…Nỗi niềm day dứt

Một phần của tài liệu Hoiky_NguyenTrung (Trang 78 - 93)

II. Kẻ thất bại toàn diện

…Nỗi niềm day dứt

Xin nói thêm về tôi một chút.

Tôi không lựa chọn cho mình, song cuộc sống của nghề nghiệp ngoại giao rất sớm đặt tôi vào trong lòng sự cọ sát đối kháng quyết liệt giữa hai thế giới Đông – Tây, còn có một tên gọi khác là « cuộc đấu tranh ai thắng ai giữa hai con đường – Chủ Nghĩa Xã Hội và Chủ Nghĩa Đế Quốc?» - trong suốt bốn cuộc chiến tranh mất/còn vô cùng đẫm máu của đất nước để giành lại độc lập thống nhất, và cho đến khi phe xã hội chủ nghĩa sụp đổ.

Sau đó nghề nghiệp cũng gắn bó tôi với mọi bước đi của đất nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước thời bình.

Tôi có thể dám chắc, mong muốn của tôi mổ xẻ lịch sử như vậy đến từ những nỗi đau của đất nước và của họ hàng ruột thịt trong gia tộc của tôi, ngay trong gia đình tôi… mà tôi cảm nhận được trên da thịt mình suốt đường đời mình đã trải qua. Hầu như mong muốn này không đến từ hoài bão nào trong tôi cả – đành rằng làm sao ai sống mà không có hoài bão!? (Hoài bão của tôi nằm trong những mộng mơ chẳng bao giờ thành!)

Song cũng có thể nói, mong muốn này của tôi còn nảy sinh từ truyền thống yêu nước của chính gia đình và họ tộc mình.., yêu nước theo con đường định mệnh đã đặt chúng tôi vào… Trong khi đó, kể từ khi có vỹ tuyến 17, một nửa máu mủ họ hàng của chúng tôi ở bên kia cũng có những người định mệnh đặt họ vào con đường này hoặc con đường khác…

Riêng trong gia đình tôi, bố tôi đã có hai em tham gia cách mạng từ trước 1945... Hai chú của tôi đã trực tiếp tham gia chiến đấu bảo vệ thủ đô mãi đến tận tháng 3-1947 mới rút ra khỏi nội thành…

Thời kháng chiến chống Mỹ bố mẹ tôi có một con dâu, một con rể và ba con trai tại ngũ, trong đó bốn người cầm súng chiến đấu trên các chiến trường khác nhau của tổ quốc. Vợ tôi là người đã nhập ngũ ngay sau khi tốt nghiệp đại học của thời «3 sẵn sàng» năm 1965… Gia đình mẹ vợ tôi là cơ sở cách mạng của ta ở Hà Nội trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp… Kể lể ra như thế chỉ để nói chúng tôi sống có ý thức đối với đất nước trên con đường chúng tôi đi. Trước đây lâu lắm rồi, đôi lúc có dịp hàn huyên trong nhà, có mấy người là bậc chú bác, mấy người là anh em họ và bạn chí cốt, đôi lần tôi bị trì triết: …Trung ơi, người như mi sao ngu lâu thế!?.. Bố tôi nghe, chỉ cười không nói gì… Tôi cũng không biết trả lời thế nào. Ngồi nói chuyện với nhau như thế trong nhà, cứ 10 người thì đến 9 người cho rằng chẳng có ĐCS nắm quyền nào trên thế giới này có thể thay đổi được, nó chỉ có khả năng tự đổ vỡ hay bị đập tan!.. Họ cũng nghĩ như vậy về ĐCSVN, dù rằng đa phần trong số họ đều là đảng viên lâu năm! Các vị này bây giờ đi xa hết cả rồi, bỏ tôi lại một mình… Song đến hôm nay tôi vẫn chưa có câu trả lời dành cho câu hỏi về tôi của các vị!..

Nỗi đau trong tôi kinh niên lâu quá, có lẽ đã trở thành bản năng, nó gần như không cần biết đúng sai nữa!?..

Thú thật, sống giữa gia đình và họ hàng, ăn ngủ thở hàng ngày giữa lòng đất nước, thế nhưng cái bản năng như là “nghiệp” mà trong những lúc thất vọng chính tôi cũng không muốn ôm lấy nữa, không hiếm lúc làm cho tôi nhức buốt với cảm giác: Tôi như đang một mình lạc vào một sa mạc chưa từng biết đến, đơn độc và không hy vọng tìm được đường về - dù đang sống giữa những người thân của mình!..

Không dưới một lần tôi đã nói với anh em, con cháu, bạn bè mình, kể cả trong những lúc trà dư tửu hậu: Tôi chắc sẽ không có may mắn được chứng kiến đất nước thay đổi đâu! Thế hệ các chắt của tôi thì may ra có thể!

Nhưng vì là nỗi lo đã trở thành “bản năng”, nên tôi không bỏ được niềm tin: Tiền đồ của đất nước chỉ có thể nằm trên con đường thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược!12 Phải có dân trí và hòa hợp dân tộc để có sức mạnh hoàn thành… Cái bản năng niềm tin này đối với tôi vì thế nhiều khi như là nghiệp!

Trong những người ngồi nói chuyện với nhau trong nhà như vậy, có một ông anh của tôi cùng học thi với anh Việt Phương, cũng một dạng thông minh như vậy, nhưng con nhà giàu phố Hàng Bạc. Ông học trên anh Việt Phương một năm, nhưng sau đó anh Việt Phương đuổi kịp – không rõ vì ông đúp một năm hay anh Việt Phương nhảy cóc một năm. Học xong ông sống làm dân thường, ở lại Hà Nội không tham gia kháng chiến, tiếp tục là dân thường cho đến lúc về với tổ tiên. Ông anh này là con giai trưởng họ hàng thân thiết bên ngoại của gia đình tôi. Đôi lần ông nói với tôi:

- Anh chỉ là người Việt Nam, đối với anh thế là đủ rồi chú ạ!

Ông anh tôi giữ được những cốt cách như tôi thấy ở ông bà ngoại mình thời xưa, rất hiền lành của một nhà nho, mà tôi được coi như là một đứa cháu cưng… Nhưng không rõ truyền thống này bền được bao lâu. Ngay trước khi ông đi xa, con cháu ông đã thành các chi, các nhánh rất khác nhau, ở trong nước và ở nước ngoài hết cả rồi…

Một mẩu truyện tôi nhớ đến hôm nay, trong tuần lễ đầu tiên khi tôi về tiếp quản Hà Nội (10-10-1954): Người bên họ ngoại tôi gặp đầu tiên chính là ông anh trưởng bên họ ngoại này. Tôi còn nhớ, hôm ấy, ngay sau phần thăm hỏi họ hàng ra sao, ai còn ai mất, ai sống ở đâu đi đâu.., câu chuyện đi ngay vào «chính trị» - có lẽ vì nỗi lo của anh tôi đối với chế độ. Tôi ra sức bảo vệ chủ nghĩa xã hội, tìm đủ mọi thứ chứng minh Liên Xô tốt đẹp như thế nào và hơn đứt Mỹ. Liên Xô của tôi lúc bấy giờ chủ yếu là Liên Xô trong “Thép đã tôi thế đấy” của Nikolai A.Ostrovsky – tiểu thuyết Liên Xô đầu tiên tôi được “nghe” trong đời. Sự thể “nghe” tiểu thuyết là thế này: Hồi ấy, khoảng 1951, tôi được tham gia lớp huấn luyện chính trị cho các học sinh là hiệu đoàn trưởng, hiệu đoàn phó… các trường trung học toàn Liên khu Việt Bắc, tổ chức tại Đồng Hỷ - Thái Nguyên, lúc đó tôi là hiệu đoàn trưởng trường Trung học Yên Bái. Chương trình ngoại khóa của lớp là giới thiệu tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấy!”. Tại lớp học này, bọn tôi chỉ mong ngày chóng tối để được “nghe” tiểu thuyết quá hấp dẫn này. Cứ đến giờ, là bọn tôi tề tựu đủ mặt trong lán, ngồi chung quanh cái đèn dầu măng-sông sáng choang, người vừa đọc vừa kể truyện tùy đoạn là anh Cao Kiến

12 Tham khảo: Nguyễn Trung, “Phải sống”

Một là: Nhiệm vụ xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giầu mạnh, tự do, hạnh phúc, là thành viên có năng lực, được tin cậy và được tôn trọng trong cộng đồng quốc tế.

Hai là: Nhiệm vụ tạo ra sức mạnh, trí tuệ và bản lĩnh thực hiện được lẽ tất yếu đời đời là láng giềng của hòa bình, hữu nghị, hợp tác bình đẳng và cùng phát triển bên cạnh Trung Quốc, được Trung Quốc tôn trọng!

Thức (cùng lứa và công tác thanh vận với anh Nguyễn Lam - 1922-1990). Anh Thức giỏi tiếng Pháp, đọc thẳng bằng tiếng Việt từ truyện ra những phần hay nhất, nên ngồi nghe càng hấp dẫn. Hỏi thăm nhau, hóa ra anh Thức ở phố Hàng Bông, mẹ là chủ cửa hiệu bán hàng trang sức mỹ kim, mẹ anh Thức lại là bạn với mẹ tôi – con gái phố Hàng Bạc… Chuyện không may, khi lớp học bế mạc, anh Thức đột ngột lên cơn sốt rét ác tính. Ở giữa rừng sâu, thuốc chữa hồi đó duy nhất chỉ có kí-ninh uống hoặc tiêm. Chúng tôi thay nhau ôm chặt anh Thức những lúc anh lên cơn co giật mạnh, lúc dùng thìa cố cậy hai hàm răng anh nghiến chặt để đổ thuốc, đổ sữa… Nhưng bệnh tật đã cướp mất anh Thức của chúng tôi!..

Những năm gặp nhau sau này, kể cả đôi lần trước khi ông đi xa, ông anh trưởng bên họ ngoại của tôi thường mở đầu câu chuyện “Chủ nghĩa xã hội của chú Trung hôm nay thế nào?”, để nghe tôi kể tình hình thời sự đất nước. Rất ít khi ông mở đầu câu chuyện với câu hỏi: “Tình hình đất nước có gì mới không chú?”… Một hai lần ông buông lời bình: “Nó khác với chủ nghĩa xã hội lần đầu tiên chú kể cho tôi nghe năm nào, chú Trung nhỉ!”… Tôi chỉ biết cười trừ. Xót xa…

Kể lể ra như vậy, chỉ để nói lên: Nỗi day dứt trong tôi không phải là sản phẩm của bất kỳ một sự động dao, “diễn biến”, hay “tự diễn biến nào”! Nỗi day dứt này là một nhận thức tất yếu không thể khác được của một con người đã cùng với cả gia đình và họ tộc mình dấn thân trên con đường đất nước đã trải qua từ Cách Mạng Tháng Tám đến nay! Chính tôi đã trực tiếp sống trong bom đạn và tự thân mình cảm nhận bằng tất cả tâm hồn, ý thức và các giác quan thế nào là chiến tranh, là đau khổ mất mát… mà dân tộc ta đã phải chịu đựng… Tôi đã trải nghiệm và phân biệt được thế nào là đúng, thế nào là sai.., thế nào là bất công, là man rợ, là sự thật, là dối trá.., thế nào là công, thế nào là tội… đã xẩy ra trên đất nước ta suốt chặng đường này, nhất là trong 43 năm đầu tiên đất nước độc lập thống nhất…

Nói đơn giản, đi cùng với con đường gian khổ và đầy thương đau này của tổ quốc mình, tôi là người, chứ không phải là gỗ, càng không phải là một vật nuôi! Nói là tôi đau nỗi đau của dân tộc tôi và tổ quốc tôi… – sẽ hoàn toàn không sai. Nhưng như thế nghe đại ngôn quá! Tôi không dám tự nói cho mình như thế! Song tôi đủ can đảm dám nói: Tôi thực sự đau lòng về nỗi bất lực của mình. Tôi không làm sao nói lên được đúng tầm cái giá quá lớn dân tộc và tổ quốc chúng ta đã phải trả trong 2 thế kỷ này, nhất là từ năm 1930 đến nay, những gì nhất thiết phải tránh, những gì cha truyền con nối phải làm bằng được, những gì phải đặt vào cái đích chung của toàn dân tộc, để từ nay thế hệ này sang thế hệ khác quyết giành lấy và gìn giữ…

Nỗi đau nói trên khiến tôi cả quyết:

Chính khoảng lịch sử chưa đầy một thế kỷ này (1930 – 2018) sẽ quyết định tương lai của đất nước từ nay trở đi:

- Hoặc là dân tộc Việt Nam ta sẽ đổi đời được chính mình, làm cho đất nước sánh vai được cùng với thiên hạ;

- Hoặc là dân tộc Việt Nam ta sẽ vẫn mãi mãi bị cầm chân tiếp trong cái khoang đen chứa phế liệu của con tàu thế giới.., nước đã độc lập thống nhất – song vẫn là một quốc gia bị chiếm hữu!..13

tất cả tùy thuộc vào dân tộc Việt Nam ta hôm nay có hay không học được những gì phải học trong những thành / bại, những cái giá rất đắt đã phải trả, và những kinh nghiệm chính mình tích lũy được trong khoảng lịch sử này.

Tại đây tôi xin thú tội:

Đã có những đêm không ngủ, tôi muốn hét vào mặt ĐCSVN hôm nay, hét vào mặt từng người dân trong cả nước – trong đó có cả tôi: Đất nước bẩy tám thập kỷ nay bị bầm dập đến thế này, đã mấy chục năm độc lập thống nhất rồi mà vẫn không giúp được nhau khôn lớn lên, không quyết cùng nhau khôn ngoan lên, thì thân phận ruồi muỗi đất nước chúng ta đã phải trải qua và hôm nay lại đang lăm le phía trước cũng đáng thôi! Chẳng có định mệnh nào cả! Chỉ tại chính chúng ta mà thôi! Cái thế giới này thật vô cùng cùng ác nghiệt.., nhưng cũng sòng phẳng vô cùng!..

Không một ai trong trong cộng đồng nhân dân cả nước chúng ta có thể đổ lỗi cho người khác bên cạnh! Mỗi người trong cộng đồng nhân dân cả nước chúng ta – từ người có quyền lực cao nhất, đến cùng đinh hạng chót trắng trơn – đều có phần lỗi của riêng mình về thân phận đất nước hôm nay, quyền càng cao tội lỗi càng lớn! – tôi nghĩ như vậy, không ai thoát được!

Tôi cũng không dưới một lần đã nói và viết ra:

- Để đất nước mình như hôm nay, không một đảng viên ĐCSVN nào – trong đó có tôi – là vô can!

Cứ nhìn ra Biển Đông hôm nay đi, cứ nhìn vào những ngổn ngang be bét trong nước đi, mọi người sẽ thấy tất cả!

Xin đừng vội khép tôi vào tội ngạo mạn khi các bạn phải đọc những dòng chữ này. Tôi bị day dứt như vậy, và xin chia sẻ thực lòng như vậy!

Có thể tôi đúng hoặc sai! Tôi cho phép mình tự vượt lên trên mọi đúng và sai để bộc bạch nỗi lòng của mình như vậy!

Tôi vô cùng mong mỏi mỗi chúng ta nghiêm túc nhìn nhận lại tất cả! ***

Từ những gì tôi đã viết suốt gần 3 thập kỷ vừa qua (tôi không thể tổng kết lại được là bao nhiêu bài, có thể là vài trăm bài với hàng chục nghìn trang.., trên nhiều lĩnh vực trong cuộc sống đất nước), xin nêu ra vài nét khái quát dưới đây về đất nước trong suốt thời kỳ này, bắt đầu từ 30-04-1975.

Con đường đất nước trải qua từ sau 30-04-1975 đến nay có thể diễn tả như sau:

1. Thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong hòa bình nước ta chẳng những có muôn vàn khó khăn thời hậu chiến, mà còn phải đối mặt với biến cố thế giới nghiêm trọng là sự sụp đổ của hệ thống thế giới xã hội chủ nghĩa. Lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và ý thức hệ của nó vừa là mục tiêu chiến lược, vừa là hơi thở và là một động lực

quyết định của 4 cuộc kháng chiến. Thực tế này tự nó đã định hình hướng đi của đất nước ta trong thời bình như một khách quan tất yếu – trước hết với nghĩa không thể tránh được.

2. Tuy nhiên, sự nghiệp hồi sinh đất nước coi như bị thực tế diễn biến của đời sống quốc tế bứt ra khỏi quá trình vốn đã định hướng cho nó: ĐCSVN xây dựng CNXH trên đất nước độc lập thống nhất của mình trong bối cảnh cuộc đấu tranh «ai thắng ai?» thất bại đã nghiêng hẳn về phía CNXH. Trong tình hình này, đất nước ta có nhiều bỡ ngỡ, hẫng hụt mới không ngờ tới, đồng thời đứng trước nhiều khác biệt quá lớn

so với thế giới bên ngoài.

Có thể nói lãnh đạo đảng bất cập và bị choáng! – tôi nghĩ như vậy. Tất cả những gì đã xảy ra trên đất nước ta ngay từ ngày đầu tiên sau 30-04-1975 cho đến Hội nghị Thành Đô 3&4-09-1990 giải thích thực tế này.

3. Trong khi đó tư duy của đảng lãnh đạo và thượng tầng kiến trúc của đất nước độc lập thống nhất vốn hình thành trong suốt quá trình cách mạng này, nên tất yếu lạc hậu và không thể phù hợp với bối cảnh và xu thế phát triển của thế giới bên ngoài – nhất là trên 2 phương diện: (a )sự vận động không thể cưỡng lại của quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới, (b )quan hệ Việt Nam – Trung Quốc chẳng những không phải là «quan hệ đối ngoại XHCN» (thật ra chưa bao giờ như vậy), mà còn tích tụ ngày càng nhiều yếu tố đối kháng; trong khi đó kể từ sau hội nghị Thành Đô phía Việt Nam lại đi hẳn sang chiều hướng lấy sự đồng dạng ý thức hệ với TQ làm căn bản xây dựng quan hệ hai nước!

Một phần của tài liệu Hoiky_NguyenTrung (Trang 78 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)