Xuất phát từ quan điểm trên có thể hiểu quá trình xây dựng Chính phủ điện tử là quá trình điện tử hóa hoạt động của Chính phủ nhờ ứng dụng công nghệ thông tin và

Một phần của tài liệu BantinCCHCso30 (Trang 45 - 46)

quá trình điện tử hóa hoạt động của Chính phủ nhờ ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông hay nói một cách khác là quá trình ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào trong hoạt động của Chính phủ.

Quá trình xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam được bắt đầu từ những năm đầu 90 của thế kỷ XX mà dấu ấn là việc Chính phủ ban hành Nghị quyết số 49/CP ngày 4/8/1993 về “Phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam trong những năm 90”. Tuy nhiên, việc phát triển cơ sở hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin nhìn chung chậm và có nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với các nước trên thế giới và khu vực. Chính vì vậy, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 58/CT- TW ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để cụ thể hoá Chỉ thị này, một loạt các văn bản quy phạm pháp luật, các đề án, dự án, chương trình đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, tiêu biểu như: Quyết định 112/QĐ-TTg ngày 25/7/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001-201, Luật Giao dịch điện tử được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005, Luật Công nghệ thông tin được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006, Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, Quyết định số 48/QĐ-TTg ngày 31/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2009-2010, Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt

động của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2011 – 2015…Với Chương trình này, mục tiêu đề ra của Chính phủ là đến năm 2015 sẽ có 70% các văn bản, tài liệu trao đổi giữa các cơ quan nhà nước là văn bản điện tử và 100% Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước và để phục vụ người dân và doanh nghiệp được thuận lợi.

Cùng với quá trình xây dựng Chính phủ điện tử hay nói cách khác là quá trình ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào trong hoạt động của các cơ quan Chính phủ thì ngoài văn bản giấy truyền thống đã xuất hiện một loại văn bản mới-đó là văn bản điện tử. Công tác văn thư là hoạt động gắn liền với văn bản hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức hay nói một cách khác là văn bản là đối tượng của công tác văn thư. Khi công tác văn thư xuất hiện đối tượng mới mà so với đối tượng truyền thống có sự khác nhau về cách thức tạo lập (đối với văn bản giấy, thông tin được tạo ra bằng cách viết hoặc ra trên giấy thì đối với văn bản điện tử thông tin được tạo ra, ghi lại trên các thiết bị điện tử); về cách thức thể hiện thông tin (nếu thông tin trên văn bản giấy được thể hiện ở dạng chữ viết, chữ số, hình vẽ… thì thông tin ở tài liệu điện tử được thể hiện ở dạng số); về cách thức tiếp cận thông tin (thông tin trên tài liệu giấy hoàn toàn đọc được bằng mắt thường thì đối với tài liệu điện tử, thông tin chỉ có thể truy cập và đọc được thông qua các thiết bị điện tử) thì hoạt động nghiệp vụ cơ bản của công tác văn thư từ soạn thảo, ban hành văn bản; quản lý văn bản (quản lý văn bản đi; quản lý văn bản đến; lập hồ sơ và nộp hồ sơ vào Lưu trữ); quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư sẽ phải có những thay đổi cho phù họp. Và để quản lý thống nhất công tác văn thư trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu.

Một phần của tài liệu BantinCCHCso30 (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)