo: Tính sáng tạo thể hiện qua việc học sinh tự lực phác thảo bản vẽ thiết kế sản phẩm, tự lực tìm ra các giải pháp khi gặp khó khăn trong quá trình tạo ra sản phẩm. Cùng một bộ dụng cụ, vật liệu thì các nhóm tạo ra các sản phẩm khác nhau về hình thức, kích thƣớc. Hơn nữa, học sinh sáng tạo trong việc cải tiến sản phẩm, tìm ra các ứng dụng mới.

Phát triển năng lực thực hành: Qua các chủ đề, các học sinh thành thạo với các kĩ năng gia công cơ bản nhƣ: gấp, cắt, dán, lắp ghép phƣơng tiện giao thông; …

Năng lực giao tiếp, hợp tác: Học sinh dần trở nên mạnh dạn và tự tin hơn trong thuyết trình. Mới đầu, các học sinh còn rụt rè nhƣng dần mạnh dạn và tự giác xung phong tham gia thuyết trình. Biết cách phối hợp thuyết trình giữa các học sinh và biết cách kết hợp vừa thuyết trình vừa vận hành sản phẩm minh họa. Bên cạnh đó, học sinh cũng biết cách tìm ra sự bất hợp lí trong các ý phản biện của học sinh, bảo vệ đƣợc chính kiến của nhóm. Học sinh có năng lực thuyết trình tốt biết h trợ, giúp đỡ các học sinh khác cùng tham gia thuyết trình, giảm sự rụt rè, nhút nhát.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thiết kế và tổ chức một số hoạt động giáo dục steam cho học sinh đầu cấp tiểu học (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)