a) Cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức của Sở giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình được thể hiện ở Sơ đồ 2.1:
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy Sở giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình
Nguồn: Văn phòng Sở giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình (2019)
b) Chức năng, nhiệm vụ
* Lãnh đạo Sở: Có Giám đốc và 03 Phó Giám đốc, trong đó:
- Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND tỉnh và Bộ GTVT.
- Phó Giám đốc Sở giúp việc cho Giám đốc Sở, được Giám đốc Sở phân công theo dõi từng khối công việc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở, trước pháp luật về các lĩnh vực công việc được phân công phụ trách. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở ủy quyền điều hành các hoạt động của Sở.
* Các tổ chức và phòng chuyên môn nghiệp vụ Sở
-Văn phòng Sở: Tham mưu giúp Giám đốc Sở về công tác tổ chức, công chức, viên chức và người lao động; công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật; công tác cải cách hành chính, hành chính - quản trị.
- Thanh tra Sở: Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Sở Giao thông vận tải
- Phòng Pháp chế-An toàn: Tham mưu giúp Giám đốc Sở công tác pháp chế và an toàn giao thông thuộc thẩm quyền quản lý của Sở theo quy định của pháp luật.
- Phòng Kế hoạch-Tài chính:Tham mưu giúp Giám đốc Sở quản lý công tác tài chính, kế toán, tài sản; công tác kế hoạch, thống kê thuộc thẩm quyền quản lý của Sở theo quy định của pháp luật.
- Phòng Quản lý Kết cấu hạ tầng giao thông: Tham mưu giúp Giám đốc Sở trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và đường thủy địa phương. Tổ chức thực hiện công tác quản lý, bảo trì, đảm bảo an toàn giao thông thông suốt trên hệ thống đường bộ do Sở được giao quản lý, tổng hợp theo dõi công tác phát triển giao thông nông thôn của tỉnh.
- Phòng Quản lý Vận tải, Phương tiện và Người lái: Tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vận tải, phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy nội địa.
- Phòng Quản lý Chất lượng công trình giao thông: Tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kỹ thuật, chất lượng công trình giao thông thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Sở.
* Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở
- Ban Quản lý dự án Xây dựng và Bảo trì công trình giao thông. - Trung tâm Tư vấn Giám sát công trình giao thông.
- Trung tâm Đào tạo lái xe mô tô hạng A1. - Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới.
- Bến xe khách trung tâm.
- Trạm Kiểm tra tải trọng xe lưu động trên đường bộ tỉnh Hòa Bình. - Đoạn Quản lý Đường bộ II.
c) Nhân lực của Sở giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình
Nhân sự của sở giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017-2019 được thể hiện theo bảng 2.1.
Bảng 2.1: Nhân sự sở giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017-2019 ĐVT: Người
STT Cơ cấu nhân sự Năm 2017 Năm
2018
Năm 2019
Tổng 244 245 247
1 Cơ cấu theo bộ phận
1.1 - Lãnh đạo Sở 4 4 4
1.2 - Các phòng chuyên môn nghiệp vụ 37 38 38
1.3 - Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở 203 203 205
2 Cơ cấu theo cấp độ đào tạo
2.1 - Thạc sỹ 10 12 15
2.2 - Đại học 182 183 182
2.3 - Khác 52 50 50
3 Cơ cấu theo ngạch công chức
3.1 - Chuyên viên cao cấp 1 1 1
3.2 - Chuyên viên chính 9 9 9
3.3 - Chuyên viên 156 157 159
3.4 - Nhân viên hợp đồng 78 78 78
4 Cơ cấu theo trình độ lý luận chính trị
4.1 - Cao cấp 20 23 25
4.2 - Trung cấp 72 78 85
4.3 - Sơ cấp 152 144 137
Nguồn: Báo cáo tổng kết Sở GTVT Hòa Bình năm 2017-2019
Qua số liệu Bảng 2.1, có thể thấy nguồn nhân lực tại Sở GTVT tỉnh Hòa Bình khá tốt, trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị đều tăng trong giai đoạn từ năm 2017-2019, cụ thể: Trình độ sau đại học năm 2017 chiếm 4,1%; năm 2018 chiếm 4,9%; năm 2019 chiếm 6,1%; Trình độ cao cấp chính trị năm 2017 chiếm 8,2%; năm 2018 chiếm 9,4%; năm 2019 chiếm 10,1%;
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số cán bộ đang đảm nhiệm vị trí việc làm không đúng với chuyên môn được đào tạo tại trường Đại học. Điều này dẫn đến tình trạng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ không đồng đều tại các phòng chuyên môn, đội ngũ cán bộ còn thiếu và hạn chế.