Những tai nạn được báo trước

Một phần của tài liệu d89a8c310_ban_tin_cd_so_32013 (Trang 33 - 34)

trước

Đang chạy đồ cho đám giàn giáo, bỗng đánh “phịch” - một chiếc xô rỗng được thả xuống trước mặt chị Hậu, tay thợ gọi với xin xô vữa, chị lại hì hục xúc, rồi phăm phăm xách chiếc xô về phía

ròng rọc để chuyển lên. Trời không oi ả, nhưng trên khuôn mặt chị cứ đỏ ửng và dầm dề mồ hôi. Ngày nắng cũng như ngày mưa, hễ có việc chị lại sẵn sàng lên đường, bất biết công trình gần, xa. Có lúc quá sức, người đàn bà lực điền chỉ đứng phe phẩy chiếc nón lấy hơi, chứ chẳng dám ngồi cà kê...

Nhưng nếu chỉ mệt thôi, thì với chị còn bình thường quá, bởi có quá nhiều tai nạn rình rập và thiếu chút nữa, chị có thể trở thành nạn nhân. “Nghề này tai nạn thường gặp nhất là đồ rơi xuống đầu, hoặc không thì giẫm phải

đinh, sắt vụn. Tôi cũng từng bị một lần, giờ “tởn” lắm” - chị Hậu ngán ngẩm.

Còn chị Lê Thanh Hoa - đến từ huyện Phú Xuyên - kể cho chúng tôi những nỗi khó riêng trên công trường. Theo chị Hoa, có lần, ở nhóm xây của chị xảy ra tai nạn, một nữ phụ hồ khi đội cát đưa cho thợ, đang đội lên cao thì bất ngờ đuối sức, cả thúng cát lật ụp vào đầu khiến chị bị trật xương cổ, phải nằm viện điều trị mấy tháng trời, may là giữ được mạng... Mới đây, một nữ phụ hồ khác theo nhóm chị Hoa cũng phải nằm điều trị tại bệnh viện mắt do đá bắn vào mắt khi đứng gần máy trộn bêtông, gia cảnh chị lại khó khăn, nên ai cũng thương cảm.

Khó nối khó, bởi theo chị còn nhiều đe dọa khác trong sinh hoạt, cũng không kém phần nguy hiểm. Với những nữ lao động khi bước chân vào nghề phụ hồ, là đã tự xác định một cuộc sống “tối đâu là nhà, ngã đâu là giường” nơi công trường, hay một xóm trọ. Với người đàn ông, việc sinh hoạt vốn đã phần nào bất tiện, thì với các chị, điều đó còn khó đủ đường, khi mà từ nơi vệ sinh, chốn ngủ ranh giới cũng không mấy tách biệt với đàn ông, nên luôn phải đề cao cảnh giác mọi thời điểm. Đó là chưa kể, chỗ ngủ đêm chỉ tạm bợ là một chiếc lán nhỏ, quây bạt nylon xung quanh, các chị vẫn thỉnh thoảng bị các đối tượng đi đêm “thăm hỏi”.

Nhận số tiền thù lao chỉ bằng 2/3 của các thợ xây chính, cộng với dăm ba trăm nghìn đồng hằng tháng gọi là bếp núc, vị chi mỗi tháng nhận được hơn 2 triệu đồng thù lao, so với công việc và độ nguy hiểm như vậy là quá... bèo bọt, song các chị vẫn không ta thán, bởi đơn giản vì họ không có sự lựa chọn nào khác, và trên hết, đó là khát khao lao động một cách chân chính đã thôi thúc họ vượt lên tất cả...v

BẢN TIN CÔNG ĐOÀN XÂY DỰNG VIỆT NAM 31

Bữa cơm đạm bạc dễ gặp của các nữ phụ hồ. Làm công việc vốn của cánh đàn ông.

BẢN TIN CÔNG ĐOÀN XÂY DỰNG VIỆT NAM

32

Năm 2013 là năm thứ hai thựchiện thông báo của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc lấy tháng 5 hàng năm tổ chức hoạt động “Tháng Công nhân”; năm đầu triển khai thực hiện luật Công đoàn, Bộ luật Lao động năm 2012; năm diễn ra Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI nhiệm kỳ 2013- 2018, chào mừng thành công Đại hội XII Công đoàn Xây dựng Việt Nam; đồng thời là năm sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về việc “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Thực hiện văn bản số 339/TLĐ ngày 14/ 03/2013 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc tổ chức “Tháng Công nhân” năm 2013. Để các hoạt động trong “Tháng Công nhân” năm 2013 đáp ứng được các mục tiêu chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ, xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp, tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc xây dựng đội ngũ công nhân ngành Xây dựng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ban Thường vụ Công đoàn Xây dựng Việt Nam yêu cầu công đoàn các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện một số nhiệm vụ sau:

1.Tuyên truyền sâu rộng mục đích, ý nghĩa của “Tháng Công nhân”; tuyên truyền về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; triển khai Luật Công đoàn, Bộ Luật Lao động năm 2012; tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi); tuyên truyền Nghị quyết và khẩu hiệu hành động Đại hội XII Công đoàn Xây dựng Việt Nam: “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; vì quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động; vì sự ổn

định, phát triển bền vững của ngành Xây dựng và đất nước”; phổ biến các chế độ chính sách có liên quan đến thu nhập, tiền lương, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế ; tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát thực hiện chế độ chính sách liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của CNVCLĐ, nhất là việc nâng cao hiệu quả của Thoả ước lao động tập thể, phối hợp với chuyên môn tổ chức, triển khai “Ngày Pháp luật” và Tư vấn Pháp luật.

2. Phối hợp với chuyên môn tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trong “Tháng Công nhân”, nòng cốt là phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, tổ chức bình chọn, tôn vinh khen thưởng các tấm gương điển hình tiên tiến tại đơn vị và báo cáo về Công đoàn Xây dựng Việt Nam, tuyên truyền trên trang Thông tin điện tử và Bản tin hoạt động công đoàn.

3. Đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn cơ sở vững mạnh, kết nạp đoàn viên mới vào các đợt 30/4 và ngày Quốc tế Lao động 1/5, ngày 19/5 và giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét, kết nạp; tổ chức các chương trình gặp gỡ, giao lưu, đối thoại với người sử dụng lao động và người lao động tại các doanh nghiệp, các công trình trọng điểm, vùng sâu, vùng xa. Qua đó nắm bắt tâm tư, nguyện vọng giải quyết những bức xúc của người lao động, xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

4. Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng hoạt động của cán bộ công đoàn các cấp; nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề cho CNVCLĐ thông qua các hình thức đào tạo, tập huấn, hội nghị, hội thảo; nhân rộng mô hình kèm cặp của các kỹ sư, cử nhân có kinh nghiệm hướng dẫn các kỹ sư, cử nhân mới ra trường và công nhân có tay nghề bậc cao kèm cặp cho công nhân mới ra trường, công nhân bậc thấp.

5. Tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn, CNLĐ bị tai nạn lao động, đặc biệt quan tâm tới CNLĐ nghèo, công nhân đang thi công tại các công trình trọng điểm ở vùng sâu, vùng xa; tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao tạo không khí vui tươi, phấn khởi, đoàn kết, gắn bó trong đoàn viên, CNVCLĐ; phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông, tuyên truyền các hoạt động “Tháng công nhân”, đồng thời treo Quốc kỳ, khẩu hiệu, biểu ngữ tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Công đoàn các đơn vị tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, phối hợp với chuyên môn xây dựng chương trình kế hoạch triển khai tổ chức “Tháng công nhân” năm 2013 gắn với kỷ niệm ngày chiến thắng 30- 4 và Quốc tế Lao động 1/5, Ngày sinh nhật Bác 19/5, phù hợp với điều kiện cụ thể ở đơn vị mình, thống nhất đồng loạt triển khai các hoạt động “Tháng Công nhân” từ ngày 15/4/2013 và tổng hợp gửi báo cáo kết quả thực hiện bằng văn bản về Công đoàn Xây dựng Việt Nam (qua Ban Tuyên giáo) trước ngày 5/6/2013 để báo cáo Tổng Liên đoàn.

Một số khẩu hiệu tuyên truyền “ Tháng Công nhân” năm 2013:

1. Nhiệt liệt chào mừng 38 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước ( 30/4/1975 – 30/4/2013) !

2. Tinh thần ngày Quốc tế Lao động 1/5 bất diệt !

3. Nhiệt liệt hưởng ứng “ Tháng Công nhân” năm 2013 !

4. Tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh !

5. Kỷ niệm 123 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới !

Ban Tuyên Giáo

Một phần của tài liệu d89a8c310_ban_tin_cd_so_32013 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)