Dự án cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn (VSNT) vùng Đồng bằng sông Hồng

Một phần của tài liệu DS16_2015 (Trang 40 - 42)

- kinh doanh, Công ty đã đạt mức sản lượng 57.027 tấn giấy/năm, vượt công suất thiết kế là 2.027 tấn Đặc biệt,

Dự án cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn (VSNT) vùng Đồng bằng sông Hồng

thôn (VSNT) vùng Đồng bằng sông Hồng vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) được triển khai Giai đoạn I (2006-2013). Tại tỉnh Nam Định, Dự án được triển khai tại 40 xã thuộc 8 huyện với tổng kinh phí 33,688 triệu USD, trong đó vốn WB: 30,189 triệu USD chiếm tỷ trọng 90% (vốn cấp phát: 17,451 triệu USD; vốn vay lại: 12,737 triệu USD); vốn đối ứng: 0,669 triệu USD (2%) và vốn cộng đồng: 2,83 triệu USD (8%).

Bài và ảNH: TrầN HoA CHi NHáNH vDB Kv NAM ĐịNH-Hà NAM

hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế. Tỷ lệ nước thất thoát được kiểm soát chặt chẽ và giảm dần qua từng năm. Khi dự án hoàn thành, Nam Định đã có 89.490 hộ gia đình được cung cấp nước sạch với khoảng 477.610 người dân hưởng lợi (đạt 207,65% so với mục tiêu ban đầu là 230.000 người). Khối lượng nước sử dụng bình quân một hộ gia đình là 8,8 m3; 153 công trình vệ sinh công cộng đã được xây dựng và đưa vào sử dụng (đạt 161%); 13.135 nhà tiêu hợp vệ sinh được đầu tư xây dựng, cải tạo, vượt xa so với mục tiêu đề ra là 2.500 công trình, góp phần đáng kể vào việc tăng cường độ phủ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường tại các xã trong khu vực; tỷ lệ hoàn trả khoản vay là 100%. Có 29/40 xã thực hiện thành công mô hình vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ, trong đó 28 xã đã thành lập và duy trì tốt hoạt động đội thu gom rác thải.

Thực hiện Hợp đồng tín dụng vay vốn ODA giữa Chi nhánh VDB Nam Định và Sở Tài chính tỉnh Nam Định, VDB đã giải ngân vốn cấp phát và vốn vay WB cho Dự án đúng tiến độ và đúng đối tượng. VDB đã phát huy được vai trò của ngân hàng phục vụ, kiểm soát chi chặt chẽ đảm bảo thủ tục, trình tự xây dựng cơ bản và các yêu cầu về quản lý nguồn vốn của WB, góp phần không nhỏ vào sự thành công của Dự án. Nhờ đó, trước thời điểm kết thúc Dự án vào ngày 30/6/2013, Dự án đã hoàn thành tất cả các mục tiêu phát triển đề ra. Các nhà máy nước thuộc các tiểu dự án lần lượt hoàn thành và được đưa vào sử dụng từ tháng 3/2008 đến tháng 7/2013. Dự án cũng đã hoàn thành quyết toán trong tháng 5/2014 theo đúng quy định với tổng vốn thực hiện hơ 679 tỷ đồng, trong đó vốn WB là 597 tỷ đồng (87,9%); vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh: 15 tỷ đồng (2,2%); vốn cộng đồng đóng góp: 67,3 tỷ đồng (9,9%). Dự án bắt đầu trả

nợ vay cho VDB từ năm 2013 và thực hiện đầy đủ các cam kết theo hợp đồng tín dụng, không có nợ quá hạn.

Đánh giá về hiệu quả của Dự án tại các xã thuộc huyện Nam Trực, ông Vũ Văn Thắng - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Nam Trực cho biết, đa phần người

dân nông thôn trong những năm đầu còn hạn chế sử dụng nước sạch (sử dụng những nguồn nước khác như nước giếng, nước mưa, nước sông, ao, hồ… chưa qua xử lý) để tiết kiệm chi phí. Do đó người dân thường bị các bệnh về mắt, tai mũi họng, tiêu hóa, bệnh ngoài da… Nguyên nhân các vấn đề về sức khỏe này chủ yếu liên quan tới nguồn nước sinh hoạt, thói quen vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường. Dần dần từ thực tế sử dụng nguồn nước sạch cùng những thông tin, tuyên truyền về lợi ích của nước sạch và vệ sinh môi trường đã giúp cho người dân từng bước thay đổi về nhận thức và hành vi. Việc sử dụng nước sạch và các công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và hiệu quả công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân, góp phần bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thay đổi bộ mặt nông thôn, đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới.

Theo báo cáo đánh giá thực hiện Dự án của Đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới (WB) trên địa bàn tỉnh Nam Định, Dự án đã được thực hiện với tiến độ tốt, đạt được những thành công lớn và mức độ hài lòng cao thông qua các kết quả được người hưởng lợi cung cấp. Thành công và những bài học kinh nghiệm quý báu đúc kết từ Dự án nước sạch và vệ sinh môi trường nông thông vùng Đồng bằng sông Hồng đã được đưa vào Chương trình dựa trên kết quả mới (PforR) mang tên: “Nước sạch và Vệ sinh Môi trường nông thôn dựa vào kết quả thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia”. Đây là cách tiếp cận kết nối trực tiếp nguồn tài trợ với kết quả, nhằm đảm bảo mang lại lợi ích cho đối tượng hưởng một cách hiệu quả hơn. Thành công của Dự án đã tạo sự tin tưởng cao để WB tiếp tục thực hiện các Chương trình PforR trong thời gian tới, tăng tỷ lệ tiếp cận với nước sạch và công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn ở 8 tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng./.

Nhà máy nước Nghĩa An huyện Nam Trực, Nam Định

Hệ thống bể lọc tự rửa Nhà máy nước Yên Lộc - huyện Ý Yên

Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Công ty đặc biệt chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch ngày càng lớn và tăng cường chất lượng dịch vụ cấp nước. Trong những năm qua, căn cứ vào nhu cầu sử dụng nước của nhân dân, Công ty đã không ngừng đầu tư mở rộng nhà

máy cũng như hệ thống đường ống để phục vụ nhân dân và tăng cường chống thất thu, thất thoát nước.

Năm 1998, Công ty được giao làm chủ đầu tư Dự án Cải tạo, mở rộng hệ thống cấp nước bờ trái sông Đà, thực hiện trong các năm 1998 - 2000. Dự án nhận được sự đầu tư tài trợ từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Pháp. Ngày 25/8/1998, Công ty đã ký Hợp đồng tín dụng vay vốn ODA với Tổng Cục đầu tư Phát triển (nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam). Qua 2 năm với 6 lần giải ngân, tổng số vốn vay của Công ty cho dự án này là 2,286 triệu USD và hơn 35 tỷ VNĐ.

Hệ thống cấp nước sạch của bờ trái sông Đà được sử dụng từ những năm 70, 80, thời kỳ xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình. Qua mấy chục năm đã xuống cấp, đa số tuyến đường ống đã cũ hỏng gây thất thoát nước nghiêm trọng. Mặt khác công trình xử lý nước không còn đảm bảo yêu cầu của công nghệ xử lý nước sạch. Bởi vậy việc thực hiện cải tạo, mở rộng hệ thống cấp nước là cần thiết trong thời điểm đó. Sau khi được sự hỗ trợ từ nguồn vốn ODA, sau hơn 2 năm thực hiện, công trình cải tạo mở rộng hệ thống cấp nước bờ trái sông Đà hoàn thành đã góp phần nâng công suất nước của Nhà máy từ 8.000 m3/ngày đêm lên 14.000 m3/ngày đêm và thay thế tuyến đường ống đã cũ nát được lắp đặt đã nhiều năm, đồng thời xây dựng khu xử lý nước sạch theo công nghệ hiện đại hơn. Từ khi đưa vào sử dụng đến nay, công trình luôn phát huy được hiệu quả, đảm bảo cung cấp nước sạch cho các hộ dân của bờ trái sông Đà nói riêng, của người dân thị xã Hòa Bình nói chung.

Bà Nguyễn Thị Hoa, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám

Một phần của tài liệu DS16_2015 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)