- kinh doanh, Công ty đã đạt mức sản lượng 57.027 tấn giấy/năm, vượt công suất thiết kế là 2.027 tấn Đặc biệt,
Trải qua gần 30 năm trưởng thành và phát triển, với nhiệm vụ trọng yếu là vận chuyển hành
triển, với nhiệm vụ trọng yếu là vận chuyển hành khách qua sông, Công ty TNHH một thành viên Phà An Giang đã có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang.
Phà An Giang Ảnh: Thế Hoàng
năm 2011. Trong quá trình vay vốn Công ty luôn thực hiện tốt việc trả nợ gốc, luôn trả nợ lãi trước hạn.
Được đầu tư, nâng cấp, mở rộng, quy mô hoạt động các bến phà của Công ty không ngừng nâng cao hiệu suất phục vụ xã hội và nâng cao thu nhập cho người lao động. Giai đoạn 2005 - 2009, Công ty Phà An Giang đạt doanh thu trên 441 tỉ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân từ 7- 15%/năm; các chỉ tiêu năm 2012 so với năm 2003: Doanh thu 138 tỷ tăng 2,3 lần; lợi nhuận 8,4 tỷ tăng 1,27 lần; nộp ngân sách 11,2 tỷ đồng tăng 2,2 lần; đầu tư tái sản xuất 15 tỷ đồng tăng 7 lần; phúc lợi xã hội 10 tỷ tăng 6,5 lần; thu nhập bình quân 6,9 triệu tăng 5 lần. Các bến phà đều được xây dựng khang trang, có công viên, nhà chờ, ponton cầu dẫn; năng lực vận tải có 38 phà trọng tải từ 30 tấn đến 200 tấn (công nghệ Đan Mạch); tổng vốn 787 tỷ tăng 60 lần so với năm 1997. Hiện với 10 bến phà hoạt động ngày càng hiệu quả năm 2013 Công ty đạt doanh thu 134 tỷ đồng, năm 2014 đạt 140 tỷ đồng. Trong thời gian tới, Công ty Phà An Giang phấn đấu vượt chỉ tiêu kế hoạch từ 5 đến 10%/năm.
Có được những thành công này là nhờ Tập thể lãnh đạo và cán bộ Công ty không ngừng nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ. Trong đó phải kể đến việc lãnh đạo Công ty luôn quan tâm đào tạo lại nguồn lao động chất lượng cao, vì thế đa số cán bộ Công ty đều có trình độ từ trung cấp trở lên đến đại học, thạc sỹ. Ngoài ra, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty quan tâm quy hoạch chuyên môn, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ trẻ, cán bộ nữ đủ tiêu chuẩn, chuyên môn, đạo đức vào vị trí then chốt, nâng cao hiệu quả công tác.
Với những thành tích đã đạt được, Công ty TNHH MTV Phà An Giang đã được Đảng, Nhà nước tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới”; Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; các cờ thi đua của Chính phủ cùng nhiều Bằng khen, Giấy khen của Bộ, ngành Trung ương và địa phương./.
Điều kiện để thực hiện điện khí hóa nông nghiệp nông thôn là hình thành được mạng lưới điện Quốc gia thông suốt từ nơi phát điện đến tận các cơ sở sử dụng điện là các hộ gia đình, các trang trại trồng trọt, chăn nuôi… ở mọi vùng nông thôn.
Thực hiện chủ trương điện khí hóa nông thôn của Đảng, Nhà nước, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau như vốn tự có, vốn ứng trước của các địa phương, vốn vay thương mại, vốn vay ưu đãi Nhà nước, vốn vay ODA của các tổ chức tài chính nước ngoài như: WB, ADB, JIBIC, AFD, KfW..., Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã triển khai nhiều dự án đưa điện về nông thôn, miền núi và hải đảo.
Dự án phát triển năng lượng tái tạo và mở rộng, cải tạo lưới điện cho các xã vùng sâu, vùng xa đã được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ theo Hiệp định khoản vay số 2517 ký ngày 17/9/2009. Mục tiêu của Dự án là thúc đẩy phát triển kinh tế đối với các xã nghèo và các xã vùng sâu, vùng xa thông qua việc sử dụng điện năng và năng lượng tái tạo ổn định trong điều kiện thỏa đáng. Kết quả đầu ra của Dự án là tạo lập nguồn cung điện năng ổn định và thỏa đáng cho các xã nghèo vùng sâu, vùng xa và thay thế nguồn nhiệt Phát triển năng lượng tái tạo và điện khí hóa nông thôn Điện khí hóa là một tiến bộ khoa học công nghệ trong việc sử dụng nguồn điện năng vào các hoạt động sản xuất và phục vụ đời sống nông thôn.
Mỹ lý - BíCH loAN CHi NHáNH vDB Kv QUảNG NAM-Đà NẵNG
Toàn cảnh khu nhà quản lý vận hành và cụm công trình đầu mối Ảnh: Internet
điện bằng nguồn năng lượng tái tạo. Phạm vi của Dự án bao gồm việc phát triển các nhà máy thủy điện nhỏ; cải tạo và mở rộng mạng lưới điện cho các xã nghèo. Ngoài việc xây dựng các nhà máy thủy điện nhỏ, Dự án còn kết nối các nhà máy này với lưới điện Quốc gia và mở rộng mạng lưới điện hạ áp để kết nối các thôn hầu như chưa có điện trọn gói trong các tiểu dự án lựa chọn. Còn việc cải tạo và mở rộng mạng lưới điện cho các xã nghèo ở 05 tỉnh (Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Gia Lai, Quảng Ngãi) nhằm mục đích mở rộng lưới điện trung áp dài khoảng 800 - 1.000 km, mở rộng 2.000 - 2.500 trạm biến áp có tổng công suất khoảng 35 - 40 megavol-ampe, và/hoặc đường dây hạ áp dài từ 2.500 - 3.000 km, cung cấp điện cho 210.500 hộ dân. Dự án dự kiến kết thúc trước ngày 31/12/2015. ADB cho vay từ nguồn vốn đặc biệt của ADB một khoản tiền bằng các đồng tiền khác nhau tương đương 102.161.000 SDR (SDR-đơn vị tiền tệ quốc tế do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phát hành).
EVN giao cho 3 Tổng Công ty làm chủ đầu tư các dự án thành phần là Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVN NPC), Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVN CPC) và Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC). Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng (trước đây là Chi nhánh VDB Đà Nẵng) được VDB giao quản lý dự án đối với nội dung đầu tư do EVN giao cho EVN CPC. Dự án do EVN CPC làm chủ đầu tư gồm 4 dự án thủy điện nhỏ và 5 dự án nâng cấp mở rộng lưới điện phân phối nông thôn cho 5 tỉnh. 4 dự án thủy điện nhỏ với nhiệm vụ chủ yếu là phát điện hòa vào lưới điện Quốc gia, góp phần nâng cao chất lượng điện, đặc biệt là lưới điện tại địa phương có dự án. Ngoài nhiệm vụ chính là phát điện, việc xây dựng các dự án thủy điện nhỏ còn góp phần tạo thêm việc làm, phát triển hạ tầng giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Vốn vay cho nội dung này là 16.156.000 SDR. Ngoài ra, còn có 5 dự án nâng cấp mở
rộng lưới điện phân phối nông thôn ở các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Gia Lai, Quảng Ngãi. Mục tiêu của các dự án là nâng cấp và mở rộng lưới điện trung hạ áp, thay toàn bộ công tơ cũ, bổ sung thêm trạm phân phối nhằm giảm tải cho các trạm hiện trạng, giảm bán kính cấp điện. Đây là lưới điện do các hợp tác xã quản lý điện quản lý và sẽ được chuyển giao cho ngành điện cải tạo, thực hiện bán điện theo tinh thần Thông tư số 05/2009/TT-BCT của Bộ Công Thương ngày 26/02/2009. Dự án đã cải tạo lưới điện trung, hạ áp nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, chất lượng điện năng, an toàn cấp điện và giảm tổn thất điện năng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Dự án sau khi hoàn thành sẽ cấp điện cho gần 98.356 hộ dân thuộc 256 xã của 46 huyện thuộc 5 tỉnh nói trên góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp, nâng cao đời sống người dân nông thôn. Vốn vay cho nội dung này là 20.148.000 SDR.
Dự án mang lại lợi ích cho người nghèo hơn trong số đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở các tỉnh thực hiện Dự án. Các hộ gia đình nghèo còn được trợ giá phí kết nối đường điện bao gồm cả việc chạy dây trong nhà, ổ cắm hoặc bóng đèn. Dự án còn có nội dung về triển khai chiến lược giới. Đó là việc tổ chức các cuộc họp để lập kế hoạch sử dụng điện hiệu quả với sự tham gia của các đại diện Hội Phụ nữ và các cán bộ nữ trong Ủy ban nhân dân xã, tiến hành đào tạo tăng cường năng lực cho phụ nữ về việc sử dụng hiệu quả chiến dịch phổ biến kiến thức điện an toàn.
Do dự án mang lại hiệu quả nên EVN CPC được sự hỗ trợ tích cực từ các địa phương có dự án đi qua. Tính đến thời điểm hiện tại, EVN CPC đã tiến hành đầu tư hai nhà máy thủy điện A Roàng và nhà máy thủy điện Đăk Pring. Nhà máy thủy điện A Roàng hoàn thành Block 3 đến cao trình +276,89, tường Block 4 đến cao trình +283,00, sàn +278,10. Đã xây dựng xong cụm đấu nối, hoàn thành 112/115 vị trí móng, dựng 180/198 cột, kéo dây 12km/19,08km đường dây 35kV Hương Lâm - Bốt Đỏ. Dự kiến Nhà máy Thủy điện A Roàng sẽ hoàn thành trong năm 2015.
Dự án thủy điện Đăk Pring, đã hoàn thành thông tuyến đường vào đập, đã triển khai các gói thầu quan trọng như xây dựng cụm đấu nối, đường hầm và cửa nhận nước, khu nhà máy, trạm biến áp nâng… Đối với cấu phần nâng cấp và mở rộng mạng lưới điện nông thôn, EVN CPC đã hoàn thành 100% khối lượng tại hai tỉnh Quảng Nam và Gia Lai. Ba tỉnh còn lại là Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và Quảng Ngãi đã hoàn thành trên 97% khối lượng.
Dự án đã được Bộ Tài chính thông báo ghi thu ghi chi 487 tỷ đồng. Chi nhánh VDB khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng đã xác nhận kiểm soát chi cho dự án được 545 tỷ đồng. Chủ đầu tư đã trả nợ gốc từ tháng 02/2015 khoảng 3 tỷ đồng và tổng trả lãi cho dự án khoảng 25 tỷ đồng./.
Triển khai đổ bê tông, cốt thép gia cố vĩnh cửu áo hầm công trình nhà máy thủy điện A Roàng Ảnh: Internet
Dự án có 4 hợp phần: Cơ sở hạ tầng cấp nước và vệ sinh; thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường; Tăng cường năng lực cho các cơ quan chính quyền địa phương cũng như các tổ chức công đồng và các đơn vị quản lý; Hỗ trợ quản lý, giám sát, đánh giá dự án.
Tại Nam Định, Chủ đầu tư thực hiện Dự án cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn là Sở Tài chính tỉnh Nam Định, đơn vị trực tiếp thực hiện Dự án là Công ty Cổ phần nước sạch và vệ sinh nông thôn. Công ty được thành lập năm 2007 với đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và đang hoạt động hiệu quả. Tính đến hết tháng 4/2015 đã có 54 xã với 76,2% số hộ gia đình nông thôn của tỉnh được sử dụng nước sạch đạt chuẩn quốc gia QCVN 02:2009/BYT của Dự án, tỷ lệ trường học và trạm y tế xã có công trình cấp nước sạch đạt 100%. Công ty đã thực hiện theo đúng kế hoạch để đạt các mức độ bền vững theo yêu cầu, hoàn trả vốn vay theo lộ trình cam kết với Nhà tài trợ. Mức giá nước sạch đảm bảo hợp lý để khuyến khích người dân sử dụng nước máy. Dịch vụ cấp nước và vệ sinh hộ gia đình ở nông thôn được cải thiện theo hướng bền vững về mặt tài chính, kỹ thuật, môi trường và xã hội, từ đó đóng góp tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Hệ thống cấp nước tại Nam Định được xây dựng tuân theo các chính sách về môi trường của Chính phủ và Ngân hàng Thế giới. Các nhà máy nước sạch được trồng cây xanh để tạo cảnh quan và bóng râm, tuân thủ các quy định về an toàn lao động và xử lý rác thải. Dự án đã xây dựng và đưa vào vận hành 15 nhà máy nước có tổng công suất thiết kế 47.910 m3/ngày đêm. Hệ thống
xử lý lọc nước của các nhà máy nước đạt yêu cầu về chất lượng, quy chuẩn. Thiết bị được lắp đặt theo đúng quy trình từ các trạm bơm nước thô, bể xử lý nước mặt, bể lắng đứng kết hợp ngăn phản ứng trung tâm, bể lọc, mương sơ lắng cát và thu hồi nước rửa lọc, hố bùn, nhà hóa chất, bể nước sạch đến đầu ra cung cấp nước là trạm bơm nước sạch và hệ thống đấu nối (đường
ống, đồng hồ…). Các trạm xử lý nước đều được trang bị bộ dụng cụ xét nghiệm nước và lưu giữ kết quả hàng ngày; hàng tháng, hàng quý tiến hành xét nghiệm chất lượng nước toàn diện. Chất lượng nước sau xử lý định kỳ được Sở Y tế tỉnh và Công ty cấp nước kiểm tra phù
Nhà máy nước Đại Thắng huyện Vụ Bản, Nam Định
Hệ thống đường ống nước, Nhà máy nước Nghĩa An, huyện Nam Trực