Quốc lộ 2E lào

Một phần của tài liệu DS16_2015 (Trang 33 - 34)

Dự án nâng cấp đường 2E có chiều dài 68,3 km do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quản lý cho vay vốn được khởi công từ ngày 26/3/2009, sau 4 năm thi công ngày 23/2/2013, tuyến đường được khánh thành và đưa vào sử dụng. Con đường hoàn thành giúp tăng lưu lượng xe từ 10- 15 xe/ngày đêm lên 100-150 xe/ngày đêm. Phó Thủ tướng Lào - Somsavat Lengsavad khẳng định: việc hoàn thành tuyến đường 2E với sự giúp đỡ của Việt Nam mang lại lợi ích thiết thực giúp cho các địa phương của phía Bắc của Lào có điều kiện phát triển kinh tế và tăng cường hợp tác, giao lưu với các địa phương của Việt Nam.

Tuyến đường 2E được xây dựng trên đoạn từ Cửa khẩu quốc tế Tây Trang tỉnh Điện Biên (Việt Nam) đến thị trấn Mường Khoa tỉnh Phongsaly (Lào) với tổng chiều dài 68,3 km gồm 3 cầu lớn, 7 cầu trung và nhỏ. Mặt đường được thiết kế với bề ngang 6m. Tổng mức đầu tư dự án 43 triệu USD, được đầu tư toàn bộ bằng nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ Việt Nam thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam (theo Hiệp định tín dụng VL-03 ký ngày 05/02/2009 thỏa thuận về việc cấp khoản tín dụng ưu đãi trị giá cho Chính phủ Lào).

Đây là tuyến đường chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của hai nước nói chung và hai tỉnh Phongsaly và Điện Biên nói riêng. Tuyến đường này trùng với tuyến đường Asian Highway 10 nối hai Thủ đô Viêng Chăn và Hà Nội và là cửa ngõ thông ra cảng Hải Phòng của vùng Bắc Lào. Việc cải tạo, nâng cấp tuyến đường 2E không chỉ mở ra tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh cực Đông Bắc Lào với các tỉnh Tây Bắc Việt Nam mà còn tạo sự kết nối đồng bộ hệ thống giao thông giữa hai nước Việt Nam - Lào, mở ra những cơ hội và điều kiện hết sức thuận lợi nhằm đẩy mạnh quan hệ hợp tác phát triển kinh tế, thương mại, du lịch giữa tỉnh Điện Biên với tỉnh Phongsaly nói riêng, giữa Điện Biên và các tỉnh Tây Bắc Việt Nam với các tỉnh Bắc Lào nói chung. Đây cũng là tuyến giao thông gắn với đường cao tốc nằm trong mạng đường bộ châu Á, kết nối trực tiếp thủ đô Viên Chăn với thủ đô Hà Nội và nhiều vùng kinh tế

trọng điểm của Việt Nam. Bên cạnh đó tuyến quốc lộ 2E đoạn từ Mường Khoa - Lào đi Tây Trang - Việt Nam còn là công trình tiêu biểu thể hiện tình hữu nghị, hợp tác đặc biệt giữa hai nước Việt Nam - Lào.

Về mặt kinh tế-xã hội, tuyến đường 2E được nâng cấp giúp thúc đẩy giao lưu hàng hóa, khách du lịch từ vùng Đông Bắc Thái Lan, Myanmar đặc biệt là Đông Bắc Lào vào Việt Nam qua cửa khẩu Tây Trang, đồng thời tạo đà phát triển kinh tế, xã hội vùng biên hai nước Việt- Lào như trồng cao su, nuôi cá, khai khoáng, sản xuất xi măng, chăn thả gia súc, thủy điện, xây dựng trường học, bệnh viện và các công trình phúc lợi khác. Đời sống kinh tế, xã hội của nhân dân quanh vùng dự án được nâng lên rõ rệt. Việc đưa tuyến đường 2E vào khai thác, một lần nữa khẳng định mối hợp tác hữu nghị, lâu bền giữa hai quốc gia Việt - Lào.

Bên cạnh Dự án nâng cấp đường 2E do Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện, tính đến nay đã có hàng ngàn km đường bộ trên đất nước Lào đã được các kỹ sư, công nhân Việt Nam và Lào trực tiếp thi công, nhiều con đường nối ra biên giới hai nước như đường 7B, 8B, 9B, 12, 18B, 6A, 6B… đã được xây dựng bằng nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ Việt Nam. Các cảng biển Việt Nam nằm trên những trục đường này như: Vũng Áng, Tiên Sa, Cửa Lò cũng được đầu tư và ưu tiên dành cho nước bạn Lào sử dụng. Đường hàng không Hà Nội - Louang Phrabang, Hà Nội - Vientiane - Tp. Hồ Chí Minh cũng hoạt động rất nhộn nhịp và thuận lợi, góp phần tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại, du lịch giữa hai nước.

Bên cạnh nguồn vốn oDA, Ngân hàng phát triển Việt Nam - Sở giao dịch I đã đầu tư bằng nguồn cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước để xây dựng trụ sở mới chính quyền thủ đô Viên chăn; Xây dựng 02 nhà máy thủy điện XEKAMAN1 và XEKAMAN3 tại lào với tổng mức đầu tư 11.700 tỷ đồng. các công trình đầu tư tại lào góp phần thắp sáng tình hữu nghị Việt-lào, củng cố, vun đắp mối quan hệ thủy chung bền vững và tốt đẹp giữa 2 dân tộc, thực hiện hiệp định hợp tác trao đổi năng lượng có tính chiến lược lâu dài giữa 2 nước, bổ sung thêm nguồn năng lượng thiếu hụt cho đất nước.

Thực hiện mục tiêu này, từ năm 2003, Quỹ Phà đã được thành lập nhằm cung cấp vốn tín dụng cho hoạt động đóng mới phà tại khu vực này. Chính phủ hai nước Đan Mạch và Việt Nam đã quyết định lựa chọn Quỹ Hỗ trợ phát triển (nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB) thực hiện nhiệm vụ quản lý và vận hành Quỹ Phà.

Sau khi dự án Phà kết thúc vào cuối năm 2005, Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội đã chuyển giao trách nhiệm và quyền hạn trong việc quản lý Quỹ Phà từ Bộ Ngoại giao Đan Mạch sang cho Bộ Tài chính Việt Nam. Tổng số tiền Quỹ Phà được giao là 168,9 tỷ đồng.

Bộ Tài chính đã ủy quyền cho VDB thực hiện cho vay đối với các công ty khai thác phà/bến phà từ Quỹ Phà với các điều kiện cụ thể sau:

- Mục tiêu cho vay gồm: Đóng mới phà; Cải tạo, nâng cấp phà và xây mới, cải tạo, nâng cấp các bến phà.

- Mức vốn cho vay từ Quỹ Phà tối đa là 70% tổng mức vốn đầu tư cho mỗi phà đóng mới hoặc mỗi bến phà.

- Thời hạn cho vay tối đa là 20 năm, trong đó thời gian ân hạn tối đa là 3 năm kể từ ngày rút vốn vay đầu tiên của mỗi phà. Lãi suất cho vay lại bằng 5,4%/năm trên số dư nợ.

Tính đến 31/5/2015, còn 5 dự án vay vốn Quỹ Phà do VDB quản lý, gồm: 03 Dự án đóng mới Phà Tự hành 100T, 200T, phà Ponton 500T; Dự án nâng cấp phương tiện phà An Giang của Công ty TNHH MTM Phà An Giang; Dự án Bến phà Đại Ngãi ở Sóc Trăng với tổng số vốn cam kết cho vay gần 105 tỷ đồng. Số vốn đã

giải ngân đạt gần 91 tỷ đồng, thu nợ gốc, lãi, phí 38,7 tỷ đồng. Trong đó, toàn bộ số thu nợ gốc và lãi từ các dự án đã được hạch toán bổ sung vào nguồn vốn của Quỹ Phà.

Quỹ Phà được thành lập là bước chuyển lớn từ hình thức đầu tư đóng phà bằng nguồn vốn chủ yếu do ngân sách cấp phát trước đây sang cho vay các dự án có hiệu quả, có nguồn thu để trả nợ và tạo thành một Quỹ quay vòng, tiếp tục hỗ trợ đầu tư phà/bến phà bằng các khoản vay với lãi suất ưu đãi, góp phần giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách nhà nước đồng thời nâng cao tính tự chủ của các Công ty phà.

Quỹ Phà đã hỗ trợ các Công ty trong việc đầu tư sử dụng công nghệ mới hiện đại, linh hoạt, điều khiển thuận tiện, tốc độ di chuyển cao, hoạt động được trong điều kiện thời tiết xấu, mức độ ô nhiễm thấp, phù hợp với các bến phà lớn, dòng chảy mạnh, thực sự mang ý nghĩa đầu tư phát triển nếu xét đến khía cạnh chất lượng dịch vụ, bảo vệ môi trường và đổi mới công nghệ phà.

Quỹ phà là một trong những Chương trình cho vay lại có mục tiêu đầu tiên mà VDB thực hiện. Việc thực hiện có hiệu quả Chương trình này ngoài việc mang lại các hiệu quả kinh tế, xã hội của Việt Nam còn góp phần nâng cao vị thế, uy tín và vai trò của VDB trong cộng đồng các nhà tài trợ, tạo ra bước đột phá trong công tác quản lý vốn nước ngoài, có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động, chức năng nhiệm vụ và tạo tiền đề xây dựng chiến lược phát triển lâu dài của hệ thống VDB./.

T.H

Một phần của tài liệu DS16_2015 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)