Khuyến nghị với tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách bằng ô

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH HÒA BÌNH (Trang 97 - 107)

riêng; có kế hoạch bố trí nguồn ngân sách để thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông theo quy hoạch đã được phê duyệt (hệ thống đường, cầu cống, hệ thống bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ,...).

+ Ưu tiên bố trí quỹ đất xây dựng bến xe; trạm dừng, nghỉ; điểm đón, trả khách, trên quốc lộ; đường tỉnh; hỗ trợ người dân dễ dàng tiếp cận và tăng cường kết nối với các phương thức vận tải khác.

3.3.2. Kiến nghị với Bộ Giao thông vận tải

- Đề nghị Bộ GTVT cần cung cấp phần mềm quản lý bằng công nghệ thông tin để quản lý chặt hơn nữa đối với các phương tiện vận tải. Phần mềm này sử dụng cả GPS và camera trên xe kết nối với hệ thống máy chủ của Bộ GTVT và Tổng cục Thuế để quản lý cả doanh thu, chống thất thu thuế; đồng thời nghiên cứu, bổ sung vào Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP nội dung cho phép xử lý vi phạm qua Dữ liệu giám sát hành trình và hình ảnh (phạt nguội). Chỉ có ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào công tác quản lý thì mới bảo đảm khách quan, minh bạch, phòng chống tiêu cực trong xử lý vi phạm.

- Bộ GTVT nghiên cứu, xây dựng, bổ sung các quy định về hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô nói chung và vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định nói riêng, bổ sung các quy định cụ thể hơn về việc quản lý phương tiện cũng như người điều khiển phương tiện, và các quy chuẩn, điều kiện, tiêu chuẩn phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

3.3.3. Khuyến nghị với tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành kháchbằng ô tô theo tuyến cố định bằng ô tô theo tuyến cố định

- Kịp thời cập nhật và triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

- Tuyên truyền, vận động, tập huấn cho các lái xe, nhân viên phục vụ trên xe các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực vận tải nhằm kịp thời cập nhật, nắm bắt và thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.

KẾT LUẬN

Trong thế giới hiện đại, với một nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, và sự cạnh tranh khóc liệt. Song song với sự phát triển đó thì tầm quan trọng của quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực, hoạt động của nền kinh tế thị trường ngày càng được thắt chặt hơn nhằm định hướng đúng đắn cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế nước nhà. Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định trên cả nước nói chung và của tỉnh Hòa Bình nói riêng luôn được chú trọng bởi vì có vận tải mới có sự phát triển không ngừng của nền kinh tế.

Với các mục tiêu nghiên cứu được đề ra, luận văn “Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định của Sở giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình” đã giải quyết được một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định như sau:

Các cơ quan QLNN phải nâng cao trách nhiệm của mình. Trong đó từng cơ quan, từng cấp chính quyền xác định rõ trách nhiệm theo quy định của pháp luật về quyền hạn, chức năng, trách nhiệm của cơ quan đó. Công tác ATGT sẽ phát triển bền vững nếu có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, có sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội và phong trào quần chúng cùng với sự quan tâm triệt để của Chính phủ.

Trong quá trình CNH-HĐH đất nước, việc tăng cường QLNN về GTVT nói chung, VTHK nói riêng là một yêu cầu bức thiết của xã hội và là công việc lâu dài của nhiều cơ quan QLNN.

Sở GTVT Hòa Bình phải quy hoạch tổng thể hệ thống GTVT cũng như mạng lưới VTHK với tầm nhìn dài hạn để có thể phát triển ngành GTVT theo hướng phát triển nhanh và bền vững đáp ứng được nhu cầu giao thông của nhân dân.

Để việc tăng cường QLNN về VTHK đạt hiệu quả cao trong thời gian tới, cần có sự quan tâm chỉ đạo của Bộ GTVT, Tổng cục ĐBVN, Vụ Vận tải, UBND tỉnh Hòa Bình, các cơ quan ban ngành có liên quan. Để ngày càng từng bước thiết lập môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh tốt hơn, tạo điều kiện cho các doanh

nghiệp kinh doanh vận tải phát triển đúng hướng. QLNN về VTHK được tốt khi nhà nước tạo cho mọi thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực này tin tưởng sự phát triển ổn định của chế độ, tin vào nền pháp luật, tin vào môi trường cạnh tranh lành mạnh, xã hội bình yên, an toàn tính mạng và tài sản cho sự làm giàu chân chính.

- Do thời gian nghiên cứu có giới hạn và được thực hiện trong khi tác giả vẫn phải đảm bảo hoàn thành công tác chuyên môn, bên cạnh đó sự hạn chế về kiến thức cũng như trình bày nên luận văn chưa thể đề cập hết các vấn đề muốn nói và cũng không tránh khỏi một số hạn chế. Vì vậy rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp bổ sung của quý thầy cô để luận văn được hoàn chỉnh hơn và có thể áp dụng để mang lại một phần nào lợi ích cho việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh, đưa lĩnh vực vận tải hành khách hoạt động ngày càng đi vào nề nếp, ổn định góp phần giảm thiểu TNGT do những hành vi xấu gây ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giao thông vận tải (2015), Quyết định số 2288/QĐ-BGTVT, ngày 26 tháng 6 năm 2015 phê duyệt Quy hoạch chi tiết tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ toàn quốc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

2. Bộ Giao thông vận tải (2014), Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT, ngày 07 tháng 11 măm 2014 về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ôtô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;

3. Bộ Giao thông vận tải (2015), Thông tư liên tịch số 42/2015/TTLT-BGTVT- BNV,ngày 14 tháng 8 năm 2015 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về Giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

4. Bộ Giao thông vận tải (2015), Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT, ngày 20 tháng 10 năm 2015 quy định về đào tạo, sát hạch cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ;

5. Bộ Giao thông vận tải (2015), Thông tư số 70/2015/TT-BGTVT, ngày 09 tháng 11 năm 2015 Quy định về thủ tục kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

6. Chính phủ (2014), Nghị định số 86/2014/NĐ-CP, ngày 10 tháng 9 năm 2014 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;

7. Trần Ngọc Hạnh (2011), “Về mô hình HTX vận tải trong nền kinh tế hội nhập quốc tế hiện nay ở nước ta”.

8. Nguyễn Văn Điệp (2009), Kinh tế vận tải, NXB Giao thông vận tải; Nguyễn Văn Hiệp (2003), Kinh tế vận tải, Nxb. GTVT.

9. Đỗ Như Hùng (2013), “Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vận tải bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Hưng Yên”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế , bảo vệ tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

10. Nguyễn Mạnh Hùng (2016), “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng ô tô tuyến cố định”, ngày 30 tháng 11 năm 2016,Tạp chí điện tử của Bộ Giao thông vận tải;

11. Trần Thị Lan Hương (2006), Tổ chức và quản lý vận tải ô tô, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội Trần Thị Lan Hương (2013), Nhập môn tổ chức vận tải ô tô, NXB Giao thông vận tải;

12. Quốc hội (2008), Luật Giao thông đường bộ năm 2008; Quốc hội (2014) Luật Xây dựng năm 2014;

13. Quốc hội (2013) Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Viêt Nam năm 2013;

14. Từ Sỹ Sùa (2010), Môi trường giao thông vận tải, NXB Giao thông vận tải năm 2010; Nguyễn Thị Mai Hoa " Hoàn thiện quản lý nhà nước về vận tải hành khách của tỉnh Đồng Nai”.

15. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1856/QĐ-TTg, ngày 24 tháng 10 năm 2012 về Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

16. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 994/QĐ-TTg, ngày 19 tháng 6 năm 2014 về việc phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ giai đoạn 2014-2020;

17. Nghị định Chính phủ (2012), Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ GTVT;

18. Nguyễn Tiến Dũng (2017) "Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách trên địa bàn thành phố Đà Nẵng" luận văn thạc sỹ Trường Đại học kinh tế Đà Nẵng.

19. UBND tỉnh Hòa Bình (2017), Quyết định số 700/QĐ-UBND ngày 27/4/2017 về phê duyệt quy hoạch phát triển vận tải bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Trang thông tin điện tử tỉnh Hòa Bình: hoabinh.gov.vn).

20. UBND tỉnh Hòa Bình (2018), Quyết định số 1229/QĐ-UBND ngày 22/5/2018 về phê duyệt Quy hoạch bãi đỗ xe trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Trang thông tin điện tử tỉnh Hòa Bình: hoabinh.gov.vn).

21. Tổng quan về Hòa Bình: Vị trí địa lý, Địa hình, Khí hậu, Tài nguyên đất, Tài nguyên động, thực vật, Tài nguyên biển và ven biển, Tài nguyên nước, Tài nguyên khoáng sản, Dân số và lao động, Văn hoá và tiềm năng du lịch (Trang thông tin điện tử tỉnh Hòa Bình: hoabinh.gov.vn);

22. Sở giao thông vận tải Hòa Bình (2017-2019), Báo cáo Tổng kết công tác GTVT các năm:2017, 2018, 2019 của Sở giao thông vận tải Hòa Bình;

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT

Mã số phiếu: ...

Kính chào Anh/Chị! Tôi là học viên cao học trường Đại học Kinh tế Quốc dân, hiện tại đang nghiên cứu về đề tài “Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định tại Sở giao thông vận tải Hòa Bình”.

Xin Anh/Chị vui lòng dành ít phút để trả lời phiếu khảo sát này. Phiếu khảo sát này không ghi lại tên của Anh/Chị, và tất cả chỉ nhằm mục đích nghiên cứulà để nắm bắt và hiểu rỏ hơn nữa những mặt đã đạt được cũng như những hạn chế đang còn tồn tại trong công tác QLNN về vận tải hành khách theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh. Rất mong nhận được sự tham gia nhiệt tình của Anh/Chị.

Xin chân thành thành cảm ơn! Chúc Anh/Chị có một ngày làm việc vui vẻ và hiệu quả!

PHẦN I: NỘI DUNG KHẢO SÁT TT Đánh giá Rất không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý Điểm 1 2 3 4 5

I Bộ máy quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định của Sở giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình

1

Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định của sở giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình là phù hợp

2

Sự phối hợp giữa các phòng, đơn vị bộ máy quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định của sở giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình tốt

3

Các cán bộ công chức, viên chức trong bộ máy quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định của sở giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình đủ năng lực

II

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định của Sở giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình

4

Xây dựng quy hoạch phát triển vận tải bằng ô tô của tỉnh phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH, quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phát triển GTVT, quy hoạch sử dụng đất và các QH liên quan

5 Xây dựng kế hoạch về vậntải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định phù hợp

6

Kịp thời tham mưu và ban hành các văn bản bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh

III Triển khai quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật về vận tải hành kháchbằng ô tô theo tuyến cố định của Sở giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình

7

Tuyên truyền về chính sách, pháp luật vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định thường xuyên và đạt hiệu quả cao

8

Tổ chức quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đạt hiệu quả cao

9

Cấp, đổi, thu hồi GPKD, phù hiệu vận tải đường bộ, giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông đường bộ thực hiện chặt chẽ

10

Việc xử lý thu hồi phù hiệu đối với các DN, HTX kinh doanh vận tải vi phạm trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cao

11

Quản lý đào tạo, sát hạch lái xe; cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe được thực hiện chặt chẽ, khách quan, trung thực

IV Kiểm soát vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định của Sở giao thôngvận tải tỉnh Hòa Bình

12 Công tác thanh tra, kiểm traluôn được chú trọng và ngày càng siết chặt

13 Công tác thanh tra, kiểm tra nghiêm túc

PHẦN II: MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG

1. Giới tính: Nam Nữ 2. Độ tuổi của Anh/Chị?

Từ 20 đến 30 tuổi Từ 31 đến 40 tuổi Từ 41 đến 50 tuổi Trên 50 tuổi 3. Trình độ học vấn của Anh/Chị? Trung học phổ thông Trung cấp Cao đẳng, Đại học sau đại học

4. Anh/Chị đã làm ở lĩnh vực liên quan đến VTHK được bao lâu?

Dưới 1 năm 1 đến dưới 5 năm 5 đến dưới 10 năm 10 đến dưới 15năm Từ 15năm trở lên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH HÒA BÌNH (Trang 97 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w