Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác kiểm tratrong hoạt động của tổ chức công đoàn (CĐ), CĐ TCT VLXD số 1 (FiCO) có những chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả cũng chính là nhờ sự kiểm tra thường xuyên về chấp hành Điều lệ và kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm Điều lệ, Nghị quyết, Chỉ thị và các quy định của CĐ. Tầm quan trọng của công tác kiểm tra cũng được ghi rõ tại Báo cáo chính trị Đại hội X CĐVN, trong điều lệ của CĐVN.
Để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra của CĐ, và hoạt động của UBKT đáp ứng yêu cầu mới hiện nay, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội VI CĐ TCT, Nghị quyết Đại hội XII CĐXDVN, CĐ FiCO đưa ra các giải pháp đồng bộ sau: Thứ nhất, nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm tra CĐ và hoạt động của UBKT. Để công tác kiểm tra thực sự trở thành công cụ quan trọng của lãnh đạo quản lý, kết quả kiểm tra phải được đánh giá khách quan, trung thực và tuân thủ pháp luật, tính hiệu quả, hiệu lực trong quản lý của tổ chức CĐ các cấp; đồng thời tiếp tục tuyên truyền, giáo dục để mỗi cán bộ, đoàn viên CĐ nhận thức rõ vai trò của công tác kiểm tra và nhiệm vụ của UBKT CĐ, sự cần thiết phải tăng cường công tác kiểm tra và tự kiểm tra của CĐ như Bác Hồ thường nói: “Kiểm tra như rửa mặt hàng ngày”.
Thứ hai, đổi mới và nâng cao nhận thức của các cấp CĐ về vị trí, vai trò, ý nghĩa và tác dụng của công tác kiểm tra. Vai trò trách nhiệm của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ CĐ các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, trách nhiệm của UBKT CĐ các cấp, của cán bộ, đoàn viên đối với công tác kiểm tra, khắc phục những lệch lạc về nhận thức và quan điểm và công tác kiểm tra, dẫn tới buông lỏng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, việc kiểm tra mang tính hình thức. Thứ ba, tăng cường hoạt động và nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác kiểm tra. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra phải luôn đảm bảo tính thống nhất từ khâu tổ chức thực hiện các nghiệp vụ kiểm tra đến khâu đưa ra các kết luận kiểm tra; kết quả kiểm tra phải đánh giá, chỉ ra được các ưu, khuyết trong quá trình thực hiện Điều lệ CĐVN và những kiến nghị cần khắc phục những hạn chế.
Thứ tư, hoạt động kiểm tra phải chủ động, đổi mới nội dung phương pháp, quy trình kiểm tra, cải tiến tổ chức hoạt động các đoàn kiểm tra. Công tác kiểm tra cần tập trung vào những vấn đề trọng tâm, trọng điểm, các hình thức kiểm tra thường xuyên, đột xuất, định kỳ, các phương pháp kiểm tra đồng cấp, kiểm tra cấp dưới... đồng thời hàng năm cần được nghiêm túc tổng kết đánh giá về hiệu quả để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, có phương hướng tốt hơn.
Thứ năm, tổ chức, kiện toàn bộ máy UBKT CĐ để có cơ cấu hợp lý, đủ về số lượng và chất lượng cán bộ UBKT CĐ. Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra phải là những người nhiệt tình, chí công, vô tư, đạo đức trong sáng; có năng lực chuyên môn, có kiến thức tương đối toàn diện về các lĩnh vực kinh tế, tài chính pháp luật, văn hóa, xã hội. Đặc biệt trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, người làm công tác kiểm tra có đạo đức nghề nghiệp, công tâm, khách quan và dám đấu tranh với các hành vi sai trái đó là một thắng lợi trong công tác phòng chống tham nhũng hiện nay.
Thứ sáu, nâng cao nhận thức về công tác giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo; phân định đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của CĐ; đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan quản lý nhà nước, của người sử dụng lao động đối với đoàn viên, CNVC-LĐ có liên quan đến chế độ chính sách mà trách nhiệm của CĐ phải tham gia. Nhằm thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của CĐ theo quy định của pháp luật; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, CNVC-LĐ.
Từ thực hiện tốt công tác kiểm tra, năm 2012 mặc dù thị trường BĐS đóng băng kéo theo sự trầm lắng của thị trường VLXD, “nợ xấu và tồn kho” trở thành điệp khúc của nhiều đơn vị sản xuất VLXD nhưng nhìn chung FiCO đã cùng nhau vượt qua khó khăn với kết quả kinh doanh: Năm 2008 toàn TCT đạt trên 3.257 tỷ đồng thì con số này năm 2011 đạt gần 5.000 tỷ đồng, thu nhập bình quân người lao động năm 2008 mới chỉ đạt 2 triệu đ/người/tháng nhưng 3 năm sau 2011 con số này đã tăng gần 2,5 lần (4,95 triệu đ/người/tháng). Nhiệm kỳ 2012 - 2017 Công đoàn FiCO phấn đầu kết nạp 100% CNVC- LĐ vào tổ chức CĐ, thành lập CĐCS tại các DN mới và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn đạt 90 - 95% cho cán bộ CĐ từ tổ trưởng trở lên, đặc biệt đưa tỷ lệ nữ cán bộ tham gia BCH CĐ các cấp đạt từ 25 - 30% và xây dựng 100% CĐCS đạt tiêu chuẩn vững mạnh.v
BẢN TIN CÔNG ĐOÀN XÂY DỰNG VIỆT NAM
26
Khi nói tới ngành xây dựng mọingười nghĩ ngay tới xi măng, cát đá, bê tông sắt thép toàn những thứ khô khan cứng cáp, ấy vậy mà con người của TCT CP đầu tư phát triển xây dựng (DIC Group) lại khác. Ngoài những giờ lao động trên công trường, NLĐ DIC Group lại có dịp được thể hiện những lời ca tiếng hát, qua những hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao trong các dịp lễ hội, trong các phong trào thi đua lao động sản xuất. Để có được những hoạt động thiết thực đấy, không thể không nói đến vai trò của CĐ DIC Group.
Hàng năm, CĐ DIC Group ban hành hướng dẫn CĐCS tham mưu với lãnh đạo về các nội dung thiết yếu cần bổ sung vào thỏa ước lao động tập thể và nội quy lao động. Nhiều nội dung khi được áp dụng đã nâng cao chất lượng đời sống cho NLĐ như chế độ tiền thưởng, chế độ nghỉ dưỡng, tham quan, khám sức khỏe định kỳ… Chính vì vậy, hàng năm NLĐ được khám sức khỏe định kỳ, tập huấn về an toàn lao động, tham gia đóng bảo hiểm đầy đủ với tổng số tiền hơn 9 tỷ đồng mỗi năm… Ngoài ra CĐ còn tổ chức các phong trào trong lao động sản xuất kinh doanh và nhiều phong trào đã trở thành hoạt động truyền thống của DIC như: Phong trào “Giỏi việc nước đảm việc nhà” của nữ cán bộ công nhân lao động, liên hoan ngày quốc tế thiếu nhi 1/6, ngày hội gia đình DIC vào dịp lễ Noel…
Bà Phan Thị Mai Hương – Chủ tịch CĐ DIC Group cho biết, mục tiêu và phương hướng hoạt động trong thời gian tới của CĐ DIC Group là: “Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động CĐ, xây dựng mô hình tổ chức CĐ vững mạnh. Tập trung vào việc tổ chức thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Coi
trọng công tác tuyên truyền giáo dục và tổ chức các phong trào hành động cách mạng trong cán bộ CNLĐ. Qua đó nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ kỷ luật lao động của NLĐ đáp ứng yêu cầu của DN trong tình hình mới. Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ CĐ, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của DIC Group”.
Mặc dù bị ảnh hưởng do suy giảm nền kinh tế nói chung, song đời sống, thu nhập, việc làm của CNVC-LĐ tại DIC Group vẫn ổn định. Hàng năm có khoảng 80% lao động có việc làm ổn định, thu nhập bình quân hàng năm tăng lên rõ rệt, năm 2011 thu nhập bình quân 5,15 triệu đ/người/tháng thì đến năm 2012 tăng lên là 5,95 triệu đ/người/tháng đặc biệt có những đơn vị có thu nhập bình quân từ 8 triệu đ/người/tháng. Bên cạnh đó, CĐ DIC Group còn tích cực vận động CNLĐ tham gia các hoạt động từ thiện xã hội với số tiền đóng góp hàng tỷ đồng mỗi năm.
Ông Nguyễn Văn Bình - Chủ tịch
CĐXDVN nhấn mạnh đến vai trò, trách nhiệm của tổ chức CĐ trong kỳ đại hội CĐ DIC Group vào cuối năm 2012 vừa qua là: Tổ chức CĐ phải chủ động làm nòng cốt tổ chức phát động các phong trào thi đua yêu nước với nội dung thiết thực, cần tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết 20 của BCH TW Đảng về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”, cũng như tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết 4B của BCH TLĐLĐVN về “CĐ với nhiệm vụ nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp của CBC- NVC-LĐ, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước”.
Chủ động tham gia xây dựng và kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật liên quan trực tiếp đến NLĐ là giải pháp hữu hiệu nhất để CĐ DIC Group bảo vệ quyền lợi NLĐ. Đồng thời phối hợp với người sử dụng lao động thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở bằng những chính sách cụ thể như chính sách nhà ở cho công nhân tại công trình xây dựng, chính sách bảo đảm việc làm, tiền lương, thu nhập, bảo hiểm, an toàn lao động…