Nam đến năm 2020
Theo Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2012 - 2013 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, xếp hạng chất lượng cơ sở hạ tầng chung, Việt Nam đứng thứ 119/144 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng (năm 2011 cơ sở hạ tầng chung xếp thứ 123/142; Cấp điện xếp thứ 109/142; Cảng biển xếp thứ 111/142; Đường bộ xếp hạng 123/142). Như vậy, cơ sở hạ tầng yếu kém là một yếu tố rất quan trọng đối với các điều kiện đầu tư tại Việt Nam.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Kế hoạch phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 của Bộ Giao thông vận tải, nhu cầu vốn cho hệ thống cơ sở hạ tầng của
Việt Nam đến năm 2020 khoảng 16 - 17 tỷ USD/năm. Trong đó, nhu cầu vốn cho phát triển đường bộ khoảng 8 - 9 tỷ USD/năm (đối với đường cao tốc vào khoảng 2,3 tỷ USD/năm). Kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp và nguồn vốn ODA chiếm khoảng 50%.
Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước hạn chế trong khi nguồn vốn ODA có xu hướng giảm vì thu nhập tăng ở Việt Nam cho thấy sự cần thiết của việc thu hút đầu tư tư nhân cho phát triển cơ sở hạ tầng đường bộ ở Việt Nam. Cho đến nay, 65 dự án BOT thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng giao thông đã được triển khai với mức đầu tư khoảng 7,5 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư tư nhân khoảng 5 tỷ USD.
Về Chính sách phát triển hạ tầng giao thông vận tải của Việt Nam đến năm 2020, bao gồm: Vốn ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ và ODA (50%); Huy động các nguồn lực cả trong và ngoài nước đầu tư theo các hình thức: BOT, BTO, BT... (PPP); Cải thiện hệ thống pháp lý trong lĩnh vực đầu tư, đặc biệt là khuôn khổ pháp lý cho hình thức hợp tác công - tư (PPP). Khuyến khích đầu tư tư nhân được hưởng chính sách ưu đãi về: thuế và phí sử dụng đất; ngoại hối; dịch vụ công và đảm bảo quyền sở hữu của dự án.