Bài học rút ra cho Sở giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH HÒA BÌNH (Trang 36 - 38)

* Bộ máy quản lý nhà nước về vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định

Củng cố và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về vận tải tại Sở Giao thông vận tải nhằm nâng cao năng lực, vai trò quản lý nhà nước đối với công tác quản lý hoạt động vận tải hành khách tuyến cố định. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, địa phương trong công tác quản lý vận tải hành khách tuyến cố định; giữa Sở Giao thông vận tải với các cơ quan trung ương (Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam).

* Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định

Phát triển mạng lưới vận tải hành khách tuyến cố định bảo đảm nguyên tắc, phù hợp với quy hoạch tổng thể, quy hoạch giao thông vận tải, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; khai thác tiềm năng phát triển kinh tế xã hội của từng vùng, từng địa phương; tạo điều kiện lưu thông, giao lưu qua lại giữa các địa phương được thuận tiện, nhanh chóng và đảm bảo an toàn giao thông.

* Triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách pháp luật về vận tải

hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho các đơn vị kinh doanh vận tải, các tổ chức, cá nhân liên quan nhằm kịp thời nắm bắt và triển khai thực hiện có hiệu quả.

Đẩy mạnh đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, ưu tiên bố trí quỹ đất, đẩy mạnh đầu tư xây dựng hệ thống bến xe, điểm đón, trả khách để hỗ trợ người dân thuận tiện tiếp cận và tăng cường kết nối với các phương thức vận tải, tuy nhiên phải bảo đảm nguyên tắc phù hợp với quy hoạch tổng thể, quy hoạch giao thông vận tải, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thực thi các chính sách về giao thông, nâng cao trách nhiệm thi hành pháp luật của các bên liên quan, tạo sự đồng thuận cao của chính quyền, người dân, các tổ chức, cá nhân liên quan,...Phối kết hợp thành công các yếu tố trên thì việc thực hiện chức năng QLNN về vận tải hành khách nói chung và vận tải hành khách theo tuyến cố định nói riêng luôn đạt hiệu quả cao và tạo nên một môi trường kinh doanh vận tải trong sáng, lành mạnh.

* Kiểm soát vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định

Tăng cường công tác pháp chế, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các bến xe, đơn vị kinh doanh vận tải, các điểm đón trả khách, điểm dừng nghỉ,… nhằm tránh tình trạng phương tiện dừng đón trả khách không đúng nơi quy định, đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho hoạt động vận tải; kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh các giải pháp hiệu quả khi khai thác kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định; tạo sự công khai, minh bạch, bình đẳng cho các đơn vị kinh doanh vận tải để thu hút sự đầu tư của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác và phát triển.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH

HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2017 – 2019

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH HÒA BÌNH (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w