tuyến cố định của một số sở giao thông vận tải và bài học rút ra cho Sở giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theotuyến cố định của một số sở giao thông vận tải tuyến cố định của một số sở giao thông vận tải
a) Kinh nghiệm quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định của Sở giao thông vận tải tỉnh Hà Tĩnh.
* Bộ máy quản lý nhà nước về vận tải khách theo tuyến cố định bằng ô tô
Sở giao thông vận tải tỉnh Hà Tĩnh luôn củng cố, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước và tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, địa phương trong công tác quản lý vận tải hành khách tuyến cố định nội tỉnh
Sở GTVT tỉnh Hà Tĩnh được thực hiện quản lý theo mô hình sau:
Sơ đồ 1.1. Mô hình tổ chức quản lý vận tải tại tỉnh Hà Tĩnh
* Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định của Sở giao thông vận tải tỉnh Hà Tĩnh
Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 (UBND tỉnh Hà Tĩnh, 2015). Tổng số 34 tuyến, trong đó: Giai đoạn đến năm 2015: Giữ nguyên 9 tuyến hiện đang khai thác; Giai đoạn 2016-2017: Giữ nguyên các tuyến đã có và bổ sung 09 tuyến; Giai đoạn từ 2018 đến 2020, tầm nhìn đến 2030: Giữ nguyên các tuyến đã có và bổ sung 16 tuyến.
* Triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách pháp luật về vận tải
vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định
- Công tác tuyên truyền: Tổ chức ký cam kết đối với các đơn vị kinh doanh vận tải, lái xe vận tải khách trên địa bàn toàn tỉnh trong công tác đảm bảo trật tự ATGT. Tổ chức tuyên truyền cho tất cả các doanh nghiệp vận tải, các cơ sở đào tạo và bến xe trên địa bàn. Phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng đăng, phát tin, bài, phim phóng sự về ATGT và hướng dẫn các văn bản pháp luật về GTVT. Công bố, niêm yết công khai danh mục tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh theo quy hoạch trên trang web của Sở Giao thông Vận tải để các đơn vị kinh doanh
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng Phòng QLKCHT và ATGT Phòng QLVT-PT&NL Thanh tra
vận tải biết và thực hiện.
- Về công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường bộ: Tập trung chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thực hiện quyết liệt công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên trên các tuyến đường bộ, đường thủy nội địa được Bộ GTVT ủy thác quản lý, đường địa phương; các tuyến đường được khắc phục, sửa chữa kịp thời đảm bảo êm thuận phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.
- Cấp đổi phù hiệu chạy xe: Đến nay, tổng phù hiệu xe tải đã cấp 2.196/3.831 đạt 57,3%. Cấp Giấy phép liên vận Việt - Lào: 430 giấy phép. Kiểm tra, theo dõi thiết bị giám sát hành trình trên các phương tiện vận tải, đã xử lý thu hồi phù hiệu;
- Công tác đào tạo, sát hạch cấp GPLX: Cấp mới, cấp đổi GPLX các hạng 14.557 GPLX, trong đó cấp mới 4.692 GPLX, Cấp đổi 9.865 GPLX.
* Kiểm soát vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định
Kiểm tra, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông: Các Đội thanh tra chuyên ngành thường xuyên kiểm tra đối với việc thi công trên tuyến đang khai thác trên các tuyến 4 tỉnh quản lý… phối hợp địa phương kiểm tra, bảo vệ hành lang ATGT trên các tuyến quản lý, kiểm tra, rà soát các trường hợp chưa giải tỏa để đôn đốc, tuyên truyền tự giải tỏa và xử lý theo quy định; kiểm tra, xử lý việc thả rông trâu bò trên đường bộ gây mất ATGT trên các tuyến quản lý.
Kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự ATGT: Thực hiện tuần tra, kiểm soát, xử lý xe vi phạm quá tải cầu đường, quá tải thiết kế, xe vi phạm môi trường xe không có kiểm định, đăng ký, GPLX.... Kiểm tra xe hoạt động vận chuyển khách, xe dừng đậu sai quy định: Làm việc với Ban Quản lý bến xe khách, Công ty CP bến xe, Trung tâm dịch vụ hạ tầng thuộc Ban QL Khu kinh tế tỉnh, trực tiếp kiểm tra các điều kiện cho công tác chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Canh Tý tại các bến xe khách trên địa bàn. Bố trí lực lượng thường xuyên kiểm tra về điều kiện kinh doanh vận tải, thể lệ vận tải, việc giao vé cho khách theo quy định… tại các bến xe, nhất là Bến xe thành phố Hà Tĩnh nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân.
Kiểm tra công tác đào tạo sát hạch: Kiểm tra đột xuất công tác đào tạo lái xe cơ giới đường bộ, kiểm tra giáo viên, học viên tại các sân thực hành và trên một số cung đường tập lái.
cố định của Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Ninh.
* Bộ máy quản lý nhà nước về vận tải khách theo tuyến cố định bằng ô tô
Tiếp tục củng cố và kiện toàn bộ máy QLNN về vận tải tại Sở giao thông vận tải nhằm nâng cao năng lực, vai trò QLNN đối với công tác quản lý hoạt động VTHK tuyến cố định. Tăng cường sự phối hợp giữa Sở giao thông vận tải với các cơ quan trung ương (Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam).
Sơ đồ 1.2. Mô hình tổ chức quản lý vận tải tại tỉnh Bắc Ninh
* Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định
Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách tuyến cố định và Bến xe, bãi đỗ xe trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (UBND tỉnh Bắc Ninh, 2016)
- Giai đoạn đến năm 2025: Trên cơ sở đáp ứng nhu cầu vận tải liên tỉnh đến năm 2025 (khoảng 1,635 triệu lượt hành khách với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 21,1%) và theo các tiêu chí trên.
- Giai đoạn đến năm 2030: Tiếp tục rà soát, điều chỉnh mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh phù hợp với quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải khách cố định liên tỉnh toàn quốc dựa trên nhu cầu đi lại thực tế của người dân, các bến xe mới được xây dựng, mạng lưới giao thông... và theo chủ trương của Bộ Giao thông vận tải.
Xây dựng các quy trình, quy chế quản lý chất lượng dịch vụ vận tải; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành vận tải (các phần mềm về
Lãnh đạo Sở
Phòng An toàn giao thông Phòng QLVT-PT&NL Thanh tra
quản lý dữ liệu, doanh 39 nghiệp vận tải, kết nối thông tin trực tuyến giữa Sở GTVT với các doanh nghiệp vận tải, bến xe, công bố niêm yết tuyến - hành trình - giá vé - tần suất - thời gian đi, đến - doanh nghiệp hoạt động,... trên hệ thống mạng internet).
* Triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách pháp luật về vận tải
hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định
- Công tác tuyên truyền: Tăng cường phối hợp giữa Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở giao thông vận tải và Phòng Cảnh sát giao thông, xây dựng kế hoạch và triển khai các buổi tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về an toàn giao thông, văn hóa ứng xử của lái xe, phụ xe cho các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải; sau mỗi đợt học tập, phổ biến lại cho toàn thể doanh nghiệp, hợp tác xã quán triệt.
- Về công tác quản lý, bảo trì đường bộ: Tỉnh Bắc Ninh có hệ thống giao thông đường bộ tương đối thuận tiện cho việc vận chuyển, giao lưu kinh tế trong và ngoài tỉnh. Toàn tỉnh hiện có trên 3.810 km đường bộ, trong đó có 5 tuyến quốc lộ chạy qua, các tuyến này cơ bản đã và đang được đầu tư xây dựng nhằm phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, cũng như nhu cầu đi lại của nhân dân
- Cấp đổi phù hiệu chạy xe; Công tác đào tạo, sát hạch cấp GPLX: Được thực hiện theo quy định của pháp luật.
* Kiểm soát vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định
Thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động VTHK, xóa bỏ tình trạng chở khách quá quy định, xe dù, bến cóc... Kiểm soát niên hạn sử dụng phương tiện, biểu đồ hoạt động, lệnh vận chuyển, kiên quyết chấm dứt hoạt động của các phương tiện không đạt tiêu chuẩn và các DN, lái xe vi phạm. Có kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ và tổ chức các đợt kiểm tra đột xuất đối với các đơn vị vận tải, bến xe, trạm dừng nghỉ; xây dựng quy chế phối hợp để chia sẻ và kết nối cơ sở dữ liệu với Cảnh sát giao thông; Tăng cường kiểm tra hoạt động của các đơn vị KDVT tải theo tuyến cố định tại các bến xe. Kiểm soát chặt chẽ niên hạn sử dụng phương tiện, biểu đồ hoạt động, lệnh vận chuyển, kiên quyết chấm dứt hoạt động của các phương tiện không đạt tiêu chuẩn và có biện pháp xử lý nghiêm những đơn vị vi phạm quy định kinh doanh vận tải.