IX XÃ HỘI HÓA
26 5 “TÔI CHƠI VỚI ĐỒ CHƠI CỦA TÔI”
Xã hội hóa, tương tác cá nhân, 5 - 6 tuổi
KỸ NĂNG NHẬN THỨC, NGÔN NGỮ THỤ CẢM, 2 - 3 TUỔI KỸ NĂNG BẰNG LỜI, BIỂU CẢM, 3 - 4 TUỔI
Mục đích: Phân biệt đồ dùng cá nhân và đồ dùng người khác.
Mục tiêu: Biết cái gì thuộc về mỗi thành viên trong gia đình và cấm sử dụng đồ dùng người khác khi không được phép.
Dụng cụ: Đồ dùng của mỗi thành viên trong gia đình dễ phân biệt và thuộc về người đó, hộp giày, hình của thành viên trong gia đình.
Tiến trình:
- Bạn dán hình mỗi thành viên trong gia đình trên nắp hộp giày. Bạn chỉ mỗi hộp giày cho trẻ và nói: “Hộp này là đồ của mẹ… Hộp này là đồ của con…. Hộp này là đồ của anh con”, v.v… Cùng lúc bạn đưa cho trẻ một đồ vật và nói với trẻ đồ vật thuộc về ai. Bạn nói: “Đồ này là của mẹ”. Bạn giúp trẻ để đồ vật vào hộp đúng bằng cách lặp lại tên và chỉ vào hình trên hộp. Không để trẻ chơi đồ đó trừ khi vật đó là của trẻ. Nếu trẻ muốn chơi với đồ của ai khác, bạn ngăn trẻ lại nà nói: “Đồ này là của mẹ” và hướng dẫn trẻ để đồ đó vào hộp. Nếu trẻ chơi đồ của trẻ, bạn nói “Đúng rồi, đồ này là của con” và bạn để trẻ chơi với đồ đó trong vài phút.
- Khi trẻ quen với bài tập, bạn bắt đầu dạy trẻ xin phép chơi với đồ vật của người khác. Trong khung của bài tập này, bạn cho trẻ một đồ vật của thành viên khác trong gia đình.
- Bạn cho trẻ một đồ vật của anh trẻ và nói “Cái này là của anh con”. Bạn cầm tay trẻ và hướng dẫn trẻ đến người anh. Bạn giúp trẻ chỉ đồ vật cho anh trẻ và xin phép “Em muốn chơi”. Nếu anh trẻ nói “Được”, trẻ có thể chơi với đồ vật. Nếu anh trẻ nói “Không”, bạn hướng dẫn trẻ mang đồ vật về hộp và bỏ đồ vật vào hộp không chơi với nó.
- Khi trẻ biết chương trình của bài tập, bạn khái quát hóa kỹ năng này vào thời điểm khác. - Khi trẻ bắt đầu lấy đồ gì không phải của trẻ, bạn ngưng trẻ lại, bảo trẻ mang đồ vật đó tới chủ của nó và xin phép. Bạn thưởng trẻ ngay khi trẻ biết xin phép.