4 KHÁI NIỆM THỜI GIAN

Một phần của tài liệu Chuong-trinh-TEACCH (Trang 130 - 131)

VI I KHẢ NĂNG BẰNG LỜI

22 4 KHÁI NIỆM THỜI GIAN

Khả năng bằng lời, biểu cảm, 5 - 6 tuổi

KỸ NĂNG NHẬN THỨC, NGÔN NGỮ THỤ CẢM, 3 - 4 TUỔI

Mục đích: Cải thiện từ vựng và sự hiểu biết khái niệm thời gian.

Mục tiêu: Dùng đúng từ “hôm qua”, “hôm nay”, và “ngày mai”.

Dụng cụ: Tờ giấy lớn hay giấy bìa cứng, bút chì phớt nét to, hình ảnh tượng trưng những sự kiện thuộc thói quen thường ngày của trẻ.

Hình 7.2 – Bảng mẫu chương trình hằng tuần

Tiến trình:

- Bạn lập một bảng tượng trưng những ngày trong tuần, sử dụng những hình ảnh tượng trưng trẻ sẽ làm mỗi ngày.

- Mỗi buổi sáng bạn dẫn trẻ đến trước bảng và giải thích bảng cho trẻ. Bắt đầu bằng những gì trẻ sẽ làm trong ngày, bạn nói “ Con nhìn, hôm nay con sẽ đi học, sẽ có mì sợi vào bữa cơm tối và sẽ xem truyền hình”. Bạn nhấn mạnh “hôm nay” và yêu cầu trẻ lặp lại những gì trẻ sẽ làm.

- Bạn cũng có thể bỏ qua một trong những họat động được trình bày và hỏi trẻ “Con còn làm gì hôm nay nữa?”

- Khi trẻ hiểu khái niệm “hôm nay”, bạn lặp lại tiến trình nhưng bắt đầu dạy trẻ ý nghĩa của từ “hôm qua”.

- Sau khi đã cùng với trẻ rảo qua những họat động hôm nay, bạn lùi lại một ngày trên lịch và chỉ cho trẻ những gì trẻ đã làm ngày hôm trước. Bạn nói: “Con nhìn, hôm qua con đã đi học, con đã ăn xúc xích vào bữa cơm tối và con đã chơi ở ngoài”. Rồi bạn hỏi trẻ: “Con đã làm gì hôm qua?”. Nếu trẻ lúng túng, dẫn trẻ về bảng. Cũng có thể cần phải sử dụng một biểu tượng, ví dụ một gương mặt cười để chỉ cho trẻ hôm nay là ngày nào.

- Khi trẻ đã học sử dụng đúng “hôm nay”, và“hôm qua”, bạn lặp lại tiến trình cho “ngày mai”.

Một phần của tài liệu Chuong-trinh-TEACCH (Trang 130 - 131)