ĐỊNH VỊ DỄ DÀNG ĐỒ VẬT

Một phần của tài liệu Chuong-trinh-TEACCH (Trang 99 - 100)

V PHỐI HỢP MẮT-BÀN TAY

169 ĐỊNH VỊ DỄ DÀNG ĐỒ VẬT

Kỹ năng nhận thức, ngôn ngữ thụ cảm, 1- 2 tuổi

CẢM NHẬN THỊ GIÁC, 1 - 2 TUỔI VẬN ĐỘNG TINH, TỰ CHỦ, 0 - 1 TUỔI

Mục đích: Phát triển sự hiểu biết dễ thụ cảm tên đồ vật thường dùng và cải thiện khả năng nhìn để tìm.

Mục tiêu: Ngồi ở bàn, đảo mắt nhìn phòng và chỉ một đồ vật xác định không trợ giúp để trả lời câu hỏi “Đồ vật gì… ở đâu?”

Dụng cụ: Bàn làm việc, hai ghế, bốn đồ vật thông thường mà trẻ biết rõ.

Tiến trình:

- Chọn 4 đồ vật thông dụng mà trẻ hiểu tên. Những lần đầu tiên bạn làm bài tập, bạn ngồi vào bàn với trẻ và đặt 4 đồ vật trước trẻ. Chỉ cho trẻ từng đồ vật và nêu từng tên.

- Rồi đặt những đồ vật vào vị trí dễ thấy quanh phòng. Bạn cầm hai bàn tay trẻ trên bàn và hỏi “Trái bóng đâu con?”. Không cho trẻ đứng dậy để tìm bóng, nhưng cho trẻ ngồi trên ghế, nhìn quanh phòng rồi chỉ vị trí trái bóng. Điều quan trọng là trẻ học cách sử dụng điệu bộ giống như chỉ.

- Lặp lại bài tập với 4 đồ vật. Nếu trẻ không tìm đồ vật bằng cách nhìn quanh phòng, bạn lặp lại câu hỏi và vừa hướng sự chú ý của trẻ vào những đồ vật khác nhau vừa hỏi: “Có phải trái bóng kia không?” Sau cùng khi trẻ nhìn trái bóng, bạn thả một bàn tay của trẻ và giúp trẻ chỉ trái bóng.

- Động viên trẻ lặp lại tên đồ vật nếu trẻ biết nói một ít.

- Nếu trẻ đã chỉ 4 đồ vật, bạn nói “con đi tìm trái bóng” và cho trẻ đứng dậy đi tìm trái bóng (Bạn chú ý nhấn mạnh sự khác nhau giữa “Trái bóng ở đâu?” và “con đi tìm trái bóng”.)

- Khi trẻ có khả năng định vị và chỉ những đồ vật sau khi nhìn, trong lúc bạn đặt những đồ vật ấy trong phòng, bạn tiếp tục bài tập nhưng đặt đồ vật trước khi trẻ vào phòng. (Chú ý tất cả những đồ vật phải để rõ ràng dễ thấy ở chỗ của chúng).

Một phần của tài liệu Chuong-trinh-TEACCH (Trang 99 - 100)