Tìm xem: Martin Jacques, sách đã dẫn.

Một phần của tài liệu Hoiky_NguyenTrung (Trang 170 - 179)

IV. Nhìn nhận Trung Quốc hôm nay như thế nào?

47 Tìm xem: Martin Jacques, sách đã dẫn.

Trump tiếp tục mọi nỗ lực tìm cách hòa hõan với Nga, để tập trung đối phó với kẻ thù số 1 là TQ. Những bước đi khác thường của Trump tại summit Trump – Putin / Helsinki (16-07-2018) đang hứa hẹn xuất hiện xu thế này, TQ bối rối.

Mặt trận thứ nhất của Mỹ là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu – sự thật đây còn là chiến tranh tiền tệ / chính trị, và các cuộc đấu trí, đấu lực rất quyết liệt giữa hai bên. Trump tính toán đây là vấn đề cấp bách trực tiếp giảm thiệt hại kinh tế của Mỹ và đồng thời đánh thẳng vào chỗ yếu nhất của TQ. Trump tính toán Mỹ có khả năng ra nhiều đòn hơn và chịu đòn lâu hơn so với TQ. Đồng thời Trump xúc tiến những bước đi trên mặt trận thứ 2: Hoạt động quân sự quyết liệt hơn thời Obama – bao gồm cả trên Biển Đông, xúc tiến mở rộng hướng chiến lược Châu Á – Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, đối thoại trực tiếp với Kim Jong Un trong vấn đề vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.

Tuy ở Mỹ có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về các bước đi của Trump, song có thể nói chính giới Mỹ dù suy nghĩ khác nhau về biện pháp, song có sự nhận định nhất trí coi TQ trở thành kẻ thù số 1 và nguy hiểm nhất, có nhận thức chung phải đối phó quyết liệt với TQ trước khi quá muộn, có chung ý chí quyết bảo vệ vị thế số một của Mỹ.

Nhìn chung có thể dự báo: Về cơ bản Trung Quốc có thể thực hiện được

ở mức độ đáng kể những mục tiêu chiến lược đã đề ra cho tới 2030 – 2035 ngoại trừ trường hợp bất khả kháng như nổ ra chiến tranh thế giới III hoặc chiến tranh lớn trong khu vực. Song Mỹ hiện nay không khoanh tay chịu để cho tình huống này xảy ra. Trong khung thời gian này, nền kinh tế Trung Quốc có quy mô vượt Mỹ là hoàn toàn có thể, khoảng cách phát triển so với Mỹ thu hẹp nhanh.

Tuy nhiên Trung Quốc không thể trở thành kẻ dẫn dắt thế giới – trước hết vì bản chất sự phát triển của Trung quốc với tính cách là đế chế Trung Hoa trên đường phục hưng (1) tự nó không có đất cho khái niệm win-win, (2) không thể sáng tạo ra những giá trị làm nên quyền lực mềm theo nghĩa mang lại những ảnh hưởng tích cực của đế chế TQ đối với văn minh nhân loại, trong khi đó quyền lực mềm nó thực sự có được chỉ phù hợp với các thế lực phản động hoặc cặn bã của xã hội các quốc gia nó với tới được, (3) văn hóa đế chế Trung Quốc có quá nhiều khác biệt so với xu thế phát triển của văn minh nhân loại, một nguyên nhân cơ bản đã từng dẫn tới Trung Quốc đánh mất cả một thế kỷ kể từ cuộc chiến nha phiến I (1839 – 1842) cho đến khi CHDCNDTH ra đời 1949.

Nghĩa là, sự xuất hiện của đế chế Trung Hoa trên đường phục hưng đang đảy nhanh cục diện thế giới hiện nay đi vào thời kỳ có những rối loạn nóng bỏng quyết liệt chưa thể hình dung được (nghĩa là chưa từng có), song không thể dẫn tới Pax Sinica mà giấc mộng Trung Hoa mơ tưởng.

TQ có ưu thế lớn về sức mạnh uy hiếp tại chỗ, song về toàn cục vẫn yếu hơn Mỹ. TQ đang ra sức tận dụng thời cuộc hiện nay cho tăng cường thế chiến lược tại Biển Đông – vì thế rất nhức nhối cho các nước láng giềng. TQ làm mọi việc cố tạo nên “phe trục” đối phó với Mỹ, song vẫn tìm cách tránh đối đầu trực tiếp với Mỹ. Nội trị TQ thường trực những vấn đề lớn nan giải và trở thành những quy cơ đổ vỡ, vì thế càng phải siết bằng tăng cường tập quyền và đồng thời luôn hướng mọi mâu thuẫn ra bên ngoài dưới ngọn cờ của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc và giấc mộng Trung Hoa. Đây là điều nguy hiểm nhất đối với các nước nhỏ chung quanh. Song mặc dù như vậy, những quốc gia này – kể cả VN – đừng nên để cho thần hồn nát thần tính. Bởi vì với đại hội 19 của ĐCSTQ chủ nghĩa

tập quyền ở TQ hôm nay mang tên Tập Cận Bình đi vào giai đoạn cực đoan mới chưa từng có, đẩy những mâu thuẫn trong nội trị TQ lên nấc thang mới quyết liệt hơn nữa. Thực tế này cùng với những căng thẳng trong đối ngoại hiện nay, khiến TQ không thể tùy ý làm mưa làm gió, sự đoàn kết của các nước trong khu vực sẽ tạo ra sức đề kháng rất lớn đối với mọi ý đồ bá đạo của TQ. Sự dấn thân của các nước nhỏ lúc này có ý nghĩa rất lớn chẳng những có lợi ích trực tiếp đối với chính họ, mà còn có lợi rất lớn cho hòa bình và phát triển của toàn khu vực. Xin dành cho việc phân tích sâu tình hình và hệ quả mối quan hệ Trung Quốc – Mỹ và quan hệ bộ 3 Trung – Mỹ - Nga trên đấu trường quốc tế hiện nay cho một nơi khác (không thuộc phạm vi cuốn sách nhỏ này). Có thể dự báo đối đầu Mỹ - Trung sẽ là mặt trận nóng bỏng nhất trên trường quốc tế hiện nay. Chỉ xin lưu ý tại đây: quan hệ song phương Việt – Trung không là phải là mối quan hệ song phương đơn thuần của hai nước; nhất là vấn đề Việt Nam – bao gồm cả vấn đề Biển Đông – luôn luôn là một thành phần hữu cơ như một vật để đổi chác trong trò chơi quyền lực hoặc là giữa quan hệ tay đôi Trung Quốc – Mỹ, hoặc là giữa bộ ba Trung – Mỹ - Nga48.

Không thể nói khác: Từ nay đến một vài thập kỷ tới, Trung Quốc Tập Cận Bình quyết nắm lấy cục diện thế giới hiện tại như một cơ hội quyết định, dốc toàn lực cho sự phục hưng đế chế Trung Hoa với lọn nghĩa của nó: rất mác-xít đặc sắc TQ! Mục tiêu này là lẽ tồn tại của nó, song cũng chính mục tiêu này ngày nay thách thức cả thế giới và trở thành vấn đề của cả thế giới.

Thiết nghĩ, mọi nhận thức về Trung Quốc hôm nay theo cảm xúc, dù là bài hoa, hay khiếp nhược, hay thần phục chạy theo, cam chịu khuất phục.., đều không thể giúp ích gì. Đơn giản vì trong vòm trời văn hóa đế chế Trung Hoa không có khái niệm nước láng giềng hữu nghị, bình đẳng.., mà chỉ có nước triều cống, nước chư hầu, hôm nay có thể là nước triều cống thời hiện đại!..49 Người Việt chúng ta phải bổ sung thêm: Trong vòm trời văn hóa đế chế Trung Hoa còn có: Dạy cho bài học! Và: Liệu hồn!..

Có thể nhận xét ngay tại đây: Về đối ngoại, trên thế giới hôm nay Việt

Nam hầu như chỉ có những vấn đề nóng bỏng, nhiều mặt đã ở mức đối kháng – với quốc gia duy nhất là Trung Quốc. Tình hình phức tạp thêm bội phần vì Biển Đông đang trở thành nơi cọ sát trực tiếp Mỹ - Trung tiềm tàng mọi khả năng đụng độ lớn.

Bối cảnh trong / ngoài Việt Nam hôm nay phải đương đầu trong quan hệ Việt – Trung phức tạp hơn rất nhiều so với thời kỳ phải tiến hành kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ, bởi các lẽ:

(1) hiện nay Việt Nam không có đồng minh chiến lược với đúng nghĩa; thật ra VN có khả năng rất lớn tạo ra đồng minh chiến lược, nhưng lại không có một đường lối đối nội và đối ngoại đúng đắn trên cơ sở sức mạnh dân tộc, dân chủ, đoàn kết hòa hợp dân tộc để phát huy; do đó không thoát được thân phận thân cô thế cô, thân phận quốc gia leo dây. Trong khi đó áp lực trực tiếp tại chỗ của Trung Quốc là toàn diện và rất lớn, hầu như tập trung trước hết vào Việt Nam – vì (a)vị trí chiến lược của VN rất thiết yếu đối với chiến lược toàn cầu của TQ, và (b)có thể

48 Tham khảo thêm 3 kịch bản đặt ra cho VN lựa chọn trong cục diện quốc tế và khu vực hiện nay – trình bầy tại cuối Phần một trong Hồi ký này.

khai thác triệt để vấn đề ý thức hệ của ĐCSVN, TQ xem VN là đối tượng dễ nắn gân nhất – từ Thành Đô TQ đã biết chế độ chính trị của quốc gia này muốn dựa vào TQ để tồn tại, hôm nay TQ càng muốn phát huy quyền lực mềm ở VN để thúc đẩy xu thế này;

(2) vấn đề Việt Nam xuất hiện trong mọi tranh giành của trò chơi quyền lực giữa tay đôi Mỹ-Trung hoặc tay ba Mỹ-Trung-Nga – nguy cơ trở thành vật đổi chác là thường trực; trong khi đó hầu như các nền kinh tế lớn trên thế giới rất cần thị trường Trung Quốc;

(3) khó khăn lớn nhất: Việt Nam đang thiếu một nền nội trị mạnh toàn diện trên các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng để có cái bất biến ứng phó được cái vạn biến; lúc này cộng đồng dân tộc đang bị phân tán. Trong khi đó sự can thiệp của quyền lực mềm TQ và sự có mặt của TQ trong mọi lĩnh vực cuộc sống đất nước ta đã đạt tới mức độ nguy hiểm; sự cấm kỵ của chế độ chính trị - nhất là trên phương diện truyền thông – tránh né hoặc không cho dư luận đụng chạm tới vấn đề nhạy cảm này càng làm gia tăng tính chất nguy hiểm của vấn đề TQ đối với đất nước ta.

Dù bất tương xứng như thế nào trong so sánh lực lượng giữa ta và Trung Quốc, vấn đề của nước ta không phải là tỷ lệ quá nhỏ của ta về mọi mặt so với Trung Quốc, mà trước hết và nguy hiểm nhất của hôm nay là chưa có một đội ngũ tiên phong cầm quyền nhìn thấu cục diện trật tự quốc tế mới và có bản lĩnh xứng tầm dẫn dắt đất nước!

Hiển nhiên, đất nước đang cần một cuộc cải cách chính trị vỹ đại để thoát khỏi tình hình nguy hiểm nêu trên.

Trong lịch sử, chưa một lần Việt Nam chủ động đối đầu với Trung Quốc, hôm nay càng như thế. Trước sau vẫn tìm cách là láng giềng được tôn trọng của Trung Quốc, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Song trong lịch sử Việt Nam đã nhiều lần phải đối mặt với xâm lăng và lấn hiếp của Trung Quốc – và chưa bao giờ chịu khuất phục, cho dù luôn luôn phải rơi vào cảnh châu chấu đá voi!

Cũng trong lịch sử, Việt Nam không dưới một lần phải quyết đối mặt trước bạo cường Trung Quốc, với đại nghĩa làm nên ý chí một lòng của dân tộc – lần đầu tiên là Diên Hồng, và rõ ràng hòa bình – hữu nghị chỉ đến với Diên Hồng! Đại nghĩa ấy hôm nay là Việt Nam của một dân tộc tự do, cùng dấn thân với cả thế giới tiến bộ cho hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Có đại nghĩa như vậy, chúng ta sẽ có quyết sách mà đất nước đòi hỏi, sẽ có hữu nghị thật, hợp tác thật với Trung Quốc - hoặc là Trung Quốc sẽ chịu chấp nhận một Việt Nam hữu nghị thật, hợp tác thật như thế.

Bối cảnh đất nước hôm nay đặt ĐCSVN đứng trước thách thức lớn nhất kể từ khi thành lập: chịu trách nhiệm trước đất nước đứng ra tập hợp trí tuệ, tâm huyết và ý chí của cả nước, đoàn kết toàn dân tộc mở ra con đường đất nước phải đi trong cục diện trật tự quốc tế mới hôm nay.

ĐCSVN sẽ đáp ứng được thách thức này?

Nếu ĐCSVN không đáp ứng được thách thức này, chính nó sẽ trở thành lực cản mang tính đối kháng, đất nước sẽ rơi sâu thêm nữa vào con đường dẫn tới thân phận Bắc thuộc lần thứ hai, như lời cảnh báo năm xưa của cố Bộ trưởng

Nguyễn Cơ Thạch về hội nghị Thành Đô. Điều chắc chắn nhân dân cả nước sẽ không thể khoanh tay chịu chết chấp nhận!

Xin cho phép tôi tại đây lưu ý một đặc điểm quan trọng trong lịch sử 5 nghìn năm của TQ: Thôn tính lẫn nhau vừa là mối nguy, vừa là đòi hỏi tự thân để dần dần hình thành nên một TQ sau Tần Thủy Hoàng cho đến hôm nay. Cùng với thời gian hàng nghìn năm như vậy, đặc điểm lịch sử này tạo nên một sản phẩm văn hóa Trung Hoa sâu thẳm của quốc gia khổng lồ này kể từ sau Tần: Vì hình thành từ quá trình thôn tính lẫn nhau, nên nguy cơ quốc gia phân rã và tan rã là thường trực, do đó phải thường xuyên siết lại bằng mọi giá, một mặt để ngăn chặn nguy cơ phân rã, đồng thời mặt khác để tạo lực bành trướng hướng ngoại mở rộng không gian sinh tồn. Đặc điểm này chính là nguồn gốc sâu xa nhất của chủ nghĩa bành trướng đại Hán hôm nay. Về nhiều mặt, hiện nay TQ vẫn đang là mấy mảng lớn ghép lại, không thể là một thực thể đồng nhất. Chủ nghĩa dân tộc chauvinism TQ nước lớn và giấc mộng Trung Hoa hôm nay trở thành vũ khí quyết định, siết các "mảng" TQ này lại với nhau làm một, và lấy hướng ngoại thực hiện giấc mộng Trung Hoa làm động lực phát triển. Chính thực tế này đang làm cho TQ với tính cách là một nền kinh tế "không sạch" nhưng đã giành được quy mô thứ 2 thế giới đang muốn bành trướng tiếp nữa để tồn tại - vì không như thế tiếp, sẽ tan rã. Thực tế này cho thấy: Bản chất cốt lõi sự phát triển của TQ không phải dựa trên sáng tạo ra các giá trị mới, mà trước hếtdựa

trên tăng cường không ngừng khả năng thôn tính. Chính đặc tính phát triển

này của TQ đã khiến phương Tây thất vọng, làm cho TQ hôm nay trở thành vấn đề của cả thế giới, nhất là đối với các nước ngoại vi - trong đó trước hết là VN chúng ta!

Hàng ngàn năm nay sống bên cạnh một TQ như vậy, tổ tiên chúng ta đã lựa chọn, rõ nét nhất và trở thành minh triết Việt là từ Nguyễn Trãi: “Lấy đại nghĩa thắng hung tàn!”

Lịch sử đã chứng mình đó là sự lựa chọn đúng. Hơn bao giờ hết “đại nghĩa” này hôm nay đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện không chỉ bao hàm nội dung nâng cao phẩm chất con người và dân tộc mình theo kịp bước tiến của văn minh nhân loại, mà còn phải làm ra những giá trị chẳng những nâng cao phẩm chất của chính dân tộc mình, đồng thời còn thu phục được lòng người cả thế giới, qua đó tạo ra được sự hợp tác và hậu thuẫn lẫn nhau không một siêu quyền lực nào có thể khuất phục được - dù tên gọi của nó là giấc mộng

Trung Hoa. Đại nghĩa để làm nên những giá trị như thế phải trở thành lẽ

sống của mỗi người Việt chúng ta trong thế giới hôm nay và đồng thời là mục tiêu chiến lược đời đời của quốc gia. Cả nước phải giác ngộ những giá trị này, đứng lên tự giải phóng chính mỗi chúng ta để thực hiện, chẳng có “chủ nghĩa xã hội” nào thay thế được!

Song chế độ toàn trị hiện nay của đảng áp đặt lên đất nước chẳng những không đặt ra một mục tiêu chiến lược hàng đầu như thế cho đất nước để phát huy ý chí và sức mạnh cả nước thực hiện, mà còn đang nô dịch hóa dân tộc, bóp chết từ trong trứng những khát vọng, ước mơ hay những nỗ lực hướng vào mục tiêu giành lấy lẽ sống này! Có lẽ phải coi đây là sai lầm hay tội ác lớn nhất của chế độ toàn trị hiện nay, có phải như vậy không?! Nguyên do đầu tiên có thể là quyền lực nắm vận mệnh đất nước trong tay không có tư duy này, nên không thể ý thức được, không thể đề ra được một mục tiêu chiến lược hàng đầu và đời

đời như thế cho đất nước50. Sự tha hóa của chế độ toàn trị dần dần khiến nó ngày càng hành động ngược lại. Sự thật là tăng trưởng GDP hàng chục năm nay của nước ta không bao hàm được bao nhiêu những giá trị này, do đó chung cuộc

Một phần của tài liệu Hoiky_NguyenTrung (Trang 170 - 179)