Đánhgiá mức độ tạođộnglựcchongườilaođộng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: TẠO ĐỘNG LỰC CHO LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP CÔNG NGHỆVẬT LIỆU VÀ MÔI TRƯỜNG BÁCH KHOA (Trang 27 - 30)

- Tính chủ động sáng tạo trong công việc của người lao động

Người lao động chỉ hành động do bị điều khiển hoặc được động viên bởi chính bản thân hay từ các nhân tố bên ngoài. Người lao động có động lực làm việc

cao sẽ nâng cao tính chủ động và sáng tạo trong công việc.

Công việc của người lao động trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay đòi hỏi người quản lý không chỉ đơn thuần yêu cầu nhân viên làm việc chăm chỉ, tuân lệnh và thực thi theo mọi công việc được giao. Người quản lý phải tìm thấy ở những nhân viên của mình khả năng tư duy độc lập, phát huy sáng kiến và không thụ động trong công việc. Tính chủ động, sáng tạo giúp người lao động nâng cao kết quả công việc, xây dựng kỹ năng và nâng cao khả năng xử lý công việc của mình, yêu thích công việc hơn từ đó giúp tăng thêm sự thỏa mãn trong công việc.

- Năng suất lao động, chất lượng trong công việc

Tạo động lực cho người lao động là cơ sở để tổ chức khai thác có hiệu quả và phát huy tiềm năng nguồn nhân lực, tạo động lực lao động tốt, người lao động sẽ có hành vi tích cực trong mọi hoạt động của tổ chức, từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc. Động lực làm việc ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần, thái độ làm việc của người lao động, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công việc.

Chỉ tiêu này đánh giá trung bình một nhân viên tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong 1 năm. Chỉ tiêu này rất hữu ích khi đánh giá các bộ phận cùng kinh doanh một sản phẩmhoặc so sánh với đối thủ cạnh tranh để xác định hiệu quả nguồn nhân lực.

- Mức độ hài lòng trong công việc

Mức độ hài lòng của nhân viên là một trong những tiêu chí đánh giá sự thành công của tổ chức. Một khi nhân viên cảm thấy hài lòng với công việc, họ sẽ làm việc hiệu quả và gắn bó hơn với công ty. Sau khi tiến hành các biện pháp tạo động lực cho người lao động tổ chức cần phải tiến hành đánh giá và đo lường mức độ thỏa mãn nhu cầu của người lao động để biết được đánh giá của người lao động về các chính sách của công ty.

đắn về động lực làm việc và mức độ cam kết của đội ngũ nhân viên với công ty. Từ đó, công ty có thể đưa ra những điều chỉnh chính sách và giải pháp phù hợp đáp ứng nhu cầu của nhân viên, tạo sự hài lòng và gắn kết lâu dài của nhân viên với tổ chức.

- Lòng trung thành của người lao động trong tổ chức

Công tác tạo động lực được hoàn thiện giúp người lao động có tinh thần làm việc hăng say hơn, người lao động hài lòng về các chính sách đãi ngộ nhân viên của tổ chức, tạo sự thỏa mãn cao trong công việc. Tổ chức thực hiện tốt công tác tạo động lực cho người lao động là nền tảng giúp người lao động tự nguyện gắn bó với tổ chức, tăng lòng trung thành của nhân viên. Có thể đo lường lòng trung thành, mức độ gắn kết của nhân viên với tổ chức bằng một số chỉ tiêu như sau:

Tỷ lệ nhân viên bỏ việc: phản ánh tỷ lệ nhân sự rời bỏ tổ chức. Nếu tỷ lệ này quá lớn sẽ ảnh hưởng đến tình hình ổn định nhân sự, làm phát sinh nhiều các chi phí cho tuyển dụng, đào tạo mới, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh.

Tỷ lệ nhân viên muốn ra đi: Tỷ lệ này phản ánh số nhân viên sẵn sàng ra đi khi có điều kiện. Có thể xác định số nhân viên này thông qua các cuộc phỏng vấn từ đối thủ giả tạo từ bên ngoài hoặc xây dựng bảng hỏi để khảo sát nhân viên.

- Kỷ luật của người lao động

Tiêu chí này được thể hiện trực tiếp thông qua việc người lao động tuân thủ kỷ luật, nội quy, quy chế làm việc của tổ chức. Biểu hiện cụ thể đó là: người lao động đi làm đúng thời gian quy định, không đi sớm về muộn, không làm việc riêng trong giờ hành chính, trang phục lịch sự, gọn gàng, tham dự đầy đủ các cuộc hội họp, hội nghị...

Như vậy một tổ chức cần dựa vào mức độ thực hiện kỷ luật của người lao động để đánh giá việc thực hiện tạo động lực lao động của mình. Nếu một tổ chức, nhân viên tích cực tuân thủ kỷ luật chứng tỏ quá trình tạo động lực và thúc đẩy người lao động hăng say làm việc tốt. Ngược lại, nếu có quá nhiều nhân viên ý thức kém, không tuân thủ kỷ luật thì tổ chức đó cần xem xét lại để từ đó có biện pháp thay đổi động lực cho người lao động. Vì có động lực tốt thì mới kích thích được người lao động làm việc, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả làm việc và tăng sự gắn bó với tổ chức.

1.4.Yếu tố ảnh hưởng đến công tác tạo động lực cho người lao động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: TẠO ĐỘNG LỰC CHO LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP CÔNG NGHỆVẬT LIỆU VÀ MÔI TRƯỜNG BÁCH KHOA (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w