TRÌNH THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Một phần của tài liệu BantinCCHCso30 (Trang 40 - 42)

Ngày 22/12/2016, Đoàn công tác của Bộ Nội vụ do ông Nguyễn Trọng Thừa, Thứ trưởng Bộ Nội vụ làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với Lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc xin chủ trương thí điểm thành lập Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Tham dự buổi làm việc về phía UBND tỉnh Vĩnh Phúc có ông Nguyễn Văn Trì, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Hoàng Văn Toàn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ và một số sở, ban, ngành của tỉnh. Về phía Bộ Nội vụ có đại diện lãnh đạo các Vụ: Cải cách hành chính; Chính quyền địa phương; Tổ chức - Biên chế.

Sau khi giới thiệu khái quát dự thảo Tờ trình và Đề án của UBND tỉnh Vĩnh Phúc trình Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lập Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Ông Phạm Quang Tuệ, Giám đốc Sở Nội vụ cho rằng: “Qua thực tiễn công tác cải cách hành chính của tỉnh, nhất là những tồn tại, hạn chế, yếu kém, vấn đề đặt ra là cần có những cải cách về mô hình, cách thức tổ chức giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính nhất là các hồ sơ thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu hút, hỗ trợ đầu tư, tập trung cải thiện, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh (PAR INDEX)… Đó là cần thành lập Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh và cấp huyện của tỉnh Vĩnh Phúc. Việc hình thành Trung tâm Hành chính công tỉnh Vĩnh Phúc và

Trung tâm Hành chính công các huyện, thành, thị thực chất là việc tổ chức lại và mở rộng quy mô tổ chức, hoạt động của Bộ phận một cửa theo hai tuyến tỉnh và huyện. Theo mô hình này thì toàn bộ các thủ tục hành chính liên quan với các tổ chức, công dân đều phải đưa vào giải quyết theo quy trình tiếp nhận và trả kết quả tại một đầu mối là Trung tâm Hành chính công. Việc hình thành này ngoài các cơ sở pháp lý theo quy định còn xuất phát từ thực tiễn với những lý do cụ thể: Một là, thể hiện quyết tâm chính trị trong đổi mới, cải cách của lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc và lãnh đạo các sở, ban, ngành trong chỉ đạo, điều hành về cải cách hành chính và về thu hút, xúc tiến, hỗ trợ đầu tư nhằm thúc đấy tăng trưởng kinh tế, xã hội của tỉnh. Qua đó không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh (PAR INDEX)… Hai là, qua thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông đã tạo sự chuyển biến nhất định về ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong chuyên nghiệp, thái độ phục vụ Nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; từng bước cải thiện, giảm phiền hà, tiêu cực trong tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính. Ba là, việc hình thành Ban Xúc tiễn và Hỗ trợ đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc (IPA) đã góp phần cải cách hành chính trong lĩnh vực thu hút, xúc tiến và hỗ trợ đầu tư; nhìn chung từ khi đi vào hoạt động đến nay, IPA đã thực hiện tương đối tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao, kết quả thu hút đầu tư hàng năm đều tăng và vượt so với kế hoạch đối với dự án đầu tư trong và ngoài nước”.

Toàn cảnh buổi làm việc

Cũng tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Trì, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc nhấn mạnh: “Với quyết tâm nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy nhà nước và chuyển từ chính quyền quản lý sang chính quyền vừa quản lý vừa phục vụ, Vĩnh Phúc đang tập trung triển khai Đề án sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao đội ngũ cán bộ công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 - 2021 và trước mắt là đẩy mạnh công tác cải cách hành chính. Do vậy, việc thành lập Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện là một việc làm cần thiết thể hiện sự quyết tâm chính trị của tỉnh trong việc cải cách hành chính”.

Kết luận buổi làm việc, ông Nguyễn Trọng Thừa, Thứ trưởng Bộ Nội vụ đánh giá cao quyết tâm của Vĩnh Phúc trong việc cải cách hành chính và cho rằng việc thành lập Trung tâm Hành chính công là một mô hình khá mới trên cả nước, do vậy tỉnh Vĩnh Phúc cần nghiên cứu kỹ mô hình hoạt

động của Trung tâm Hành chính công để có các phương án tối ưu, phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh. Đồng thời, xác định rõ nhiệm vụ từng bộ phận, bố trí, sắp xếp việc làm của cán bộ công chức, viên chức theo từng vị trí cụ thể trên quan điểm không tăng thêm biên chế./.

Minh Nguyên - Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ

Một phần của tài liệu BantinCCHCso30 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)