VIẾT CHỮ HOA

Một phần của tài liệu Chuong-trinh-TEACCH (Trang 86 - 90)

V PHỐI HỢP MẮT-BÀN TAY

146 VIẾT CHỮ HOA

Phối hợp mắt-bàn tay, hình vẽ, 4 - 5 tuổi

VẬN ĐỘNG TINH, THAO TÁC, 4 - 5 TUỔI

Mục đích: Phát triển khả năng viết chữ in và cải thiện sự phối hợp mắt-bàn tay.

Mục tiêu: Nối những chấm để hình thành chữ hoa.

Dụng cụ: Giấy, bút chì bột màu, bút phớt nét to.

Tiến trình:

- Chuẩn bị trước giấy làm việc bằng cách dùng bút chì ghi những chấm tạo đường viền những chữ viết hoa.

- Dùng bút nét to tô một chấm để chỉ vị trí khởi hành và sử dụng mũi tên để chỉ hướng mỗi đường. Những tờ giấy làm việc thứ nhất chỉ gồm những chữ có đường thẳng.

- Đưa cho trẻ cây bút chì bột màu và hướng dẫn bàn tay trẻ vẽ các chữ. Ra lệnh miệng đơn giản cho trẻ trong khi đó bạn vẽ đường viền (ví dụ đối với chữ “A” bạn có thể nói “phía dưới, phía dưới, đi ngang” để chỉ hướng của 3 đường).

- Khi trẻ vẽ tốt, bạn ghi những chấm nhạt dần và xa hơn.

- Cuối cùng, bạn xem trẻ có vẽ được chữ bằng cách chỉ dựa vào lệnh miệng của bạn.

147 - HÌNH VẼ: VẼ HÌNH TRÒN VÀ HÌNH VUÔNG

Phối hợp mắt-bàn tay, hình vẽ, 4 - 5 tuổi

VẬN ĐỘNG TINH, THAO TÁC, 4 - 5 TUỔI BẮT CHƯỚC, VẬN ĐỘNG, 4 - 5 TUỔI

Mục đích: Cải thiện khả năng vẽ và sự phối hợp mắt-bàn tay.

Mục tiêu: Nối những chấm để vẽ hình tròn và hình vuông.

Dụng cụ: Giấy, bút chì bột màu, bút phớt nét to.

Tiến trình:

- Chuẩn bị một lô giấy trên mỗi tờ có hình viền dấu chấm hình tròn hoặc hình vuông. Những dấu chấm phải được thấy rõ ràng và lúc đầu rất gần nhau. Bạn cầm một tờ giấy và cây bút chì bột màu và để chúng trước mặt trẻ.

- Bạn cầm ngón trỏ của trẻ và vẽ chậm chậm đường viền của hình trên tờ giấy. Khi di chuyển ngón tay của trẻ, bạn nói “chấm” mỗi lần bạn đi tới dấu chấm.

- Sau khi vẽ đường viền nhiều lần với ngón tay của trẻ, bạn cho trẻ cây bút chì bột màu và giúp trẻ nối những chấm bằng một đường. Mỗi lần bạn tiếp tục lặp lại “chấm…chấm”.

- Lặp lại bài tập mỗi lần lấy tờ giấy mới.

- Khi trẻ bắt đầu tự nối một mình những chấm, bạn giảm số chấm đường viền và làm những chấm nhạt hơn.

- Khi số chấm được giảm mỗi hình còn 4, bạn lấy tờ giấy trắng và vẽ phân nữa hình tròn hoặc hình vuông. Bạn xem trẻ có thể vẽ phân nữa hình còn lại.

148 – HÌNH VẼ: CHỮ THẬP VÀ ĐƯỜNG CHÉO

Phối hợp mắt-bàn tay, hình vẽ, 4 - 5 tuổi

VẬN ĐỘNG TINH, THAO TÁC, 4 - 5 TUỔI

Mục đích: Cải thiện khả năng vẽ và sự phối hợp mắt-bàn tay.

Mục tiêu: Nối những chấm để hình thành đường chéo và chữ thập.

Dụng cụ: Giấy, bút chì bột màu, bút phớt nét to.

Hình 5.14 – Đường chéo nối từ những chấm

Tiến trình:

- Bạn chuẩn bị một lô giấy bằng cách vẽ những chấm được thấy rõ ràng theo mẫu đường chéo và chữ thập. Bạn dùng bút phớt nét to chấm một chấm lớn và tô lên chỉ vị trí khởi đầu.

- Bạn bắt đầu bằng những tờ giấy chỉ có đường chéo. Bạn đưa cho trẻ cây bút chì bột màu và hướng dẫn tay trẻ nối những chấm. Mỗi lần vẽ một đường, bạn nói “chấm…chấm…chấm…”.

- Khi trẻ bắt đầu tự di chuyển cây bút chì bột màu, bạn rút lại sự hướng dẫn tay trẻ nhưng bạn tiếp tục lặp lại “chấm…chấm…chấm…”

- Lặp lại bài tập bằng cách lấy tờ giấy có chữ thập được làm bởi mẫu chấm.

- Khi trẻ thành thạo, bạn sử dụng ít dấu chấm bằng hình vẽ mà làm những dấu chấm nhạt hơn.

- Khi trẻ nối được 2 dấu chấm nhỏ để làm thành một đường 5cm, bạn vẽ một đường chéo hoặc chữ thập và xem trẻ có sao chép được mà không cần những dấu chấm để nối.

149 - HÌNH VẼ: KHUÔNG THỦNG

Phối hợp mắt-bàn tay, hình vẽ, 4 - 5 tuổi

VẬN ĐỘNG TINH, THAO TÁC, 4 - 5 TUỔI BẮT CHƯỚC, VẬN ĐỘNG, 4 - 5 TUỔI

Mục đích: Cải thiện sự phối hợp mắt-bàn tay, sự làm chủ bút chì bột màu và khả năng vẽ hình thể.

Mục tiêu: Vẽ những hình học đơn giản lúc đầu nhờ khuôn thủng và sau đó không trợ giúp.

Dụng cụ: Giấy cứng dày, bút chì bột màu, giấy.

Tiến trình:

- Bạn chuẩn bị những khuông thủng đơn giản bằng cách cắt những hình vuông, hình tròn và hình tam giác trên miếng giấy bìa cứng. Bạn để 3 khuông thủng ở góc bàn để trẻ nhìn thấy trẻ phải làm việc bao nhiêu lần.

- Đề khuông thủng thứ nhất trên tờ giấy trước mặt trẻ và giúp trẻ hướng bàn tay trẻ vào trong khuông thủng. Sau đó lặp lại bài tập với bút chì trong bàn tay trẻ.

- Bạn để khuôn thủng một bên và chỉ hình vẽ trẻ vừa làm.

- Lặp lại bài tập với khuông thủng thứ hai và thứ ba. Sau mổi khuông thủng, thưởng trẻ. - Giảm sự hướng dẫn của bạn vào bàn tay trẻ cho tới khi trẻ vẽ được một mình khuông thủng.

- Khi trẻ thành thạo về khuông thủng, cho trẻ vẽ mẫu trên nữa tờ giấy, trên nữa tờ giấy còn lại, bạn hướng dẫn bàn tay trẻ sao chép cùng hình đó với bàn tay giơ cao.

- Bạn tiếp tục vẽ hình thể với và không khuông thủng. Bạn giảm sự hướng dẫn của bạn vào bàn tay trẻ cho tới khi trẻ vẽ hình thể lúc đầu với khuông thủng và sau đó không khuông thủng.

150 - HÌNH VẼ: CHUYỂN ĐỔI HÌNH THỂ THÀNH HÌNH ẢNH

Phối hợp mắt-bàn tay, hình vẽ, 4 - 5 tuổi

CẢM NHẬN THỊ GIÁC, 3 - 4 TUỔI

Mục đích: Cải thiện khả năng vẽ và phát triển trí trưởng tượng.

Mục tiêu: Chuyển đổi hình thể đơn giản thành hình vẽ đồ vật thường dùng.

Dụng cụ: Giấy, bút chì bột màu.

Tiến trình:

- Bạn chuẩn bị một lô giấy, mỗi tờ chỉ có một hình tròn hoặc hình vuông. Bạn lấy một tờ giấy và bút chì bột màu và chỉ cho trẻ trang trí hình thể như thế nào để biến đổi hình thể đó thành một đồ vật mà trẻ nhận biết.

- Ví dụ, bạn chỉ cho trẻ hình vuông và nói “con nhìn nè, hình vuông, con hãy vẽ cái nhà” - Bạn cho trẻ cây bút chì bột màu và hướng dẫn bàn tay trẻ trang trí hình vuông, làm cho nó giống cái nhà. Sau đó bạn chỉ cho trẻ hình ảnh và nói “cái nhà”.

- Sau khi giúp trẻ chuyển đổi nhiều lần hình vuông thành cái nhà, bạn giảm sự hướng dẫn của bạn vào bàn tay trẻ khi bạn vẽ nhà gần xong và xem trẻ có hoàn thành một mình (bạn giúp trẻ vẽ dần dần một phần hình thể càng ngày càng lớn hơn chính hình ảnh đó).

Hình 5.15 – Hoàn thành hình bằng cách nối các điểm

151 - VIẾT TÊN BẰNG CHỮ IN

Phối hợp mắt-bàn tay, hình vẽ, 4 - 5 tuổi

VẬN ĐỘNG TINH, THAO TÁC, 4 - 5 TUỔI KỸ NĂNG NHẬN THỨC, KẾT HỢP, 3 - 4 TUỔI

Mục đích: Cải thiện sự phối hợp mắt-bàn tay, chữ viết in và khả năng kết hợp.

Mục tiêu: Viết bằng chữ in những chữ tên của trẻ bằng cách sao chép theo mẫu.

Dụng cụ: Giấy màu, giấy trắng, bút chì bột màu.

Tiến trình:

- Bạn cắt những chữ “S-C-O-T-T” trên tờ giấy màu. Mỗi chữ có chiều cao 5cm. Trên tờ giấy trắng, bạn xếp những chữ đó để trở thành cái tên Scott.

- Bạn vẽ đường viền những chữ đó dưới mẫu.

- Bạn vẽ mẫu những chữ đó bằng dấu chấm dưới đường viền được vẽ.

- Bạn chuẩn bị một lô tờ giấy. Bạn để một tờ giấy trên bàn trước mặt trẻ. Trước tiên bạn cho trẻ một trò chơi chữ đã được cắt để trẻ so sánh những chữ đó với chữ trên mẫu.

- Nếu trẻ cần sự trợ giúp, bạn chỉ cho trẻ cách so sánh mỗi chữ với mẫu cho tới khi trẻ tìm được đúng chữ.

- Sau đó bạn cho trẻ đặt những chữ đã được cắt trên mẫu.

- Kế đó, bạn cho trẻ tô trong những đường viền những chữ tên của trẻ.

- Sau cùng cho trẻ nối những chấm để in tên của trẻ (bạn chỉ trợ giúp khi trẻ cần). - Bạn nói “chấm…chấm…chấm…” khi trẻ nối những chấm.

- Lặp lại những chữ và tên trẻ ở mỗi giai đoạn của bài tập.

- Mỗi lần trẻ nối kết một chữ, tô một chữ hoặc nối những chấm để làm thành một chữ, bạn nêu tên chữ đó. Bạn thử cho trẻ lặp lại tên của trẻ.

- Mỗi lần trẻ xong một giai đoạn, bạn lặp lại tên trẻ và thử để trẻ nói tên (bạn chỉ sử dụng một tờ giấy cho mỗi buổi).

Một phần của tài liệu Chuong-trinh-TEACCH (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)