Chính phủ điện tử rất nhiều. Dưới đây, chỉ xin để xuất một số nhóm vấn đề cần ưu tiên nghiên cứu:
Thứ nhất, phải nghiên cứu làm rõ tính chất đặc thù của văn bản điện tử - đối tượng mới của công tác văn thư; nghiên cứu xác định các tiêu chuẩn, các quy chuẩn trên cả hai phương diện tác nghiệp và công nghệ nhằm quản lý tốt văn bản điện tử kể từ khi hình thành đến khi được lựa chọn đưa vào Lưu trữ, bảo đảm được sự an toàn, tính xác thực, tính toàn vẹn và khả truy cập.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu phải được thể chế hoá để thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước. Có thể tiến hành nghiên cứu xây mới các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn nghiệp vụ về công tác văn thư phù họp với quá trình xây dựng Chính phủ điện tử hoặc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung những văn bản đã ban hành (ví dụ Công văn số 139/VTLTNN- TTTH ngày 14/3/2009 của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước về hướng dẫn quản lý văn bản đi, văn bản đến và lập hồ sơ trong môi trường) để trình cấp có thẩm quyền ban hành.
Thứ ba, nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu về quản lý văn bản điện tử (từ nghiên cứu hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược phát triển đến tổ chức thực hiện và triển khai hoạt động này).
Thứ tư, nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức văn thư và nghiên cứu xác định rõ chức năng, nhiệm vụ cơ bản của tổ chức này bảo đảm phù họp với quá trình xây dựng Chính phủ điện tử và cải cách nền hành chính nhà nước./.
---
[1] Website Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Bình. [2] Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam tháng 7/2011, trang 20.
[3] Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam số đặc biệt tháng 12/2010, trang 16.
ThS. Nguyễn Thị Tâm Nguyên Phó Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Nguồn: Kỷ yếu Hội thảo khoa học