Kết quả hoạt động của Sở giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình giai đoạn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH HÒA BÌNH (Trang 45 - 95)

2017 - 2019

2.1.4.1. Về kết cấu hạ tầng giao thông

Hằng năm, các tuyến đường Sở được giao quản lý Sở đã thực hiện tốt công tác quản lý, vận hành khai thác, bảo dưỡng thường xuyên công trình đường bộ; thực hiện công tác xếp loại đường bộ hằng năm theo quy định. Các hư hỏng trên hệ thống đường bộ quản lý được theo dõi, kiểm tra thường xuyên và kịp thời phát hiện hư hỏng để đề xuất cấp có thẩm quyền đưa vào kế hoạch sửa chữa hằng năm đảm bảo các tuyến đường êm thuận, an toàn.

2.1.4.2. Về vận tải

a) Vận tải đường bộ * Hệ thống bến xe khách:

- Tại trung tâm thành phố Hòa Bình có 03 bến xe khách: Bến xe khách trung tâm Hòa Bình (loại 4); bến xe khách Bình An (loại 2); bến xe khách Chăm Mát (loại 4);

- Tại các huyện có tổng số 09 bến xe khách: Bến xe khách Mai Châu (loại 5) Yên Thủy (loại 4); Lạc Sơn (loại 5); bến xe khách Tân Lạc (loại 6); bến xe khách Lạc Thủy (loại 5); bến xe khách Kim Bôi (loại 3); bến xe khách Thị trấn Đà Bắc (loại 5) bến xe Mường Chiềng (loại 6) bến xe Cao Sơn (loại 6).

Năm 2018 Sở đã tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh Quy hoạch bãi đỗ xe trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1229/QĐ-UBND ngày 22/5/2018).

b) Vận tải đường thủy:

- Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 02 tuyến sông khai thác vận tải thủy nội địa, trong đó tuyến đường thủy nội địa quốc gia sông Đà dài 103 km (thượng lưu đập thủy điện là 78 km, hạ lưu là 25 km); tuyến đường thủy nội địa địa phương sông Bôi dài 19 km. Ngoài tuyến chính, trên hồ Hòa Bình có 05 tuyến nhánh ngập với tổng chiều dài 33,6 km đã được công bố là danh mục tuyến đường thủy nội địa địa phương bao gồm nhánh Hiền Lương dài 7,5 km; nhánh Vầy Nưa dài 3,5 km; nhánh Ngòi Hoa 11,0 km; nhánh Phúc Sạn 4,8 km; nhánh Đồng Nghê dài 6,8 km.

Kết quả hoạt động trong thời gian năm 2017-2019:

- Phổ biến, quán triệt triển khai thực hiện các quy định, đồng thời ban hành văn bản hướng dẫn các đơn vị kinh doanh vận tải nghiên cứu, thực hiện các quy định, chỉ đạo của Bộ GTVT, Tổng cục ĐBVN, UBND tỉnh, các cơ quan quản lý nhà nước trong vận tải đường thủy.

- Tham mưu cho UBND tỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2020 (đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 883/QĐ-UBND ngày 31/5/2017)

- Trình UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phát triển hệ thống cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

2.1.4.3. Về phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông

Công tác quản lý đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe và kiểm định xe cơ giới được thực hiện tuân thủ các quy định, hướng dẫn của Bộ GTVT và Tổng cục ĐBVN.

- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn tỉnh, tổ chức thực hiện sát hạch theo đúng các quy định về quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe do Bộ GTVT ban hành và các văn bản hướng dẫn của Tổng cục ĐBVN.

- Ban hành các văn bản hướng dẫn, chấn chỉnh công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ và kiểm định xe cớ giới tới các cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe, kiểm định xe cơ giới, kịp thời thực hiện các quy định mới đồng thời nâng cao hơn nữa chất lượng công tác đào tạo, sát hạch và kiểm định xe.

- Đôn đốc các cơ sở đào tạo đầu tư cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe trọng tâm là đầu tư xây dựng sân sát hạch lái xe mô tô hạng A1 sử dụng thiết bị chấm điểm tự động.

- Thực hiện kiểm tra định kỳ tất cả các khoá đào tạo lái xe ôtô (02 lần/khoá) kết hợp với kiểm tra đột xuất; tổ chức giám sát các kỳ thi tốt nghiệp, cấp chứng chỉ sơ cấp nghề lái xe ôtô.

- Các thủ tục báo cáo đăng ký sát hạch, báo cáo đề nghị tổ chức sát hạch và hồ sơ dự sát hạch được kiểm tra đầy đủ trước khi tổ chức sát hạch; thực hiện nghiêm túc quy trình sát hạch có sự giám sát của tổ giám sát theo quy định, thực hiện giám sát đột xuất đối với sát hạch lái xe môtô hạng A1.

2.1.4.4. Về an toàn giao thông

Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành: Báo cáo sơ kết đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ; Văn bản chỉ đạo đẩy mạnh triển khai các giải pháp cấp bách nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Văn bản chỉ đạo đẩy mạnh triển khai các giải pháp cấp bách nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; trình ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/2/2019 của Chính phủ về tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự ATGT và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021; trình ban hành kế hoạch triển khai Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/02/2019 của ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa và ùn tắc giao thông.

2.1.4.5. Các nhiệm vụ khác

Sở đã tham mưu, trình UBND tỉnh xem xét chỉ đạo điều hành và ban hành một số văn bản trong lĩnh vực giao thông vận tải gồm:

- Tham mưu, dự thảo văn bản trình UBND tỉnh đối với các nội dung liên quan theo yêu cầu và tổng hợp báo cáo các nội dung trong lĩnh vực giao thông vận tải thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh;

- Tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành và các nhiệm vụ trọng tâm năm 2019 trong lĩnh vực giao thông vận tải.

- Tham mưu cho UBND tỉnh xem xét đầu tư xây dựng các dự án công trình giao thông và giải quyết các nội dung liên quan trong lĩnh vực giao thông vận tải.

2.2. Thực trạng vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017 - 2019

2.2.1. Vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Hoạt động vận tải giai đoạn 2017 đến năm 2019 trên địa bàn tỉnh phát triển khá toàn diện, hệ thống giao thông được sửa chữa, nâng cấp và làm mới, phương tiện vận chuyển ngày càng được tăng cường và đổi mới cả về đường bộ, đường sông đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa cũng như đi lại của người dân. Hệ thống VTHK cũng phát triển không ngừng với việc đầu tư mới phương tiện vận chuyển hiện đại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Do vậy, hoạt động vận tải đã có nhiều chuyển biến tích cực hơn so với các năm trước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.2. Loại hình vận tải hành hách bằng ô tô qua các năm trên địa bàn tỉnh

ĐVT: Phương tiện

STT Loại hình vận tải Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tổng 1214 1437 1773

1 Vận tải hành khách bằng ô

tô theo tuyến cố định 98 135 168

2 Vận tải hành khách bằng ô tô theo hợp đồng 150 195 258 3 Vận tải hành khách bằng xe buýt 80 91 102 4 Vận tải hành khách bằng xe taxi 886 1016 1245

Nguồn: Báo cáo tổng kết Sở GTVT Hòa Bình năm 2017-2019

Từ bảng số liệu có thể thấy được các năm qua, số lượng phương tiện vận tải hành khách tăng nhưng không nhiều, năm 2018 tổng số phương tiện tăng so với năm 2017 là 223 phương tiện tăng 18,3%; năm 2019 so với năm 2018, tăng 336 phương tiện tăng 23,4%. Hoạt động vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh đã dần phát triển qua các năm, hệ thống giao thông được sửa chữa, nâng cấp và làm mới, phương tiện vận chuyển ngày càng được tăng cường và đổi mới.

Trong những năm trở lại đây, kể từ khi Nhà nước chủ trương xã hội hóa hoạt động VTĐB, nhất là xã hội hóa hệ thống cơ sở hạ tầng dịch vụ hỗ trợ VTĐB, hệ thống bến xe khách trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư đồng bộ, đáp ứng tốt nhu cầu cung cấp dịch hỗ trợ VTHKĐB.

Theo quy hoạch phát triển vận tải bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 700/QĐ-UBND ngày 27/4/2017) trên địa bàn tỉnh có quy hoạch tổng số 26 bến xe khách. Đến nay trên đã có 12 bến xe đã được công bố đưa vào khai thác theo quy định tại Thông tư số 49/2012/TT-BGTVT ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe khách và

Thông tư số 73/2015/TT-BGTVT ngày 11/11/2015 về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe khách sửa đổi lần 1 năm 2015. Trong đó gồm có 01 bến xe loại II; 01 bến xe loại III; 04 bến xe loại IV; 03 bến xe loại V; 03 bến xe loại VI.

Bảng 2.3. Hệ thống bến xe khách trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

STT Tên bến xe Địa điểm

xây dựng Huyện, thành phố Cấp kỹ thuật 1 Bến xe khách trung tâm thành phố Phường Phương Lâm Thành phố Hòa Bình Loại IV 2 Bến xe khách Bình An Phường Tân Hòa Thành phố Hòa Bình Loại II

3 Bến xe khách Chăm Mát Phường Thái Bình Thành phố Hòa Bình Loại IV 4 Bến xe khách Lạc Sơn Thị Trấn Vụ Bản Huyện Lạc Sơn Loại V 5 Bến xe khách Tân Lạc Thị trấn Mường Khến Huyện Tân Lạc Loại VI

6 Bến xe khách Kim Bôi Thị trấn Bo Huyện Kim

Bôi Loại III

7 Bến xe khách Yên Thủy Thị trấn Hàng Trạm

Huyện Yên

Thủy Loại IV

8 Bến xe khách Mai Châu Thị trấn Mai Châu

Huyện Mai

Châu Loại V

9 Bến xe khách Chi Nê Thị trấn Chi Nê

Huyện Lạc

Thủy Loại IV

10 Bến xe khách Đà Bắc Thị trấn Đà

Bắc Huyện Đà Bắc Loại V

11 Bến xe khách Cao Sơn Xã Cao Sơn Huyện Đà Bắc Loại VI (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12 Bến xe khách Mường Chiềng

Xã Mường

Chiềng Huyện Đà Bắc Loại VI

Nguồn: Báo cáo tổng kết Sở GTVT Hòa Bình năm 2019

2.2.2. Vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Mạng lưới GTVT của tỉnh Hòa Bình hiện tại chủ yếu tập trung vào đường bộ bởi địa hình đồi núi phức tạp và là khu vực kinh tế tương đối khó khăn nên khó phát triển các loại hình vận tải khác

Mạng lưới đường bộ trên địa bàn tỉnh bao gồm các tuyến đường: quốc lộ, đường 229, đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị, đường xã với tổng chiều dài khoảng 3.448,15km chưa kể đường chuyên dùng và đường trục thôn bản.

Do đặc điểm vị trí địa lý tỉnh Hòa Bình, nên các tuyến cố định liên tỉnh có lưu lượng đông xuất phát chủ yếu từ các bến xe tại thành phố Hòa Bình (bến xe TT Hòa Bình, Bến xe Bình An, Bến xe Chăm Mát) và bến xe Lạc Sơn, sau đó đến một số bến xe ở các huyện là Kim Bôi, Tân Lạc, Mai Châu ….

Bảng 2.4. Mạng lưới vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định qua các năm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

ĐVT: Tuyến ST T Loại hình VTHK bằng ô tô theo tuyến cố định Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2017/2018 Năm 2018/2019 +/- % +/- % 1 Tuyến nội tỉnh 7 8 10 1 14,2 2 25 2 Tuyến ngoại tỉnh 108 118 135 10 9,25 17 14,4

Nguồn: Báo cáo tổng kết Sở GTVT Hòa Bình năm 2017- 2019

Từ bảng số liệu trên có thể nhận thấy tốc độ tăng trưởng của các tuyến vận tải qua các năng có chiều hướng tăng tuy nhiên không nhiều. Cụ thể năm 2018 tuyến nội tỉnh tăng 1 tuyến đạt 14,2% năm so với năm 2017; đến năm 2019 tăng 2 tuyến đạt 25% so với năm 2018. Đối với tuyến ngoại tỉnh năm 2018 tăng thêm 10 tuyến đạt 9,25% so với năm 2017; năm 2019 tăng thêm 17 tuyến đạt 14,4% so với năm 2018.

Hoạt động vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh đã dần phát triển qua các năm, hệ thống giao thông được sửa chữa, nâng cấp và làm mới, phương tiện vận chuyển ngày càng được tăng cường và đổi mới. Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có tổng số 204 doanh nghiệp, hợp tác xã và hàng trăm hộ kinh doanh cá thể tham gia vào hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo các loại hình với tổng số phương tiện là 2.824 phương tiện.

Bảng 2.5. Số lượng phương tiện vận tải hành khách bằng xe ô tô

theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

ĐVT: Phương tiện

STT

Phương tiện vận tải

hành khách Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1 Tổng 1214 1437 1773

2 VTHK tuyến cố định 132 146 168

3 Chiếm tỷ lệ (%) 10.87 10.16 9.48

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Sở GTVT Hòa Bình 2017 - 2019

- Hiện tại Hòa Bình đang tập trung khai thác các tuyến vận tải cố định nội tỉnh, liên tỉnh và các tuyến nội tỉnh từ trung tâm huyện lỵ, thành phố đến các xã vùng sâu vùng xa để đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh.

Bảng 2.6. Mạng lưới các tuyến vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh

Đvt: tuyến

STT Tên bến xuât phát Số tuyến vận tải

2017 2018 2019 TỔNG SỐ 115 126 145 1 Bến xe khách trung tâm thành phố 16 18 20 2 Bến xe khách Bình An 11 12 13 3 Bến xe khách Chăm Mát 9 10 11 4 Bến xe khách Lạc Sơn 12 13 14 5 Bến xe khách Tân Lạc 8 9 9 6 Bến xe khách Kim Bôi 7 8 10 7 Bến xe khách Yên Thủy 8 9 9 8 Bến xe khách Mai Châu 11 12 13 9 Bến xe khách Chi Nê 14 14 15 10 Bến xe khách Đà Bắc 8 8 11 11 Bến xe khách Cao Sơn 7 8 8 12 Bến xe khách Mường Chiềng 4 5 5

Nguồn: Báo cáo tổng kết Sở GTVT Hòa Bình năm 2017 - 2019

Qua bảng trên, có thể thấy số tuyến vận tải tại các bến xe khách qua các năm tăng không nhiều, các tuyến vận tải tập trung chủ yếu tại bến xe khách thành phố Hòa Bình, bến xe khách Chi Nê, bến xe khách Lạc Sơn. Số lượng tuyến vận tải nhiều hay ít phụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thuộc vào nhu cầu đi lại của Nhân dân và đề xuất của các đơn vị kinh doanh vận tải với cơ quan có thẩm quyền để được phê duyệt, đi vào hoạt động.

2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định của Sở giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017- 2019

2.3.1. Bộ máy quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định của Sở giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình

- Bộ máy quản lý nhà nước về vận tải khách theo tuyến cố định bằng ô tô thì được thực hiện quản lý theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2. Mô hình tổ chức quản lý vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định tại tỉnh Hòa Bình

- Chức năng, nhiệm vụ:

Giám đốc Sở: Trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải trên địa bàn; Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh; Hội đồng nhân dân tỉnh hoặc do Bộ Giao thông vận tải ban hành, tham gia góp ý vào dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật; Kế hoạch, chương trình hành động, các văn bản chỉ đạo về công tác trật tự an toàn giao thông; Công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH HÒA BÌNH (Trang 45 - 95)