2.1. Giới thiệu chung về Sở giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Sở giao thông vận tải tỉnh HòaBình Bình
Ngày 28/8/1945 sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập Nha Giao thông công chính, tiền thân của Bộ Giao thông vận tải ngày nay. Với tiền thân là Ty Công chính và sau khi tái lập tỉnh được tách ra từ Sở giao thông vận tải Hà Sơn Bình thành Sở giao thông vận tải Hoà Bình.
Hơn 70 năm xây dựng và phát triển, trải qua nhiều giai đoạn cách mạng, Sở giao thông vận tải Hoà Bình đã không ngừng trưởng thành và phát triển, đóng góp công sức to lớn vào hai cuộc kháng chiến của dân tộc và trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế để Giao thông vận tải đi trước một bước, đáp ứng yêu công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước.
Cùng với ngành Giao thông vận tải cả nước, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành GTVT tỉnh Hòa Bình đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, khắc phục mọi khó khăn, nâng động sáng tạo, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Là ngành kinh tế-kỹ thuật mang tính phục vụ, thực hiện chức năng QLNN về GTVT trên địa bàn, trong những năm qua, Sở đã chủ động, tích cực tham mưu cho tỉnh ban hành và thực hiện quản lý tốt các chính sách phát triển GTVT phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; đảm bảo giao thông đi lại thuận lợi, thông suốt và an toàn, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
Đặc biệt, trong những năm gần đây Sở GTVT đã tích cực đẩy mạnh việc cải cách TTHC theo cơ chế “một cửa”. Thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng
lực quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần, thái độ, trách nhiệm và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tích cực đầu tư trang thiết bị, điều kiện làm việc, hiện đại hóa công sở, làm tốt công tác thẩm định, xét duyệt hồ sơ, thủ tục, dự án, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc của tổ chức, công dân đến quan hệ giao dịch, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào việc đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn
- Về kết cấu hạ tầng giao thông: Tổ chức quản lý, bảo trì, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mạng lưới công trình giao thông đường bộ, đường thủy nội địa địa phương đang khai thác thuộc trách nhiệm của tỉnh quản lý hoặc được ủy thác quản lý; Thực hiện các biện pháp bảo vệ hành lang an toàn giao thông và công trình giao thông trên địa bàn theo quy định của pháp luật, hướng dẫn của Bộ GTVT và các cơ quan QLNN chuyên ngành; Trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định: Phân loại đường thủy nội địa; công bố luồng, tuyến đường thủy nội địa theo thẩm quyền; phân cấp cho UBND cấp huyện cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa, giấy phép hoạt động bến khách ngang sông theo quy định của pháp luật. Chấp thuận chủ trương xây dựng cảng, bến thủy nội địa; công bố cảng thủy nội địa; cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa theo thẩm quyền; Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quyết định phân loại, điều chỉnh hệ thống đường tỉnh, các đường khác theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh; Thiết lập và quản lý hệ thống báo hiệu đường bộ, đường thủy nội địa địa phương trong phạm vi quản lý; Có ý kiến đối với các dự án xây dựng công trình trên đường thủy nội địa địa phương và tuyến chuyên dùng nối với tuyến đường thủy nội địa địa phương theo quy định; cấp phép thi công trên các tuyến đường bộ, đường thủy nội địa đang khai thác do địa phương quản lý hoặc Trung ương ủy thác quản lý; Tổ chức thực thi các nhiệm vụ, quyền hạn QLNN tại bến xe ô tô, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và cảng, bến thủy nội địa trên các tuyến đường bộ, đường thủy nội địa do địa phương quản lý.
- Về vận tải: Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các chính sách phát triển vận tải hành khách công cộng theo quy định của UBND
tỉnh; Tổ chức thực hiện việc quản lý vận tải đường bộ, đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh theo quy định; cấp phép vận tải quốc tế, cấp phép lưu hành đặc biệt cho phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ GTVT; Hướng dẫn, kiểm tra xây dựng và công bố bến xe, điểm đỗ xe taxi, điểm đón, trả khách trên địa bàn theo quy hoạch được phê duyệt; quản lý các tuyến vận tải hành khách; tổ chức quản lý dịch vụ vận tải hành khách trên địa bàn; Quyết định theo thẩm quyền việc chấp thuận cho tổ chức, cá nhân vận tải hành khách trên tuyến cố định đường bộ và đường thủy nội địa theo quy định.
- Về phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông: Tổ chức thực hiện việc đăng ký phương tiện giao thông đường thủy nội địa; đăng ký cấp biển số cho xe máy chuyên dùng của tổ chức và cá nhân ở địa phương theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ GTVT; Tổ chức thực hiện việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ GTVT; Tổ chức đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, giấy chứng nhận học tập pháp luật của người điều khiển phương tiện giao thông, người vận hành phương tiện, thiết bị chuyên dùng trong GTVT; cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe, cấp GPLX tập lái của các cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn; cấp hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp, thu hồi giấy phép và quản lý việc đào tạo lái xe đối với các cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ GTVT.
- Về an toàn giao thông: Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn đường bộ, đường thủy nội địa xảy ra trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân công của UBND tỉnh; phối hợp xử lý tai nạn giao thông trên địa bàn khi có yêu cầu; Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm công trình giao thông, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông; Là cơ quan thường trực của Ban An toàn giao thông tỉnh theo phân công của UBND tỉnh; Thẩm định an toàn giao thông theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ GTVT.
- Các nhiệm vụ khác: Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về GTVT đối với cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc quyền quản lý của Sở theo phân cấp của UBND tỉnh và quy định của pháp luật; Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực GTVT theo quy định của pháp luật và phân công hoặc ủy quyền của UBND tỉnh. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật và công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác QLNN và chuyên môn nghiệp vụ; Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về GTVT đường bộ, đường thủy nội địa và bảo vệ công trình giao thông, bảo vệ hành lang an toàn giao thông, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong phạm vi nhiệm vụ được giao; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của UBND tỉnh.