Một số dự án trọng điểm đã hoàn thành và phát huy hiệu quả

Một phần của tài liệu DS16_2015 (Trang 26 - 28)

phát huy hiệu quả

Dự án Năng lượng nông thôn 2 (RE II) vay vốn WB:

Đây là dự án vay vốn WB với quy mô lớn do Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), UBND các tỉnh liên quan thực hiện. Các chủ dự án thành phần là: Tổng Công ty điện lực Miền Bắc, Tổng Công ty điện lực Miền Trung, Tổng Công ty điện lực Miền Nam và UBND 25 tỉnh thuộc vùng dự án. Dự án được thực hiện trong vòng 9 năm (2005-2014). Dự án đã kết thúc vào ngày 30/6/2014 và ngày hết hạn rút vốn là 31/10/2014. Tổng vốn vay WB tương đương 420 triệu USD. Mục đích của

dự án nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ điện năng chất lượng tốt, giá cả hợp lý cho các khu vực nông thôn của các tỉnh tham gia Dự án một cách có hiệu quả và bền vững để hỗ trợ các nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Cụ thể:

- Dự án RE II gốc đã đóng điện cho 965/965 xã, đạt 100% tổng chiều dài đường dây hạ áp cần đầu tư xây dựng là 16.816km, tổng số lắp đặt công tơ là 1.206.482 cái và có 1.442.679 hộ được hưởng lợi từ dự án. Với kết quả này, dự án RE II gốc đã mang lại nhiều tác động tích cực cho các xã tham gia dự án và vùng dự án so với trước đây. Nhân dân trong vùng dự án được hưởng lợi, chất lượng điện tốt, đảm bảo an toàn, đảm bảo cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Quá trình thi công đã tạo thêm việc làm cho lao động địa phương do các nhà thầu thuê lao động tại địa phương làm các công việc phục vụ quá trình xây dựng lưới điện.

- Đối với dự án RE II mở rộng: Dự án cũng đã đóng điện cho 914/922 xã, đạt 99%, tổng chiều dài tuyến đường dây là 25.059km, tổng số công tơ lắp cho các hộ gia đình là 755,428 cái, số hộ hưởng lợi từ dự án là 8.883.638 hộ. Dự án RE II mở rộng đã đạt được các mục tiêu đề ra và bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực. Sau khi đóng điện chất lượng điện năng luôn ổn định, không có hiện tượng cuối nguồn bị sụt áp lớn như trước đây. Tỷ lệ tổn thất điện bình quân hàng năm của các xã thực hiện dự án RE II trước và sau đầu tư cải tạo lưới điện đã giảm xuống rõ rệt. Dự án RE II mở rộng hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng có ý nghĩa lớn đối với sản xuất và sinh hoạt của nông thôn các xã, góp phần quan trọng xây dựng nông thôn mới. Ðặc biệt người dân sử dụng điện được mua điện đúng theo giá quy định của Chính phủ. Ðây là vấn đề có ý nghĩa rất lớn về lợi ích, hiệu quả xã hội mà dự án mang lại cho nhân dân vùng nông thôn.

- Đối với phần trung áp, dự án RE II cung cấp tài chính cho EVN và các tổng công ty điện lực để cải tạo và nâng cấp lưới điện trung áp cho các tỉnh. Dự án RE II được phân thành 2 giai đoạn: dự án RE II gốc và dự án RE II bổ sung. Dự án RE II trung áp được thực hiện cho mục đích phát triển lưới điện ở các xã vùng sâu, vùng xa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng nông thôn miền Nam Việt Nam. Dự án REII sau khi được đầu tư đã góp phần giảm tổn thất lưới điện hạ áp, nâng cao số hộ được cấp điện, tăng khả năng phục vụ khách hàng, giảm sự cố, nâng cao chất lượng điện năng, nâng cao độ an toàn, giảm giá thành điện sinh hoạt, nâng cao khả năng cung cấp của lưới điện để đáp ứng nhu cầu điện cho sản suất và sinh hoạt ở các xã đến giai đoạn 2015.

Hiện đại hóa hệ thống Ngân hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn 2

Là dự án tiếp nối sau thành công của Dự án hiện đại hóa hệ thống Ngân hàng và hệ thống thanh toán được

nhân của số lượng các giao dịch tại các ngân hàng (ví dụ, một ngân hàng có tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt tới 90 lần. Tính liên tục của nghiệp vụ được tăng cường nhờ sự hỗ trợ của những khả năng dự trữ và khắc phục thiên tai mới.

Hưởng lợi trực tiếp là 5 chủ thể của dự án, và những đối tượng hưởng lợi trên diện rộng hơn bao gồm ngành ngân hàng (ví dụ như 788 thành viên hệ thống thanh toán liên ngân hàng), những khách hàng của các ngân hàng đó (chiếm tới 70% tổng các khoản vay trong ngành ngân hàng), và các thành viên tham gia hệ thống thanh toán này trong tương lai (ví dụ như Kho bạc Nhà nước).

Nâng cấp đô thị Việt Nam

Dự án Nâng cấp đô thị Việt Nam vay vốn WB theo Hiệp định tài trợ số 3887-VN và Hiệp định tài trợ bổ sung số 4604-VN ký giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới. Tổng mức đầu tư của dự án là 522 triệu USD trong đó: Vốn vay Ngân hàng Thế giới: 382 triệu USD; vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam: 140 triệu USD. Dự án được triển khai từ năm 2004 đến năm 2014 ở bốn thành phố: Hải Phòng, Nam Định, Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Chủ đầu tư là UBND các thành phố Hải Phòng, Nam Định, Tp. Hồ Chí Minh và Cần Thơ.

Dự án được thực hiện từ thực trạng ở nhiều thành phố của Việt Nam, các khu thu nhập thấp thường xuyên bị ngập lụt và có điều kiện vệ sinh kém, ảnh hưởng lớn tới môi trường, sức khỏe và Dự án Nâng cấp đô thị Việt Nam được triển khai nhằm hướng đến mục tiêu giúp các gia đình trong vùng dự án có nước sạch và hệ thống thoát nước, có điện và các dịch vụ vệ sinh.

Dự án đã biến 200 khu thu nhập thấp thành các cộng đồng năng động và tươi đẹp, làm thay đổi cuộc đời của hàng triệu người nghèo đô thị. Những con ngõ, con hẻm trước kia chật hẹp, bẩn thỉu, lầy lội giờ đã rộng rãi, sạch sẽ và an toàn hơn với mặt đường được nâng cấp. Xe cứu hỏa, cứu thương có thể vào tận nhà. Trẻ em có chỗ vui chơi và người dân có thể mở rộng buôn bán, kinh doanh.

Dự án đã mang lại lợi ích cho 7,5 triệu người, cung cấp 95.000 khoản vay nhỏ cho các gia đình thuộc nhóm 40% thu nhập thấp nhất trong xã hội. Dự án còn cải tạo, nâng cấp nhiều con đường, kênh, hồ, cầu, cống, mang lại lợi ích cho thêm 5 triệu người. Khoảng 500 km hệ thống thoát nước và 580 km đường đã được nâng cấp để tăng cường khả năng tiếp cận, giảm tình trạng ngập lụt và cải thiện điều kiện môi trường ở các cộng đồng nghèo. Gần 30 km kênh, rạch và 7,5 ha hồ đã được nạo vét và kết nối với hệ thống thoát nước. Hơn 800 mét cầu và 240 km đường xung quanh các khu vực cầu đã xây dựng hoặc nâng cấp giúp giảm ngập lụt, cải thiện tình hình giao thông và cảnh quan đô thị. Dự án cũng đã góp phần nâng cấp nhà trẻ, trường học, bệnh viện và nhà văn hóa ở các khu thu nhập thấp./.

WB tài trợ được triển khai trong phạm vi 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và Tp. Hồ Chí Minh. Dự án hiện đại hóa hệ thống Ngân hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn 2 (PSBM2) được WB tiếp tục tài trợ bằng nguồn vốn IDA với tổng số vốn cho vay 108 triệu USD trong phạm vi cả nước với thời gian thực hiện 2005-2011. Dự án đã hoàn thành vào tháng 06/2011. Các cơ quan triển khai dự án bao gồm Cục Công nghệ Thông tin của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và 4 ngân hàng tham gia (Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Ngân hàng Công Thương Việt Nam).

Dự án đã góp phần cải thiện đáng kể tốc độ cũng như uy tín của các giao dịch thanh toán liên ngân hàng tại Việt Nam, từ 2 tuần (năm 2005) giảm xuống còn 1 ngày (tháng 6/2011), với tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân (646%) các giao dịch tín dụng toàn quốc các ngân hàng tham gia dự án chỉ mất vài phút để xử lý các giao dịch chuyển tiền của khách hàng so với thời gian nhiều ngày trong năm 2004 và 2005. Việc quản lý khách hàng và quỹ tín dụng đã góp phần tăng cường năng lực quản lý rủi ro của các đối tượng trong dự án. Hiện nay, nhiều ngân hàng đã có thể cung cấp các dịch vụ ngân hàng trực tuyến tới khách hàng (159.00 khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến và 412.360 khách hàng đối thoại trực tiếp với ngân hàng về dịch vụ).

Dự án đã mang lại rất nhiều lợi ích kinh tế rõ nét đối với việc phát triển cơ sở hạ tầng ngành tài chính hiện đại, tiếp cận nguồn tín dụng và các phương thức vận hành của ngành ngân hàng được cải thiện. Đặc biệt , PSBM2 (2005-2011):

+ Đã cải thiện được khả năng dự đoán các luồng tiền trong nền kinh tế và năng lực quản lý tài chính của các thương nhân và hộ gia đình do các giao dịch thanh toán được xử lý theo thời gian thực hoặc trong vòng 1 ngày.

+ Đã cung cấp được các cơ chế để các tác nhân kinh tế tránh xa khỏi khu vực không chính thức.

+ Đã cung cấp các thông tin kịp thời cho Ngân hàng nhà nước Việt Nam để quản lý tính thanh khoản của thị trường và cho các ngân hàng để quản lý rủi ro.

+ Đã làm cho các ngân hàng có khả năng cung cấp các dịch vụ như Ngân hàng trực tuyến, dịch vụ khách hàng trọn gói, trung tâm hỗ trợ và chăm sóc khách hàng 24/7.

Có được những lợi ích này là nhờ: Mức tăng kết nối hệ thống thanh toán hàng năm đạt mức 98% (từ 49 trụ sở năm 2005 lên 97 trụ sở vào tháng 06 năm 2011). Mức tăng kết nối hệ thống vận hàng ngân hàng hàng năm đạt trên 100% (48 lần đối với ngân hàng lớn nhất của quốc gia trong mạng lưới chi nhánh). Tốc độ tăng trưởng giao dịch do hệ thống thanh toán xử lý hàng năm đạt trên 150% và tốc độ tăng trưởng theo cấp số

Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu.

Ngay sau khi thành lập, VDB đã tham gia tích cực vào các hoạt động của ADFIAP, cụ thể: năm 2006, VDB là quan sát viên tại Hội nghị thường niên 29 tại Colombo, Sri Lanka; năm 2007, VDB được kết nạp là thành viên chính thức tại Hội nghị thường niên 30 tại Hà Nội; từ năm 2012, VDB trở thành thành viên HĐQT Hiệp hội; năm 2015, VDB đăng cai tổ chức Hội nghị thường niên lần thứ 38 tại Nha Trang, Việt Nam.

Là thành viên của ADFIAP, VDB thường xuyên có các hoạt động hợp tác với Hiệp hội như: Tham gia các Hội nghị thường niên, các Hội thảo quốc tế, chủ trì các Hội thảo của ADFIAP tại Việt Nam, chủ trì Chương trình khảo sát tại Việt Nam và Chương trình hợp tác, khảo sát học tập ở tổ chức thành viên. Trong đó điển hình là việc chủ trì Hội thảo “quản trị và phát triển bền vững” tại Hà Nội (năm 2008); thực hiện Chương trình khảo sát SMEs tại Hà Nội (năm 2010); chủ trì “Hội thảo về thể chế hóa nghĩa vụ công dân của doanh nghiệp tại các tổ chức tài chính” tại Quảng Ninh (năm 2011); thực hiện Chương trình tham quan học tập các doanh nghiệp tài chính vi mô và phát triển cộng đồng tại Việt Nam (năm 2014)… ADFIAP được thành lập với mục đính thúc

đẩy phát triển bền vững thông qua tăng cường các thể chế và chức năng tài chính phát triển, nâng cao năng lực của các thành viên và nguồn nhân lực của mình và ủng hộ phát triển những cải tiến về tài chính. Thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài chính

phát triển của các thành viên, ADFIAP hướng tới một tương lai phát triển kinh tế, môi trường, xã hội bền vững và phát triển trong khu vực, với việc người dân chính là người thụ hưởng cuối cùng.

ADFIAP có trụ sở thường trực tại thành phố Makati, Metro Manila, Philippines. Ban đầu ADFIAP có 31 thành viên kí kết vào Điều lệ dưới sự bảo trợ của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) - một thành viên đặc biệt của Hiệp hội. Đến nay ADFIAP đã trở thành một tổ chức lớn với 131 thành viên đến từ 45 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. ADFIAP là tâm điểm của tất cả các ngân hàng phát triển và các tổ chức tài chính khác tham gia vào việc tài trợ phát triển trong khu vực. Nhiệm vụ của ADFIAP là để thúc

đẩy phát triển bền vững thông qua các thành viên. Sự phát triển bền vững của ADFIAP được thể hiện thông qua sự thỏa mãn nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại đến thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương lai trên 3 phương diện: kinh tế, sinh thái, xã hội. Phát triển chú ý đến hiệu suất kinh tế, hòa hợp sinh thái, công bằng xã hội - phát triển mọi mặt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu DS16_2015 (Trang 26 - 28)