Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thiết kế và tổ chức một số hoạt động giáo dục steam cho học sinh đầu cấp tiểu học (Trang 41 - 48)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.2. Kết quả điều tra

Chúng tôi điều tra về sự hiểu biết của các GV về việc STEAM (câu hỏi 1- phụ lục). Qua quá trình điều tra, kết quả điều tra đƣợc tổng kết và thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.1. Hiểu biết của GV tiểu học về STEAM

TT Khái niệm STEAM

Hiểu biết Ít hiểu biết Không hiểu biết Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ %

1 STEAM là viết tắt của các thuật ngữ - Khoa học,

công nghệ, kỹ thuật và toán học 49.3% 42.7% 8.0%

2

STEAM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế: S (Science, Khoa học) - T (Technology, Công nghệ) - E (Engineering, Kĩ thuật) - M (Mathematics, Toán) - A (Art, Nghệ thuật).

54.7% 32.0% 13.3%

3

STEAM là một hƣớng tiếp cận liên lĩnh vực, trong đó các khái niệm lý thuyết trong bài học đƣợc lồng ghép trong các tình huống của thế giới thực.

60.0% 33.3% 6.7%

34

Biểu đồ 1.1. Hiểu biết của GV tiểu học về STEAM

Kết quả điều tra cho thấy, GV chƣa hiểu biết đầy đủ về GV STEAM, cụ thể: Ở lựa chọn 1, có 49.3% GV rất hiểu biết về, 52.7% GV ít hiểu biết và 8% GV không hiểu biết; Ở lựa chọn 2, có 54.7% GV rất hiểu biết về, 32.0% GV ít hiểu biết và 13.3% GV không hiểu biết.ở lựa chọn 3 có 60% GV rất hiểu biết về, 33.3% GV ít hiểu biết và 6.7% GV không hiểu biết.

Chúng tôi điều tra đánh giá của các GV về vai trò của giáo dục STEAM (câu hỏi 2 - phụ lục). Qua quá trình điều tra, kết quả điều tra đƣợc tổng kết và thể hiện ở bảng sau: 49.30% 42.70% 8.00% 54.70% 32.00% 13.30% 60.00% 33.30% 6.70% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 1 2 3

35

Bảng 1.2. Đánh giá của GV tiểu học về vai trò của giáo dục STEAM

TT Vai trò của giáo dục STEAM

Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % 1 Để học sinh hình thành đƣợc kiến thức các môn học của bốn lĩnh vực: Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán

46.7% 33.3% 20.0%

2

Để hình thành và phát triển ở học sinh một số năng lực về khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học nhƣng chủ yếu là năng lực về khoa học

66.7% 33.3% 0.0%

3

Để hình thành và phát triển năng lực tích hợp bốn lĩnh vực: Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống

44.0% 48.0% 8.0%

Từ kết quả số liệu khảo sát, chúng tôi có biểu đồ sau:

Biểu đồ 1.2. Đánh giá của GV tiểu học về vai trò của giáo dục STEAM

46.70% 33.30% 20.00% 66.70% 33.30% 0.00% 44.00% 48.00% 8.00% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 1 2 3

36

Kết quả điều tra cho thấy, GV đánh giá cao vai trò “Để hình thành và phát triển ở học sinh một số năng lực về khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học nhƣng chủ yếu là năng lực về khoa học” (66.7%), chỉ có từ 44% đến 46.7% GV đánh giá mức độ quan trọng của giáo dục STEAM góp phần hình thành đƣợc kiến thức các môn học của bốn lĩnh vực: Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán cho HS (46.7%) và “Để hình thành và phát triển năng lực tích hợp bốn lĩnh vực: Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống” (44%).

Có từ 33.3% đến 48% GV cho rằng vai trò giáo dục STEAM ít quan trọng đối với HS đầu cấp tiểu học, có từ 8% đến 20% GV cho rằng giáo dục STEAM không có vai trò quan trọng đối với HS đầu cấp tiểu học, nguyên nhân là do các vẫn áp lực với kết quả học tập của một số môn học nhƣ Toán, Tiếng Việt mà chƣa quan tâm đến giáo dục STEAM.

Chúng tôi điều tra đánh giá của các GV về mức độ giáo dục STEAM (câu hỏi 3 - phụ lục). Qua quá trình điều tra, kết quả điều tra đƣợc tổng kết và thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.3. Đánh giá của GV tiểu học về mức độ giáo dục STEAM

Mức độ giáo dục STEAM

Tần số giáo dục STEAM

Thƣờng xuyên Hiếm khi Chƣa bao giờ Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ %

37.3% 41.3% 21.3%

Từ kết quả khảo sát, chúng tôi có biểu đồ sau:

Biểu đồ 1.3. Đánh giá của GV tiểu học về mức độ giáo dục STEAM

37.30% 41.30% 21.30% 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5

37

Qua số liệu trên, chúng ta thấy đƣợc việc giáo dục STEAM cho HS vẫn còn bị hạn chế mặc dù đa số GV đều cho rằng giáo dục STEAM là quan trọng. Nhƣng kết quả cho thấy qua ý kiến của GV, 37.3% trƣờng hợp HS đầu cấp tiểu học đƣợc giáo dục STEAM thƣờng xuyên, có 41.3% là GV hiếm khi giáo dục STEAM cho HS. Có 21.3% là chƣa bao giờ thực hiện.

Nhƣ vậy, tần số mà các GV tiến hành giáo dục STEAM cho HS đầu cấp tiểu học chƣa nhiều, chƣa thể hiện đƣợc đúng với vai trò quan trọng của giáo dục STEAM của các GV. Một số ít trƣờng hợp GV đã có giáo dục STEAM cho HSTH nhƣng mức độ còn ít, lẻ tẻ và hầu hết chỉ diễn ra trong việc lồng ghép vào các chủ đề tích hợp hoặc một số môn học, chƣa đƣợc tổ chức giáo dục một cách bài bản, có kế hoạch. Hơn thế nữa, cũng vẫn còn tồn tại những trƣờng hợp mà GV chƣa bao giờ giáo dục STEAM cho HS.

Chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân, theo GV N.T.H (trƣờng tiểu học Nha Trang): “Nguyên nhân do giáo dục STEAM là một trong nh ng lĩnh vực học tập khá mới và chưa có cách tổ chức cụ thể, bài bản, gây ra nh ng khó khăn trong việc tiếp cận để giáo dục STEAM cho HS của GV”. Các GV đều cho rằng vì giáo dục STEAM là sự tích hợp của bốn lĩnh vực kiến thức nên việc tổ chức giáo dục STEAM cần có quy trình tổ chức, thực hiện chi tiết để đạt hiệu quả cao trong giáo dục STEAM.

Chúng tôi tìm hiểu các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện GD STEAM (câu hỏi 4 - phụ lục). Qua quá trình điều tra, kết quả điều tra đƣợc tổng kết và thể hiện ở bảng sau:

38

Bảng 1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện giáo dục STEAM

TT Các yếu tố Ảnh hƣởng Ít ảnh hƣởng Không ảnh hƣởng Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ %

1 Vai trò của sở thích và trải nghiệm đối với HS 63.0 33.3 7.7

2 Nhận thức của GV 65.5 31.2 0.0

3 Điều kiện cơ sở vật chất 61.0 37.0 5.0

Từ kết quả khảo sát, chúng tôi có biểu đồ sau:

Biểu đồ 1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện giáo dục STEAM

Kết quả khảo sát cho thấy, yếu tố ảnh hƣởng nhất là nhận thức của GV (65.5%), yếu tố ảnh hƣởng thứ 2 là Vai trò của sở thích và trải nghiệm đối với học sinh (63.0%).

GV đã có kỹ năng thiết kế chủ đề giáo dục STEAM, để HS nghiên cứu về kiến thức có liên quan cần sử dụng trong việc giải quyết vấn đề, thiết kế sản phẩm. GV cần tạo ra nhiều cơ hội cho HS đƣợc huy động tối đa các kiến thức đã có vào giải quyết vấn đề.

60.00% 33.30% 7.70% 65.50% 33.30% 0.00% 63.00% 37.00% 0.00% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % Ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng

Các yếu tố ảnh hưởng

39

Kết luận chƣơng 1

Trong chƣơng 1, chúng tôi đã phân tích tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề về giáo dục STEAM trên thế giới, những nghiên cứu về giáo dục STEAM ở Việt Nam. Phân tích đặc điểm giáo dục STEAM cho học sinh đầu cấp tiểu học và nghĩa giáo dục STEAM cho học sinh đầu cấp tiểu học; Mục tiêu và yêu cầu cần đạt của hoạt động trải nghiệm ở tiểu học; Đặc điểm tâm sinh lý của các học sinh đầu cấp tiểu học với việc thiết kế các chủ đề giáo dục STEAM và mối quan hệ giữa đặc điểm tâm sinh lý của học sinh đầu cấp tiểu học với việc thiết kế các chủ đề giáo dục STEAM.

Phân tích đƣợc thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục STEAM ở một số trƣờng tiểu học. Những kết quả có đƣợc trên đây là cơ sở để chúng tôi thiết kế một số chủ đề giáo dục STEAM cho HS đầu cấp tiểu học. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học và phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất cho HS. Kết quả thiết kế một số chủ đề giáo dục STEAM cho HS đầu cấp tiểu học đƣợc trình bày trong chƣơng 2 của luận văn.

40

Chƣơng 2

THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ GIÁO DỤC STEAM CHO HỌC SINH ĐẦU CẤP TIỂU HỌC

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thiết kế và tổ chức một số hoạt động giáo dục steam cho học sinh đầu cấp tiểu học (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)